Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh cửa hàng nước Giải Khát

Kinh nghiệm mở cửa hàng bán nước giải khát như thế nào, trình tự thủ tục ra sao, đều được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây!

THIẾU HÌNH

I. Kinh nghiệm mở cửa hàng bán nước giải khát theo quy định của pháp luật hiện hành

Bán nước giải khái không còn là một khái niệm quá xa lạ đối với mọi người nữa mà đặc biệt là trong thời gian gần đây khi các quán nước vỉa hè mọc lên khá nhiều. Vậy để kinh doanh có hiệu quả, dưới đây là những kinh nghiệm chúng tôi tổng hợp được, bao gồm các yếu tố về vấn đề pháp lý, thủ tục và những lưu ý cho việc mở của hàng kinh doanh nước giải khát.

1. Cửa hàng bán nước giải khát được hiểu như thế nào?

Hiện nay chưa có một khái niệm cụ thể và rõ ràng nào về cửa hàng bán nước giải khát. Tuy nhiên, dựa vào thực tế cuộc sống, thì cửa hàng bán nước giải khát là một nghĩa rộng và có thể tồn tại dưới nhiều hình thức. Theo đó, ở trong bài viết này, cửa hàng bán nước giải khát có thể được hiểu như sau:

- Cửa hàng bán nước giải khát không cần phải đăng ký kinh doanh, bao gồm: Xe bán nước giải khát, bán nước giải khát vỉa hè, bán nước giải khát online, tủ bán nước giải khát,…

- Cửa hàng bán nước giải khát phải tiến hành đăng ký kinh doanh: Gồm cửa hàng bán buôn, bán lẻ nước giải khát (Áp dụng với mô hình có quy mô lớn hơn)

2. Quy định về mở cửa hàng bán nước giải khát không cần phải đăng ký kinh doanh

2.1 Đối tượng áp dụng

Theo Nghị định 39/2007/NĐ-CP Về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh, cá nhân mở cửa hàng bán nước giải khát là những cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được cho phép về mua bán nước giải khát nhằm mục đích sinh lợi, hoạt động được phép đó bao gồm:

- Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định

- Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ

Như vậy, với các cá nhân có nhu cầu buôn bán, mở cửa hàng bán nước giải khát, có vốn và có đủ những điều kiện thực tế thì được phép tiến hành hoạt động này.

2.2 Những lưu ý khi mở cửa hàng kinh doanh nước giải khát mà không cần phải đăng ký doanh nghiệp

Hoạt động mở của hàng phải tuân thủ những quy định về:

- Hàng hóa là nước giải khát: không được phép bán những mặt hàng nước giải khát bị cấm, hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ xuất xứ, hàng quá thời hạn sử dụng, hàng không bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Tr­ường hợp kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, cá nhân hoạt động th­ương mại phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan. Đồng thời cũng cần đảm bảo quy định về an toàn thực phẩm.

- Với cửa hàng vỉa hè, thì cần phải tuân thủ về địa chỉ bị cấm bán như: Khu vực thuộc các di tích lịch sử, văn hóa đã đ­ược xếp hạng, các tuyến đường bị cấm buôn bán, phần đ­ường bộ bao gồm lối ra vào khu chung c­ư hoặc khu tập thể; ngõ hẻm; vỉa hè, lòng đ­ường, lề đ­ường của đ­ường đô thị, đ­ường huyện, đường tỉnh và quốc lộ dành cho ng­ười và phương tiện tham gia giao thông, trừ các khu vực, tuyến đ­ường hoặc phần vỉa hè đ­ường bộ đ­ược cơ quan có thẩm quyền quy hoạch hoặc cho phép sử dụng tạm thời để thực hiện các hoạt động th­ương mại,…

- Tuân thủ về các vấn đề nghĩa vụ tài chính phát sinh như thuế, phí, lệ phí để tránh những rủi ro không đáng có

3. Quy định về việc mở một cửa hàng bán nước giải khát phải tiến hành đăng ký kinh doanh

3.1 Thế nào là cửa hàng bán nước giải khát phải tiến hành đăng ký kinh doanh

Đăng ký kinh doanh là việc cá nhân, tổ chức tiến hành đăng ký thông tin về hộ kinh doanh dự kiến thành lập với cơ quan đăng lý kinh doanh để hộ kinh doanh được phép hoạt động độc lập, hợp pháp, không trái quy định của pháp luật.

Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh. (Khoản 1 Điều 79 NĐ 01/2020/NĐ-CP)

Như vậy, từ những khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu hộ kinh doanh có thể được phép mở cửa hàng bán nước giải khát nhưng phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được cấp giấy chứng nhận là hộ kinh doanh. Trong trường hợp này, hộ kinh doanh cá thể là hợp lý nhất bởi căn cứ dựa trên quy mô và mặt hàng bán. Hộ kinh doanh cá thể là mô hình kinh doanh do 01 cá nhân, 01 nhóm người hoặc 01 hộ gia đình tiến hành đăng ký hoạt động kinh doanh tại một địa điểm nhất định và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các hoạt động của hộ kinh doanh.

Hộ gia đình sử dụng số lao động tối đa số lượng lao động là 10 người, nếu sử dụng trên 10 người thì bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp và tuân thủ quy định của pháp luật về Doanh nghiệp

3.2 Thủ tục đăng ký kinh doanh nước giải khát

Về hồ sơ cần chuẩn bị, bao gồm:

- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh theo mẫu Phụ lục III-1 Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT. Nội dung của đơn đề nghị bao gồm: tên, trụ sở của quán, số fax, số điện thoại liên lạc của quán giải khát; các ngành nghề, lĩnh vực giải khát mà quán tiến hành kinh doanh; số vốn kinh doanh và nguồn nhân lực, số lao động làm việc cho cửa hành kinh doanh nước giải khát đó.

- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh, gồm chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu hay thẻ căn cước công dân.

- Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh

- Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

- Các văn bản khác có liên quan

Về cơ quan có thẩm quyền thực hiện:

Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh mà cụ thể hiện nay được tiến hành bởi Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy Ban Nhân Dân quận, huyện

Về trình tự thực hiện:

Bước 1: Chủ cừa hàng mở nước giải khát tiến hành soạn hồ sơ, nộp hồ sơ mở quán tại UBND cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh của quán. Có thể ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ thay mình bằng văn bản ủy quyền có xác nhận của hai bên.

Bước 2: Phòng Tài chính – Kế hoạch xem xét, kiểm tra hồ sơ và tiến hành cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ khi đã nộp đủ lệ phí theo quy định.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).

Tham khảo thủ tục đăng ký giấy phép thành lập hộ kinh doanh tại ACC Group

3.3 Những lưu ý cơ bản khi tiến hành đăng ký hộ kinh doanh cửa hàng giải khát

Trước khi tiến hành đăng ký hộ kinh doanh cá thể thì có một số vấn đề sau mà các bạn cần phải lưu ý. Để tránh xảy ra sai sót, làm ảnh hưởng đến quá trình đăng ký và thành lập hộ kinh doanh.

Đặt tên hộ kinh doanh

- Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

+ Cụm từ “Hộ kinh doanh”

+ Tên riêng của hộ kinh doanh.

Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.

- Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.

- Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.

- Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện.

Về ngành, nghề kinh doanh của hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh muốn đăng ký kinh doanh ngành nghề nào thì phải thể hiện được ngành nghề đó trên tờ khai theo mẫu cho sẵn tại Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT. Trường hợp kinh doanh về nước giải khát thì phải đăng ký ngành nghề liên quan đến bán buôn, bán lẻ, phân phối nước giải khát trên thị trường.

Việc áp dụng những kinh nghiệm trên sẽ cho ra mô hình kinh doanh đồ uống độc đáo để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay. Tuy nhiên, lại cần đảm bảo cho đầu mối nước giải khát an toàn và có lợi để tránh những rủi ro trên thực tế. Các bạn có thể đăng ký các ngành nghề liên quan về bán buôn, bán lẻ các loại sản phẩm như: 4633, 4711,…

II. Sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC để có thể mở cửa /hàng bán nước giải khát hiệu quả và thu nhiều lợi nhuận

Như vậy việc mở cửa hàng bán nước giải khát sẽ được thực hiện dựa vào hình thức lựa chọn của cá nhân có nhu cầu. Dưới hình thức kinh doanh như tủ bán nước giải khát, xe bán nước giải khát lưu động hay kể cả đại lý bán sỉ nước giải khát cũng có thể áp dụng theo hướng dẫn trên để tuân thủ quy định pháp luật hiện hành.

Để không gặp khó khăn trong thủ tục pháp lý cũng như nhận được sự giúp đỡ chuyên nghiệp, tận tình thì có thể liên hệ ngay tới ACC Group. Với đội ngũ luật sư và chuyên viên dày dạn kinh nghiệm sẽ giúp các cửa hàng kinh doanh nước giải khát hoạt động hiệu quả và đúng với quy định của pháp luật.

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (864 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo