Có thể thấy, kinh doanh là một hình thức có thể đem lại lợi nhuận cao chính vì thế có rất nhiều cá nhân đã lựa chọn bắt đầu sự nghiệp của mình bằng hình thức kinh doanh. Tuy nhiên khi bắt tay vào thực hiện kinh doanh có rất nhiều người đã băn khoăn không biết hoạt động kinh doanh của mình có cần phải đăng ký kinh doanh không theo quy định? Nếu cần thì thủ tục pháp lý cần phải thực hiện như thế nào? Cùng công ty Luật ACC tìm câu trả lời thông qua bài viết Mở cửa hàng nhỏ có cần đăng ký kinh doanh không? dưới đây.
1. Đăng ký kinh doanh là gì? Tại sao cần đăng ký kinh doanh?
Đăng ký kinh doanh có thể hiểu là sự ghi nhận hoạt động kinh doanh bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nhà nước về mặt pháp lý về sự ra đời của chủ thể kinh doanh nào.
Đăng kí kinh doanh chính là hoạt động của cá nhân hay tổ chức khi thực hiện hoạt động thương mại nào đó nhằm mục đích sinh lời. Nếu không nằm trong trường hợp cá nhân hoạt động thương mại không phải đăng kí kinh doanh thì sẽ bắt buộc phải thực hiện thủ tục đăng kí kinh doanh để được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh theo quy định, có thể hiểu đơn giản loại giấy phép này cũng như là tờ giấy khai sinh cho việc mở một mô hình kinh doanh và phải chịu sự quản lý của CQNN dựa trên những nội dung đã được ghi nhận trong giấy phép đăng kinh kinh doanh như : tên, địa chỉ, vốn, ngành nghề kinh doanh, người đại diện…
Vậy tại sao phải đăng ký kinh doanh?
Khi hoạt động kinh doanh hay buôn bán bất cứ một loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nào, thì người hoạt động kinh doanh sẽ cần tiến hành đăng ký kinh doanh tại CQNN có thẩm quyền. Cũng bởi việc đăng ký kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của các chủ thể kinh doanh. Cụ thể, khi thực hiện việc xin giấy phép kinh doanh thì chủ thể kinh doanh sẽ nhận được một số lợi ích như sau:
– Sự bảo đảm của nhà nước: Khi một chủ thể kinh doanh khi thực hiện ĐKKD tức là cơ sở kinh doanh của chủ thể đó sẽ tồn tại dưới dạng một tổ chức và được thành lập, hoạt động một cách hợp pháp theo quy định của pháp luật. Khi đó, bất kì một hoạt động kinh doanh nào của tổ chức này đều được hợp pháp hóa một cách công khai và minh bạch. Cũng tức là mọi quyền lợi của doanh nghiệp, quyền lợi của chủ hộ kinh doanh đều nhận được sự bảo hộ của pháp luật theo đúng quy định.
– Chiếm được lòng tin của khách hàng: Việc được CQNN có thẩm quyền thành lập hộ kinh doanh hoặc thành lập công ty và hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp theo quy định sẽ là bằng chứng về tính chịu trách nhiệm của đơn vị kinh doanh đó đối với khách hàng. Bất kì một hoạt động thương mại nào của cơ sở kinh doanh đó nếu có sự vi phạm đều phải chịu trách nhiệm trước CQNN và chịu trách nhiệm với khách hàng, điều đó sẽ giúp tạo được lòng tin của khách hàng đối với cơ sở kinh doanh đã được đăng ký kinh doanh hợp pháp.
– Tạo lòng tin đối với nhà đầu tư: Các chủ thể kinh doanh trong hoạt động kinh doanh đều phải tìm kiếm và phát triển thị trường của doanh nghiệp. Để làm được điều đó các chủ thể kinh doanh cần phải có một nguồn vốn nhất định. Các nhà đầu tư là những đối tượng mà các chủ thể kinh doanh, các công ty cũng như doanh nghiệp hướng đến để tăng nguồn vốn của doanh nghiệp mình. Điều đầu tiên, các nhà đầu tư quan tâm đến cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp đó là tư cách tiến hành các hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp. Và hoạt động kinh doanh hợp pháp chỉ xảy ra khi các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp đã thực hiện ĐKKD theo quy định của pháp luật.
– Tuân thủ pháp luật, tránh bị xử phạt: Việc các cơ cơ sở kinh doanh và các doanh nghiệp tiến hành việc đăng ký kinh doanh đồng nghĩa với việc doanh nghiệp, chủ hộ kinh doanh đó đang hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Từ đó sẽ tránh được việc xử phạt hành chính khi bị cơ quan quản lý có thẩm quyền thực hiện kiểm tra giấy phép kinh doanh.
>>>Ngoài ra, Để hiểu thêm về cách thay đổi giấy phép kinh doanh, mời Quý đọc giả xem thêm về bài viết: Thay đổi nội dung giấy phép kinh doanh cùng Công ty Luật ACC
2. Các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh?
Theo quy định tại Luật thương mại 2005: “Thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp chưa đăng ký kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật.”
Như vậy có thể hiểu rằng nếu không phải thương nhân thì sẽ không cần phải đăng ký kinh doanh.
Cụ thể, tại Nghị định số 39/2007/NĐ-CP có quy định về Cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh (sau đây gọi tắt là cá nhân hoạt động thương mại).
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP, cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một hoặc một số hay toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải ĐKKD theo quy định của pháp luật về ĐKKD và không gọi là thương nhân theo quy định của Luật thương mại 2005. Cụ thể những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại bao gồm sau đây:
(i) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
(ii) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
(iii) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
(iv) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
(v) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
(vi) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
Như vậy, nếu cá nhân hoạt động thương mại thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì sẽ không phải đăng ký kinh doanh.
Ngoài ra, theo khoản 2 điều 79 nghị định 01/2021/NĐ-CP cũng quy định về các đối tượng không cần đăng ký hộ kinh doanh như sau:
“Điều 79. Hộ kinh doanh
- Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trò trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.”
Như vậy nếu cá nhân thuộc các trường hợp nêu trên thì không phải tiến hành hoạt động ĐKKD, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành như: an ninh trật tự, an toàn thực phẩm, giữ vệ sinh môi trường hoặc tuân thủ quy hoạch của từng địa phương, đảm bảo trật tự đô thị khi tiến hành hoạt động kinh doanh tại địa điểm nào đó.
3. Mở cửa hàng có phải đăng ký kinh doanh không?
Để trả lời cho các câu hỏi: mở cửa hàng nhỏ có cần đăng ký kinh doanh; mở cửa hàng có cần giấy phép kinh doanh không; cửa hàng nhỏ lẻ có cần đăng ký kinh doanh,... sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Mở cửa hàng nhỏ sẽ là một trong những mô hình kinh doanh mang tính chất cá nhân, hộ gia đình hoạt động thương mại tự mình hoặc có thuê nhân công thực hiện một hoặc một số hoạt động hay toàn bộ hoạt động được pháp luật cho phép như mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ nhằm mục đích sinh lợi.
Tuy nhiên việc mở, cửa hàng nhỏ có phải đăng kí kinh doanh hay không thì cần phải dựa trên trên hai yếu tố như sau: Thứ nhất là dựa trên quy định của pháp luật, cụ thể là tại Nghị định 39/2007 NĐ-CP quy định về hoạt động thương mại một cách thường xuyên không phải đăng kí kinh doanh và thứ hai là dựa trên tính chất, quy mô của loại hình kinh doanh có thuộc một trong những trường hợp cá nhân hoạt động thương mại không phải đăng kí kinh doanh không theo Nghị định nêu trên hay không.
Như đã trình bày ở trên, Căn cứ vào Điều 3, Nghị định 39/2007/NĐ-CP để xác định những trường hợp cá nhân hoạt động thương mại không phải đăng kí kinh doanh. Những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại buôn bán hàng rong, mua bán những vật dụng nhỏ lẻ mang tính chất lặt vặt không có địa điểm cố định và hay di chuyển lưu động thì không phải đăng kí kinh doanh.
Hoặc là những địa điểm bán quà vặt, đồ ăn, đồ uống ta thường hay thấy ở trước vỉa vè, cổng trường học mà cứ vào giờ tan tầm người bán mang đến bán chủ yếu cho sinh viên học sinh, mặc dù có địa điểm bán cố định, có bầy bàn ghế ngồi nhưng trường hợp này cũng không phải đăng kí kinh doanh vì địa điểm bán ở đây là không phải một địa điểm được xây dựng có cơ sở cố định, kiên cố và người bán mang tính chất là mang hàng hóa từ một nơi khác đến bán rồi lại mang về cho nên những trường hợp này người bán không có xây dựng một địa điểm kinh doanh cố định để đặt biển hiệu và trực tiếp mua bán tại đó thì cũng không xác định được vấn đề tên, địa chỉ kinh doanh ở đây để đặt ra vấn đề đăng kí kinh doanh. Cho nên những trường hợp như thế này là những trường hợp cho phép không phải đăng kí kinh doanh.
Mở cửa hàng nhỏ là hình thức kinh doanh có xây dựng cơ sở kinh doanh cố định để đặt biển hiệu, tên cửa hàng và người bán trực tiếp trao đổi mua bán, thực hiện các hoạt động thương mại, dịch vụ ngay tại đó một các thường xuyên, ổn định thì bắt buộc phải đăng kí kinh doanh tại phòng đăng kí kinh doanh cấp Quận, huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh để được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, hộ kinh doanh phải kinh doanh đúng với ngành nghề đã đăng kí trên giấy phép đăng kí kinh doanh.
4. Mở cửa hàng không đăng ký kinh doanh có sao không?
Nếu mở cửa hàng không đăng ký kinh doanh sẽ được coi là vi phạm pháp luật, sẽ bị lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính theo Khoản 2, Điều 6, Nghị định 124/2015 NĐ-CP quy định xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với các hành vi kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có giấy chứng nhận đăng kí hộ kinh doanh theo quy định.
Hiện nay trên thực tế vẫn còn rất nhiều cá nhân mở những cửa hàng nhỏ như quán cà phê, cửa hàng ăn, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng kinh doanh quần áo không đăng kí kinh doanh bởi lẽ có nhiều người vẫn còn chưa biết hoặc chưa nắm rõ quy định của pháp luật nên không có thực hiện thủ tục đăng kí kinh doanh mà ở đây mọi người chỉ quan tâm đến việc tìm địa điểm thích hợp, giá cả, trang trí…cho cửa hàng của mình. Về phía CQNN vẫn chưa xem xét, xử lý hết những trường hợp vi phạm cho nên nhiều người vẫn kinh doanh mà không biết bản thân đang vi phạm.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về mở cửa hàng nhỏ có cần đăng ký kinh doanh không? Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ làm giấy phép kinh doanh cửa hàng nhỏ vui lòng liên hệ với chúng tôi.
5. Các câu hỏi thường gặp
Mở cửa hàng nhỏ có cần đăng ký kinh doanh hay không?
Theo nghị định 39/ 2017/ NĐ-CP về HĐ thương mại thì có một số trường hợp bạn không cần tiến hành đăng ký kinh doanh.
- Cụ thể theo nghị định này thì những trường hợp bạn mở tạp hóa nhỏ, lẻ, buôn bán hàng rong, trông giữ xe, cắt tóc, buôn bán đồ ăn vặt, đánh giày, bán vé số, chụp ảnh… mà không có địa điểm kinh doanh cố định thì không cần đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, bạn vẫn phải thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ về thuế và đảm bảo các điều kiện liên quan khác.
- Tuy nhiên, chỉ cần là cửa hàng kinh doanh không thuộc những trường hợp trên, thì đều cần thực hiện đăng ký kinh doanh. Như vậy mới được xem là hoạt động đúng quy định và không bị xử phạt hành chính.
Mở cửa hàng cần lưu ý những gì?
- Cần chuẩn bị hợp đồng thuê nhà hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng đất. Bởi vì đăng ký hộ kinh doanh có cần hợp đồng thuê nhà, hợp đồng thuê cửa hàng… đầy đủ, như vậy mới được cấp giấy phép.
Thuế phải trả bao gồm những gì?
Sau khi đi vào hoạt động kinh doanh, cửa hàng của bạn sẽ phải đóng đầy đủ những loại thuế sau nếu doanh thu cao hơn 100 triệu/ năm.
- Thuế giá trị gia tăng;
- Thuế thu nhập cá nhân;
- Thuế môn bài.
Công ty Luật ACC có dịch vụ mở cửa hàng nhỏ có cần đăng ký kinh doanh không?
- Với nhiều năm kinh nghiệm và hỗ trợ thành công rất nhiều khách hàng, Luật ACC tự hào dịch vụ tư vấn liên quan vấn đề mở cửa hàng nhỏ có cần đăng ký kinh doanh là dịch vụ hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng, nhanh chóng và tiết kiệm thời gian, chi phí.
✅ Đăng ký: | ⭕ Mở cửa hàng nhỏ |
✅ Dịch vụ: | ⭐ Trọn Gói - Tận Tâm |
✅ Zalo: | ⭕ 0846967979 |
✅ Hỗ trợ: | ⭐ Toàn quốc |
✅ Hotline: | ⭕ 1900.3330 |
Nội dung bài viết:
Bình luận