Những người được bổ nhiệm thường là công chức hoặc viên chức. Khi quyết định bổ nhiệm thì phải đi kèm với mẫu quyết định bổ nhiệm chức vụ để làm bằng chứng xác nhận quyết định đó. Vì vậy mà rất cần tới mẫu quyết định bổ nhiệm chức vụ.Cùng ACC tìm bài viết 5+ mẫu quyết định bổ nhiệm nhân sự cho các chức vụ dưới đây

5+ mẫu quyết định bổ nhiệm nhân sự cho các chức vụ
1. Mẫu quyết định bổ nhiệm chức vụ là gì?
– Bổ nhiệm là việc giao cho một người giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước bằng quyết định của cá nhân hay của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bổ nhiệm là việc làm mang tính chất quyền lực nhà nước của người giữ chức vụ nhất định để góp phần kiện toàn và củng cố bộ máy nhà nước, đảm bảo cho bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu quả và hiệu lực trên thực tế.
– Mẫu quyết định bổ nhiệm chức vụ là mẫu với các nội dung và thông tin để bổ nhiệm chức vụ với các điều khoản liên quan về chức danh cho cá nhân đó.
Khi công ty bổ nhiệm, đề cử một cá nhân vào vị trí mới thì công ty sẽ phải ra quyết định về việc bổ nhiệm chức vụ. Mẫu quyết định bổ nhiệm chức vụ thường được sử dụng khi quyết định bổ nhiệm trưởng phòng, quyết định bổ nhiệm phó giám đốc, quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng…….
2. Mẫu quyết định bổ nhiệm nhân sự cho các chức vụ
2.1. Mẫu quyết định bổ nhiệm chức vụ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————-
QUYẾT ĐỊNH
(Về việc bổ nhiệm ……)
HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN CÔNG TY………
Căn cứ vào Luật doanh nghiệp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 26/11/2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ vào Điều lệ hoạt động của Công ty ……….;
Xét năng lực và phẩm chất của Ông …………
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Bổ nhiệm chức danh: …… Đối với ông/bà ………..
Ông/Bà: ……… Giới tính: …….
Sinh ngày: ……… Dân tộc: ……
Số chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân: …
Nơi cấp:………………………… Ngày cấp: ……
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú : .……
Nơi ở hiện tại : ………
Điều 2: Kể từ ngày được bổ nhiệm, Ông …….. có nghĩa vụ thực hiện các công việc được phân công, chịu trách nhiệm và báo cáo trước Trưởng Phòng, Giám đốc Trung tâm, và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định tại Điều lệ, quy chế của Công ty và các quy định pháp luật có liên quan.
Điều 3: Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký cho đến khi có Quyết định khác về việc này được ban hành. Ông ………… và các Phòng/Ban có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nơi nhận:
– Như điều 3 (để thực hiện)
– Lưu HCNS
TM. HỘI ĐÔNG THÀNH VIÊN
Chủ tịch HĐTV:
(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)
>>Tải Mẫu quyết định bổ nhiệm chức vụ Tại đây
2.2. Mẫu quyết định bổ nhiệm giám đốc
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…., ngày tháng năm 20…
QUYẾT ĐỊNH
V/v: Bổ nhiệm Giám đốc Công ty
__________________
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ/HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
CÔNG TY…..
– Căn cứ vào Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty…..;
– Căn cứ vào Biên bản họp Hội đồng Quản trị Công ty…….;
– Căn cứ vào yêu cầu hoạt động kinh doanh;
– Xét năng lực và phẩm chất cán bộ;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay bổ nhiệm:
Họ và tên: …. Giới tính:…….
Sinh ngày:….Dân tộc:Kinh……Quốc tịch: Việt Nam
CMTNN/Hộ chiếu số: ……do công an………cấp ngày: …
Nơi đăng ký HKTT:…
Chỗ ở hiện tại:……
Giữ chức vụ: Giám đốc
Điều 2: Quyền và nghĩa vụ:
Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty.
Giám đốc tổ chức điều hành hoạt động của Công ty theo quyết định của Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên Công ty và theo luật hiện hành.
Giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
1. Giám đốc Công ty có các quyền sau:
– Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên;
– Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty;
– Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công ty;
– Ban hành quy chế quản lý nội bộ Công ty;
– Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong Công ty trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên/hội đồng quản trị;
– Ký kết hợp đồng nhân danh Công ty;
– Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức Công ty;
– Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Hội đồng thành viên;
– Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý các khoản lỗ trong kinh doanh;
– Tuyển dụng lao động;
– Các quyền khác được quy định tại Điều lệ Công ty, tại Hợp đồng lao động mà Giám đốc ký với Công ty và theo quyết định của Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị.
2. Giám đốc có các nghĩa vụ sau đây:
– Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, mẫn cán vì lợi ích hợp pháp của Công ty.
– Không được lạm dụng địa vị và quyền hạn, sử dụng tài sản của Công ty để thu lợi riêng cho bản thân, cho người khác, không được tiết lộ bí mật của Công ty, trừ trường hợp được Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên chấp thuận;
– Khi Công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả thì phải thông báo tình hình tài chính của Công ty cho tất cả Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên Công ty và chủ nợ biết;
– Không được tăng tiền lương, không được trả tiền thưởng cho công nhân viên của Công ty, kể cả cho người quản lý;
– Phải chịu trách nhiệm cá nhân về thiệt hại xảy ra đối với chủ nợ do không thực hiện các nghĩa vụ quy định tại điểm này; kiến nghị biện pháp khắc phục khó khăn về tài chính của Công ty.
Điều 3: Ông ……. và những người liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Nơi nhận: T/M HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
– Như Điều 3 CHỦ TỊCH
– Lưu VP
>>Tải Mẫu quyết định bổ nhiệm giám đốc Tại đây
2.3. Mẫu quyết định bổ nhiệm trưởng phòng
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày tháng năm 20…
QUYẾT ĐỊNH
Về việc Bổ nhiệm trưởng phòng
____________________
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ/HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
CÔNG TY ……
– Căn cứ Luật Doanh nghiệp 2014;
– Căn cứ Điều lệ Công ty ………;
– Căn cứ yêu cầu tổ chức của công ty ……….;
– Xét trình độ khả năng của Ông/Bà.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Bổ nhiệm Ông/Bà …..
CMND số …..
Nơi cấp: …..Ngày cấp: …….
Địa chỉ thường trú …..
Giữ chức vụ trưởng phòng ………. công ty, phụ trách chuyên môn…..
Điều 2: Ông/Bà …….. có trách nhiệm báo cáo đầy đủ và chịu trách nhiệm cá nhân trước Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên về các hoạt động của mình theo quy định của công ty.
Điều 3: Quyết định bổ nhiệm này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Nơi nhận: T/M HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ/ HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
– Như điều 3 Chủ tịch
– Lưu: TCNS
>>Tải Mẫu quyết định bổ nhiệm trưởng phòng Tại đây
2.4. Mẫu quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – tự do – hạnh phúc
________________
……, ngày… tháng… năm…
QUYẾT ĐỊNH
Về việc Bổ nhiệm kế toán trưởng
_____________________
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ/HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
CÔNG TY ………
– Căn cứ Luật Doanh nghiệp 2014;
– Căn cứ Điều lệ Công ty ……….;
-Căn cứ yêu cầu tổ chức của công ty ……….;
– Xét trình độ khả năng của Ông/Bà.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Bổ nhiệm Ông/Bà …………
CMND số …….
Nơi cấp: ……….Ngày cấp: ………….
Địa chỉ thường trú ……….
Giữ chức vụ kế toán trưởng…………. công ty, phụ trách chuyên môn…………
Điều 2: Ông/Bà ………….. có trách nhiệm báo cáo đầy đủ và chịu trách nhiệm cá nhân trước Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên về các hoạt động của mình theo quy định của công ty.
Điều 3: Quyết định bổ nhiệm này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Nơi nhận: T/M HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ/ HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
– Như điều 3 Chủ tịch
– Lưu: TCNS
>>Tải Mẫu quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng Tại đây
2.5. Mẫu quyết định bổ nhiệm nhân sự:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – tự do – hạnh phúc
________________
……, ngày… tháng… năm…
QUYẾT ĐỊNH
Về việc bổ nhiệm nhân sự
____________
TỔNG GIÁM ĐỐC (GIÁM ĐỐC)
– Căn cứ Quyết định của….số…/QĐ – …ngày…tháng…năm….về việc thành lập…;
– Căn cứ Quyết định của….số…/QĐ – …ngày…tháng…năm….về việc………
– Xét nhu cầu công tác công và năng lực nhân sự;
– Xét đề nghị của Trưởng phòng Tổ chức – Nhân sự.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Bổ nhiệm Ông (Bà)……., giữ chức vụ………kể từ ngày…… tháng……năm……..
Điều 2 : Ông (Bà) được hưởng hệ số phụ cấp chức vụ………kể từ ngày….. tháng…..năm……
Điều 3: Ông (Bà) …….và trưởng các đơn vị trực thuộc có liên quan và chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nơi nhận: TỔNG GIÁM ĐỐC/GIÁM ĐỐC
– Như điều 3 (Ký tên, đóng dấu)
– Lưu: TCNS
Một số lưu ý khi soạn thảo các quyết định bổ nhiệm:
Thông tin đầy đủ, chính xác của người được bổ nhiệm;
Quyền và nghĩa vụ cụ thể của từng vị trí cụ thể;
>>Tải Mẫu quyết định bổ nhiệm nhân sự Tại đây
3. Một số quy định của pháp luật về bổ nhiệm chức vụ
Một số quy định của pháp luật về bổ nhiệm chức vụ bao gồm:
- Đối tượng bổ nhiệm: Người được bổ nhiệm chức vụ phải là công chức, viên chức hoặc người lao động trong các tổ chức, cá nhân khác.
- Thẩm quyền bổ nhiệm: Thẩm quyền bổ nhiệm chức vụ được quy định cụ thể trong từng văn bản pháp luật. Ví dụ, thẩm quyền bổ nhiệm cán bộ, công chức vào các chức vụ trong cơ quan nhà nước được quy định tại Điều 64 Luật cán bộ, công chức năm 2008.
- Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm: Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm chức vụ được quy định cụ thể trong từng văn bản pháp luật. Ví dụ, tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm cán bộ, công chức vào các chức vụ trong cơ quan nhà nước được quy định tại Điều 42 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
- Quy trình bổ nhiệm: Quy trình bổ nhiệm chức vụ được quy định cụ thể trong từng văn bản pháp luật. Ví dụ, quy trình bổ nhiệm cán bộ, công chức vào các chức vụ trong cơ quan nhà nước được quy định tại Điều 65 Luật cán bộ, công chức năm 2008.
Một số quy định cụ thể về bổ nhiệm chức vụ cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước bao gồm:
-
Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm: Theo Điều 42 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bao gồm:
- Bảo đảm tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn chức danh theo quy định của Đảng, Nhà nước và tiêu chuẩn cụ thể của chức vụ bổ nhiệm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và uy tín tốt.
- Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
- Có kinh nghiệm công tác trong ngành, lĩnh vực được bổ nhiệm từ đủ 05 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc), đối với chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp phòng trở lên; từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc), đối với chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp chuyên viên và tương đương.
- Phải được quy hoạch chức vụ lãnh đạo, quản lý nếu là nguồn nhân sự tại chỗ hoặc được quy hoạch chức vụ tương đương nếu là nguồn nhân sự từ nơi khác.
-
Thời hạn bổ nhiệm: Theo Điều 43 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, thời hạn bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với công chức là 05 năm, kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm.
-
Quy trình bổ nhiệm: Theo Điều 65 Luật cán bộ, công chức năm 2008, quy trình bổ nhiệm cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bao gồm các bước sau:
- Bước 1: Cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm thông báo kế hoạch bổ nhiệm cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị có công chức đủ tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm.
- Bước 2: Cơ quan, tổ chức, đơn vị có công chức đủ tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm tổ chức thực hiện quy trình lấy phiếu tín nhiệm đối với người được đề nghị bổ nhiệm.
- Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, quyết định bổ nhiệm.
Một số quy định của pháp luật về bổ nhiệm chức vụ
4. Quy định bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý
Quy định bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý được quy định tại Luật cán bộ, công chức năm 2008, Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Đối tượng bổ nhiệm
Người được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý phải là công chức, viên chức hoặc người lao động trong các tổ chức, cá nhân khác.
Thẩm quyền bổ nhiệm
Thẩm quyền bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý được quy định cụ thể tại Điều 64 Luật cán bộ, công chức năm 2008. Theo đó, thẩm quyền bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý được phân cấp như sau:
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc quyền quản lý của mình.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý thuộc quyền quản lý của mình.
Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm
Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý được quy định tại Điều 42 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Theo đó, tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bao gồm:
- Bảo đảm tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn chức danh theo quy định của Đảng, Nhà nước và tiêu chuẩn cụ thể của chức vụ bổ nhiệm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và uy tín tốt.
- Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
- Có kinh nghiệm công tác trong ngành, lĩnh vực được bổ nhiệm từ đủ 05 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc), đối với chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp phòng trở lên; từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc), đối với chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp chuyên viên và tương đương.
- Phải được quy hoạch chức vụ lãnh đạo, quản lý nếu là nguồn nhân sự tại chỗ hoặc được quy hoạch chức vụ tương đương nếu là nguồn nhân sự từ nơi khác.
Thời hạn bổ nhiệm
Thời hạn bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với công chức là 05 năm, kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm.
5. Câu hỏi thường gặp
- Q: Ai có thể được bổ nhiệm chức vụ?
A: Người được bổ nhiệm chức vụ phải là công chức, viên chức hoặc người lao động trong các tổ chức, cá nhân khác.
- Q: Thẩm quyền bổ nhiệm chức vụ thuộc về ai?
A: Thẩm quyền bổ nhiệm chức vụ được quy định cụ thể trong từng văn bản pháp luật. Ví dụ, thẩm quyền bổ nhiệm cán bộ, công chức vào các chức vụ trong cơ quan nhà nước được quy định tại Điều 64 Luật cán bộ, công chức năm 2008.
- Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm chức vụ là gì?
A: Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm chức vụ được quy định cụ thể trong từng văn bản pháp luật. Ví dụ, tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm cán bộ, công chức vào các chức vụ trong cơ quan nhà nước được quy định tại Điều 42 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
- Thời hạn bổ nhiệm chức vụ là bao lâu?
A: Thời hạn bổ nhiệm chức vụ đối với công chức là 05 năm, kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm.
- Quy trình bổ nhiệm chức vụ là gì?
A: Quy trình bổ nhiệm chức vụ được quy định cụ thể trong từng văn bản pháp luật. Ví dụ, quy trình bổ nhiệm cán bộ, công chức vào các chức vụ trong cơ quan nhà nước được quy định tại Điều 65 Luật cán bộ, công chức năm 2008.
Trên đây là tổng hợp các 5+ mẫu quyết định bổ nhiệm nhân sự cho các chức vụ thông dụng. Nếu có thắc mắc liên quan, bạn đọc vui lòng liên hệ với ACC để được hỗ trợ.
Nội dung bài viết:
Bình luận