Nghị định 30 đã quy định chung về mẫu Thông báo. Công ty Luật ACC giới thiệu với bạn đọc về mẫu thông báo theo nghị định 30/2020/NĐ-CP.
Mẫu thông báo theo nghị định 30/2020/NĐ-CP
1. Thông báo là gì?
Theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP, văn bản hành chính gồm các loại văn bản sau:
Nghị quyết (cá biệt), quyết định (cá biệt), chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, bản ghi nhớ, bản thỏa thuận, giấy ủy quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, phiếu gửi, phiếu chuyển, phiếu báo, thư công.
Như vậy, thông báo là một loại văn bản hành chính, được sử dụng trong cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị khi cần thông báo về một nội dung, vấn đề tới một hoặc nhiều cá nhân, đơn vị.
2. Khi nào sử dụng mẫu Thông báo?
Mẫu Thông báo là một văn bản được sử dụng để truyền tải một nội dung nào đó đến các cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức để họ được biết và thực hiện.
Chẳng hạn, Thông báo tuyển dụng, Thông báo về việc tổ chức sự kiện, Thông báo gửi khách hàng; Thông báo tạm ngừng hoạt động của doanh nghiệp; Thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế...Trong Thông báo cần đề cập ngay vào nội dung cần thông tin mà không cần nêu lý do, căn cứ dài dòng. Vì thế, về cơ bản, mẫu Thông báo khá đơn giản, ai cũng có thể dễ dàng lập được.
3. Lưu ý gì khi lập mẫu Thông báo?
Khi soạn thảo mẫu thông báo thì nội dung thông báo là vấn đề quan trọng nhất. Tuy nhiên, người lập cũng cần lưu ý những nội dung sau:
– Về hình thức: Phần mở đầu nên ghi đầy đủ quốc hiệu và tiêu ngữ theo đúng mẫu quy định của văn bản hành chính thông thường. Tuy nhiên, cũng có thể chỉ cần ghi tên đơn vị ban hành Thông báo để người nhận nắm bắt được thông tin này;
– Cần có ngày tháng năm viết thông báo để người tiếp nhận dễ dàng nắm bắt được thời gian ban hành thông báo này; tên cơ quan ra thông báo;
– Nội dung Thông báo phải ghi rõ người nhận và tuân thủ thông báo này là ai là một cá nhân nào đó hay toàn thể cơ quan.
– Có thể đưa ra các căn cứ của Thông báo này như căn cứ vào lịch nghỉ tết của nhà nước hay căn cứ vào quyết định của Ban giám đốc công ty, căn cứ vào nhu cầu khả năng của doanh nghiệp, hay căn cứ vào văn bản pháp luật…
– Nội dung Thông báo cần được trình bày rõ ràng, đúng chính tả…
– Phần đại diện ký thông báo: không bắt buộc phải là thủ trưởng cơ quan, mà các trưởng phó phòng ban có trách nhiệm về các lĩnh vực trên như: phòng giáo vụ, đào tạo ở các trường, văn phòng hay phòng tổ chức, phòng hành chính… ở các cơ quan được quyền ký và trực tiếp thông báo dưới danh nghĩa thừa lệnh thủ trưởng cơ quan...
4. Mẫu thông báo theo nghị định 30/2020/NĐ-CP
Ghi chú:
1 Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).
2 Tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành văn bản.
3 Chữ viết tắt tên loại văn bản.
4 Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành văn bản.
5 Địa danh.
6 Tên loại văn bản
Mẫu này áp dụng chung đối với các hình thức văn bản hành chính có ghi tên loại gồm: chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, tờ trình, giấy ủy quyền, phiếu gửi, phiếu chuyển, phiếu báo.
7 Trích yếu nội dung văn bản.
8 Nội dung văn bản.
Phần nội dung của thông báo thường bao gồm:
- Kính gửi: - Căn cứ: ... - Nội dung thông báo ... - Trân trọng cảm ơn! |
9 Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo và số lượng bản lưu (nếu cần).
10 Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).
Nội dung bài viết:
Bình luận