Mẫu giấy xác nhận của người làm chứng là một phần quan trọng trong quy trình tố tụng dân sự. Đây là văn bản chứng thực việc người làm chứng đã cung cấp thông tin, lời khai, hoặc giúp xác minh các tình tiết của vụ án. Trong bài viết này, hãy cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu về Mẫu văn bản xác nhận của người làm chứng có nội dung như thế nào nhé!

Mẫu văn bản xác nhận của người làm chứng
1. Người làm chứng là ai?
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.
Cụ thể, tại Điều 66 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định:
"1. Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.
Những người sau đây không được làm chứng:
a) Người bào chữa của người bị buộc tội;
b) Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn;
c) Người thân thích của người bị buộc tội, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng."
Như vậy, để được coi là người làm chứng, cần đáp ứng các điều kiện sau:
Phải là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án.
Được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.
Người làm chứng có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Cụ thể, tại Điều 67 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định:
"1. Quyền của người làm chứng bao gồm:
a) Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
b) Yêu cầu cơ quan triệu tập bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;
c) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc mình tham gia làm chứng;
d) Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của người làm chứng là:
a) Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
b) Trình bày trung thực những tình tiết mà mình biết;
c) Chịu trách nhiệm về lời khai của mình trước pháp luật;
d) Không được từ chối khai báo nếu không có lý do chính đáng."
Người làm chứng có vai trò quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Lời khai của người làm chứng có thể là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xác định sự thật của vụ án, đánh giá chứng cứ và ra quyết định tố tụng.
2. Mẫu văn bản xác nhận của người làm chứng
Mẫu số 03-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
TÒA ÁN NHÂN DÂN ..........(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
BIÊN BẢN
LẤY LỜI KHAI CỦA NGƯỜI LÀM CHỨNG
Hồi .…. giờ.…. phút ngày .…. tháng ….. năm
Tại:(2)
Chúng tôi:(3)
Tiến hành lấy lời khai của (4)
Địa chỉ:(5)
Là người làm chứng trong vụ án dân sự thụ lý số ……/TLST- (6)
Về việc(7)
Thẩm phán giải thích quyền, nghĩa vụ của người làm chứng và yêu cầu người làm chứng cam đoan về lời khai của mình.
Người làm chứng cam đoan khai báo trung thực những tình tiết mà mình biết được có liên quan đến việc giải quyết vụ án, (8)…………………..……khai:
(9)
Việc lấy lời khai kết thúc hồi….. giờ…phút cùng ngày.
………………(10) đã……………………………..(11), công nhận là biên bản ghi đúng lời khai của mình.
NGƯỜI KHAI (Ký tên, ghi rõ họ tên hoặc điểm chỉ) (12) |
THƯ KÝ TÒA ÁN GHI BIÊN BẢN (Ký tên, ghi rõ họ tên) |
THẨM PHÁN (Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu) |
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 03-DS:
(1) Ghi tên Tòa án tiến hành lấy lời khai; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví vụ: Tòa án nhân dân huyện X, tỉnh H); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội).
(2) Ghi địa điểm lấy lời khai.
(3) Tùy trường hợp mà ghi cụ thể. Nếu Thẩm phán lấy lời khai và tự mình ghi biên bản lấy lời khai thì ghi “Tôi là Nguyễn Văn A- Thẩm phán”; nếu Thẩm phán lấy lời khai và có Thư ký Tòa án ghi biên bản lất lời khai thì ghi “Chúng tôi: Nguyễn Văn A – Thẩm phán và Trần Thị B – Thư ký Tòa án”.
(4) và (5) Nếu là cá nhân thì ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú và nơi làm việc của người được lấy lời khai; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức và người đại diện của cơ quan, tổ chức đó. Cần lưu ý đối với cá nhân, thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Bà Trần Thị Q).
(6) Ghi số, năm, ký hiệu và ngày, tháng, năm thụ lý vụ án (ví dụ: Số: 30/2017/TLST-HNGĐ ngày 05 tháng 4 năm 2017).
(7) Ghi quan hệ tranh chấp.
(8) Ghi họ tên của người được lấy lời khai (ví dụ: Bà Trần Thị Q khai:).
(9) Ghi lời khai của người làm chứng.
(10) Chỉ ghi tên người làm chứng, tùy theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi tên (ví dụ: Bà Q).
(11) Tùy từng trường hợp mà ghi “tự đọc” hoặc “nghe đọc”.
(12) Trường hợp biên bản ghi lời khai được lập ngoài trụ sở Tòa án thì phải ghi rõ họ tên, chữ ký của người làm chứng (chứng kiến việc lấy lời khai) hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi lập biên bản; trường hợp lấy lời khai với sự có mặt của người đại diện hợp pháp của người khai theo quy định tại khoản 3 Điều 99 thì ghi rõ họ tên, chữ ký của người đại diện hợp pháp.
3. Hướng dẫn viết văn bản xác nhận của người làm chứng
Việc viết giấy xác nhận của người làm chứng là một phần quan trọng trong quá trình tố tụng dân sự. Đây là tài liệu chứng thực quan trọng, giúp xác nhận thông tin và lời khai của người làm chứng trong vụ án. Việc viết giấy xác nhận cần phải tuân theo một số quy tắc và nội dung cụ thể để đảm bảo tính hợp pháp của tài liệu này. Cách viết giấy xác nhận của người làm chứng, cụ thể như sau:
Mục “Kính gửi”: Ghi thông tin cơ quan có thẩm quyền nơi gửi đơn đề nghị mời người làm chứng
Mục “Tôi là” : Viết đầy đủ họ, tên đệm, tên theo giấy khai sinh/CMND/CCCD bằng chữ in hoa
Mục “Sinh ngày”: Xác định theo ngày, tháng, năm dương lịch và được ghi đầy đủ 02 chữ số cho ngày sinh, 02 chữ số cho các tháng sinh là tháng 01 và tháng 02, 04 chữ số cho năm sinh;
Mục “Số CMND” : Ghi đầy đủ số CMND
Hộ khẩu: Ghi theo thông tin theo sổ hộ khẩu. Trong trường hợp thay đổi địa chỉ thường trú phải ghi theo địa chỉ đã thay đổi
Hiện nay, tôi đang làm thủ tục
Tại phòng công chứng
Phần thông tin của người được mời làm chứng
Ông/bà: Ghi đầy đủ họ tên bằng chữ in hoa có dấu
Sinh ngày: Xác định theo ngày, tháng, năm dương lịch và được ghi đầy đủ 02 chữ số cho ngày sinh, 02 chữ số cho các tháng sinh là tháng 01 và tháng 02, 04 chữ số cho năm sinh;
Số CMND: Ghi đầy đủ số CMND
Hộ khẩu: Ghi theo thông tin theo sổ hộ khẩu. Trong trường hợp thay đổi địa chỉ thường trú phải ghi theo địa chỉ đã thay đổi
Xác nhận của người được làm chứng
Người làm đơn ký và ghi rõ họ tên
4. Câu hỏi thường gặp
Người làm chứng có được quyền từ chối làm chứng hay không?
Người làm chứng có quyền từ chối làm chứng nếu lời khai của họ liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình hoặc việc khai báo đó có ảnh hưởng xấu, bất lợi cho đương sự là người có quan hệ thân thích với mình.
Người làm chứng có được quyền yêu cầu được bảo vệ hay không?
Người làm chứng có quyền yêu cầu được bảo vệ nếu họ bị đe dọa, trù dập, trả thù.
Người làm chứng có được quyền hưởng thù lao hay không?
Người làm chứng có quyền hưởng thù lao nếu họ phải đi lại, lưu trú, ăn uống xa gia đình khi làm chứng.
Cơ quan nhà nước có những biện pháp gì để bảo vệ người làm chứng?
Khi có căn cứ xác định tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người làm chứng bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại do việc cung cấp chứng cứ, tài liệu, thông tin liên quan đến tội phạm thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng quyết định áp dụng những biện pháp sau đây để bảo vệ họ:
+ Bố trí lực lượng, tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và các phương tiện khác để canh gác, bảo vệ;
+ Hạn chế việc đi lại, tiếp xúc của người được bảo vệ để bảo đảm an toàn cho họ;
+ Giữ bí mật và yêu cầu người khác giữ bí mật các thông tin liên quan đến người được bảo vệ;
+ Di chuyển, giữ bí mật chỗ ở, nơi làm việc, học tập; thay đổi tung tích, lý lịch, đặc điểm nhân dạng của người được bảo vệ, nếu được họ đồng ý;
+ Răn đe, cảnh cáo, vô hiệu hóa các hành vi xâm hại người được bảo vệ; ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi xâm hại theo quy định của pháp luật;
+ Các biện pháp bảo vệ khác theo quy định của pháp luật.
Chứng cứ được thu thập, xác định từ những nguồn nào?
Chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn sau: Vật chứng; Lời khai, lời trình bày; Dữ liệu điện tử; Kết luận giám định, định giá tài sản; Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác; Các tài liệu, đồ vật khác.
Nội dung bài viết:
Bình luận