Hiện nay, có một số trường hợp các chủ thể cần tìm hiểu về Mẫu sổ nhật ký chung. Để hiểu rõ thêm về loại biểu mẫu này, mời bạn đọc theo dõi bài viết về Mẫu sổ nhật ký chung theo Thông tư 133 cùng với ACC:
Mẫu sổ nhật ký chung theo Thông tư 133
1. Sổ nhật ký chung là gì?
Sổ Nhật ký chung được hiểu là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo trình tự thời gian đồng thời phản ánh theo quan hệ đối ứng tài khoản (Định khoản kế toán) để phục vụ việc ghi Sổ Cái. Số liệu ghi trên sổ Nhật ký chung sẽ được dùng làm căn cứ để ghi vào Sổ Cái.
2. Mẫu sổ nhật ký chung theo Thông tư 133/2016/TT-BTC
Đơn vị: …………………………..
Địa chỉ: …………………………... |
Mẫu số S03a-DNN (Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính) |
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Năm...
Đơn vị tính:…………..
Ngày, tháng ghi sổ | Chứng từ | Diễn giải | Đã ghi Sổ Cái | STT dòng | Số hiệu TK đối ứng | Số phát sinh | ||
Số hiệu | Ngày, tháng | Nợ | Có | |||||
A | B | C | D | E | G | H | 1 | 2 |
Số trang trước chuyển sang | ||||||||
|
||||||||
Cộng chuyển sang trang sau | x | x | x |
- Sổ này có .... trang, đánh số từ trang số 01 đến trang ...
- Ngày mở sổ:...
Người lập biểu (Ký, họ tên) |
Kế toán trưởng (Ký, họ tên) |
Ngày ... tháng ... năm ... Người đại diện theo pháp luật (Ký, họ tên, đóng dấu) |
Ghi chú: Đối với trường hợp thuê dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng thì phải ghi rõ số Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, tên đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán.
Bạn đọc có thể xem và tải biểu mẫu này tại đây: Phụ lục TT.133.2016_TT-BTC
3. Hướng dẫn cách lập Sổ nhật ký chung
Kết cấu sổ Nhật ký chung được quy định thống nhất theo mẫu ban hành trong chế độ này:
- Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.
- Cột B, C: Ghi số hiệu và ngày, tháng lập của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ.
- Cột D: Ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh của chứng từ kế toán.
- Cột E: Đánh dấu các nghiệp vụ ghi sổ Nhật ký chung đã được ghi vào Sổ Cái.
- Cột G: Ghi số thứ tự dòng của Nhật ký chung
- Cột H: Ghi số hiệu các tài khoản ghi Nợ, ghi Có theo định khoản kế toán các nghiệp vụ phát sinh. Tài khoản ghi Nợ được ghi trước, Tài khoản ghi Có được ghi sau, mỗi tài khoản được ghi một dòng riêng.
- Cột 1: Ghi số tiền phát sinh các Tài khoản ghi Nợ.
- Cột 2: Ghi số tiền phát sinh các Tài khoản ghi Có.
Cuối trang sổ, cộng số phát sinh lũy kế để chuyển sang trang sau. Đầu trang sổ, ghi số cộng trang trước chuyển sang.
Về nguyên tắc tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải ghi vào sổ Nhật ký chung. Tuy nhiên, trong trường hợp một hoặc một số đối tượng kế toán có số lượng phát sinh lớn, để đơn giản và giảm bớt khối lượng ghi Sổ Cái, doanh nghiệp có thể mở các sổ Nhật ký đặc biệt để ghi riêng các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến các đối tượng kế toán đó.
Các sổ Nhật ký đặc biệt là một phần của sổ Nhật ký chung nên phương pháp ghi chép tương tự như sổ Nhật ký chung. Song để tránh sự trùng lặp các nghiệp vụ đã ghi vào sổ Nhật ký đặc biệt thì không ghi vào sổ Nhật ký chung. Trường hợp này, căn cứ để ghi Sổ Cái là Sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt.
Xem thêm: Mẫu sổ cái theo Thông tư 133 (Cập nhật 2022)
4. Câu hỏi thường gặp
1. Sổ nhật ký chung dùng để làm gì?
Sổ nhật ký chung được dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo trình tự thời gian đồng thời phản ánh theo quan hệ đối ứng tài khoản nhằm mục đích phục vụ việc ghi Sổ Cái.
2. Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn, soạn thảo Sổ nhật ký chung không?
Với nhiều năm kinh nghiệm và hỗ trợ thành công rất nhiều khách hàng, Công ty Luật ACC tự hào dịch vụ tư vấn, soạn thảo Sổ nhật ký chung với dịch vụ hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng, nhanh chóng và tiết kiệm thời gian, chi phí.
3. Chi phí dịch vụ tư vấn, soạn thảo Sổ nhật ký chung của công ty Luật ACC là bao nhiêu?
Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Điều này sẽ được quy định rõ trong hợp đồng ký kết.
Xem thêm: Thông tư 133/2016/TT-BTC Hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa
Việc tìm hiểu về Mẫu sổ nhật ký chung sẽ giúp ích cho bạn đọc nắm thêm kiến thức về vấn đề này, đồng thời những vấn đề pháp lý xoay quanh nó cũng đã được chúng tôi trình bày như trên.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của ACC về Mẫu sổ nhật ký chung theo Thông tư 133 gửi đến quý bạn đọc để tham khảo. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc cần giải đáp, quý bạn đọc vui lòng truy cập trang web: https: accgroup.vn để được trao đổi, hướng dẫn cụ thể.
Nội dung bài viết:
Bình luận