Mẫu Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá được dùng để theo dõi chi tiết tình hình nhập, xuất và tồn kho cả về số lượng và giá trị của từng thứ nguyên liệu, vật liệu, dụng cụ, sản phẩm hàng hoá ở từng kho làm căn cứ đối chiếu với việc ghi chép của thủ kho.
1. Vật tư là gì?
Vật tư là các loại vật liệu quan trọng được dùng trong quy trình sản xuất, để tạo ra sản phẩm nhưng không trực tiếp cấu thành nên sản phẩm.
Vật tư có thể là vật liệu đã là thành phẩm hoặc bán thành phẩm như bao bì hoặc vật liệu làm bao bì, túi nilon, túi giấy hay thùng carton.
Vật tư được cấu thành từ hai từ "vật" và "tư". "Vật" để chỉ các vật liệu và "tư" trong "tư liệu sản xuất" chỉ các công cụ, dụng cụ và máy móc thi công công trình.
Vậy vật tư chính là bộ phận cơ bản trong xuyên suốt quá trình sản xuất gồm nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng và công cụ, dụng cụ, máy móc thiết bị.
2. Phân loại vật tư
Nhóm nguyên vật liệu
Nguyên liệu, vật liệu chính: là đối tượng lao động cấu thành trực tiếp nên sản phẩm hay các bộ phận chính của sản phẩm như xi măng, sắt thép trong xây dựng, vải trong may mặc…
Nguyên liệu, vật liệu phụ: cũng là đối tượng lao động nhưng chỉ phụ trợ trong sản xuất nhằm tăng chất lượng, hình dáng, màu sắc sản phẩm hoặc phục vụ quản lý sản xuất.
Nhiên liệu: gồm các loại như xăng dầu chạy máy, than củi, khí ga… được dùng với mục đích phục vụ cho công nghệ sản xuất.
Phụ tùng thay thế: là các chi tiết của phụ tùng, có tác dụng thay thế, sửa chữa máy móc trong thiết bị sản xuất và phương tiện vận chuyển.
Vật liệu lắp đặt trong công trình: gồm những vật liệu và thiết bị dùng để lắp đặt trong các công trình xây dựng cơ bản như điều hòa, máy phát, máy bơm, TV, máy chiếu…
Vật liệu khác: là những vật liệu còn lại được thu hồi từ thanh lý tài sản cố định, hay những nơi sản xuất kinh doanh như bao bì, vật đóng gói…
Phế liệu: loại vật liệu được tận dụng trong quá trình sản xuất, có thể sử dụng hoặc bán ra ngoài như phôi bào, vải vụn, trạc vữa, đề C, bao xi măng…
Nhóm công cụ dụng cụ
Công cụ, dụng cụ là các tư liệu tham gia vào sản xuất kinh doanh, nó bị bào mòn dần dẫn đến giảm tính năng sử dụng theo thời gian.
Các loại công cụ, dụng cụ thường được phân loại dựa theo phân bố chi phí, yêu cầu quản lý, mục đích sử dụng.... Nhưng người ta thường dựa vào phân bố chi phí để tiện việc hạch toán.
Dựa vào đó, công cụ, dụng cụ được chia thành 2 loại:
Loại phân bổ 100%: đây là loại phân bổ một lần, có thời gian sử dụng ngắn và giá trị nhỏ như cuốc, xẻng, búa, xe lôi, chổi quét, thiết bị bảo hộ lao động…
Loại phân bổ nhiều lần: Là loại có giá trị lớn và phân bổ đều dần như dàn giáo, cốp pha…
3. Công tác quản lý vật tư là gì?
Quản lý vật tư là một quy trình gồm việc lên kế hoạch và tính toán khả năng thực hiện chuỗi cung ứng.
Những người quản lý vật tư sẽ lên danh sách yêu cầu đặt vật tư, sau đó công ty sẽ đặt mua hoặc nhờ những bộ phận khác tìm nguồn cung ứng.
Chức năng của vị trí quản lý vật tư là xác định lượng nguyên liệu triển khai tại mỗi địa điểm, thiết lập kế hoạch bổ sung và xác định mức tồn kho, để đáp ứng kịp thời yêu cầu vật chất trong chuỗi cung ứng mở rộng.
Quản lý vật tư phải đảm bảo cung cấp nguyên liệu, mức tồn kho tối đa để phục vụ nhu cầu sản xuất như quản lý nguyên vật liệu, quản lý kiểm soát hàng tồn kho, phân tích kho, hoạch định vật liệu…
4. Mẫu sổ chi tiết vật tư theo thông tư 200/2014/TT-BTC
Đơn vị:……………………
Địa chỉ:………………….. |
Mẫu số S10-DN
(Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) |
SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ (sản phẩm, hàng hoá)
Năm......
Tài khoản:............Tên kho:..............
Tên, quy cách nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ (sản phẩm, hàng hoá)...........................................
Đơn vị tính:........................
Chứng từ | Diễn giải | Tài khoản đối ứng | Đơn giá | Nhập | Xuất | Tồn | Ghi chú | ||||
Số hiệu | Ngày, tháng | Số lượng | Thành tiền | Số lượng | Thành tiền | Số lượng | Thành tiiền | ||||
A | B | C | D | 1 | 2 | 3=1x2 | 4 | 5= (1x4) | 6 | 7= (1x6) | 8 |
Số dư đầu kỳ | |||||||||||
Cộng tháng | x | x |
- Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ...
- Ngày mở sổ: ...
Ngày..... tháng.... năm ....... | ||
Người ghi sổ
(Ký, họ tên) |
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) |
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu) |
5. Mục đích, căn cứ và phương pháp ghi sổ.
5.1. Mục đích:
Mẫu Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá dùng để theo dõi chi tiết tình hình nhập, xuất và tồn kho cả về số lượng và giá trị của từng thứ nguyên liệu, vật liệu, dụng cụ, sản phẩm hàng hoá ở từng kho làm căn cứ đối chiếu với việc ghi chép của thủ kho.
5.2. Căn cứ và phương pháp ghi sổ
Sổ này được mở theo từng tài khoản (Nguyên liệu, vật liệu; Công cụ, dụng cụ; Thành phẩm; Hàng hoá: 152, 153, 155, 156) theo từng kho và theo từng thứ vật liệu, dụng cụ, thành phẩm, hàng hoá.
Cột A, B: Ghi số hiệu, ngày, tháng của chứng từ nhập, xuất kho vật liệu, dụng cụ, thành phẩm, hàng hoá.
– Cột C: Ghi diễn giải nội dung của chứng từ dùng để ghi sổ.
– Cột D: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng.
– Cột 1: Ghi đơn giá (giá vốn) của 1 đơn vị vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá nhập, xuất kho.
– Cột 2: Ghi số lượng vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá nhập kho.
– Cột 3: Căn cứ vào hoá đơn, phiếu nhập kho ghi giá trị (số tiền) vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá nhập kho (Cột 3 = cột 1 x cột 2).
– Cột 4: Ghi số lượng sản phẩm, dụng cụ, vật liệu, hàng hoá xuất kho.
– Cột 5: Ghi giá trị vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá xuất kho (Cột 5 = cột 1 x Cột 4).
– Cột 6: Ghi số lượng vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá tồn kho.
– Cột 7: Ghi giá trị vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá tồn kho (Cột 7 = cột 1 x cột 6).
Nội dung bài viết:
Bình luận