Mẫu phiếu dự giờ cấp tiểu học theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT

Ngày 22 tháng 9 năm 2016 Bộ giáo dục và đào tạo ban hành Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014. Theo đó, Thông tư có quy định về mẫu phiếu dự giờ cấp tiểu học. Hãy cùng ACC tìm hiểu về phiếu dự giờ tiểu học theo Thông tư 22 nhé.

Mẫu phiếu dự giờ cấp tiểu học theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT
Mẫu phiếu dự giờ cấp tiểu học theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT

1. Mẫu phiếu dự giờ cấp tiểu học theo thông tư 22 là gì?

Phiếu đánh giá tiết dạy còn được gọi là phiếu dự giờ là mẫu giấy được quy định với mục đích đánh giá kỹ năng sư phạm của thầy cô hiện đang giảng dạy. Mẫu này giúp thầy cô đang giảng dạy biết được những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để khắc phục và nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

2. Mẫu phiếu đánh giá tiết dạy ở cấp tiểu học theo thông tư 22 (không có ứng dụng Công nghệ thông tin)

PHIẾU ĐÁNH GIÁ TIẾT DẠY

(Cấp tiểu học)

Họ tên người dạy:……………………………………………………………………...

Tên bài:………………………………………………………Tiết PPCT………………….

Môn:………………Lớp:……………Tiết thứ :……………..Ngày dạy:……………….........

Họ tên người cùng dự:………………………………………………………………………...

Diễn biến bài giảng

(Theo nội dung cần trao đổi)

Nhận xét

(Ưu, nhược điểm)

   
   
   

1. Nhận xét chung:

Các mặt Tiêu chí đánh giá Điểm tối đa Điểm đánh giá Nhận xét
Nội dung (6 điểm) 1. Xác định được vị trí, mục tiêu và kiến thức kĩ năng trọng tâm bài học. 2.5    
2. Học sinh đạt được các phẩm chất, năng lực trong bài học. 2.0    
3. Có tính cập nhật, liên hệ thực tiển thể hiện tính giáo dục. 1.5    
Phương pháp (10 điểm) 4. Tổ chức hoạt động học tập linh hoạt sáng tạo và phù hợp để đạt mục tiêu bài học. 2.5    
5. Các phương tiện dạy học sử dụng hợp lí, hiệu quả. 1.0    
6. Các nhiệm vụ giao cho học sinh đa dạng, có tính phân hoá cho đối tượng, kích thích sự sáng tạo của học. 2.0    
7. Học sinh tham gia học tập

* Chủ động, tích tực, tự giác, sáng tạo phù hợp với nhận thức từng đối tượng.

* Có sự tương tác, hợp tác.

3.0    
8. HS được tạo điều kiện liên hệ những kiến thức đã biết để phát hiện kiến thức mới, rèn luyện kĩ năng, vận dụng vào thực tế. 1.0    
9. Phân bố thời gian cho các hoạt động hợp lí. Đảm bảo thời gian quy định 0.5    
Đánh giá (4 điểm) 10. Tổ chức hoạt động đánh giá linh hoạt phù hợp, kết hợp đánh giá của GV và HS. 1.0    
11. HS có cơ hội tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. 1.0    
12. Đạt được mục tiêu bài học. 2.0    
Tổng cộng 20.0    
  Xếp loại      
 

NGƯỜI DẠY

(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày … tháng … năm …

NGƯỜI ĐÁNH GIÁ

(Ký, ghi rõ họ tên)

Cách xếp loại :

+ Loại giỏi: Điểm tổng cộng đạt từ 17-20 điểm, các yêu cầu 2,4,5,7,9, đạt điểm tối đa (Tổng cộng 9 điểm)

+ Loại khá: Điểm tổng cộng đạt từ 13-16,5 điểm, các yêu cầu 2,4,7 đạt điểm tối đa (tổng cộng 7,5 điểm)

+ Loại trung bình: Điểm tổng cộng đạt từ 10 -12,5 điểm, các yêu cầu 2 và 4 đạt điểm tối đa (tổng cộng 4,5 điểm)

+ Yếu, kém: (dưới 10 điểm)

PHẦN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ TIẾT HỌC

(Hội thi GVDG cấp trường, năm học ............)

Các lĩnh vực Tiêu chí Điểm

tối đa

Điểm đánh giá
I. Nội dung, kiến thức

(05 điểm)

1. Xác định mục tiêu đúng chuẩn kiến thức, kĩ năng của bài 1  
2.Giảng dạy kiến thức cơ bản, chính xác, có hệ thống; nội dung dạy học nhằm phát triển năng lực của HS 1  
3. Nội dung dạy học phù hợp với đối tượng học sinh 1  
4. Nội dung dạy học đảm bảo tính toàn diện 1  
5.Nội dung bài học gắn với thực tế đời sống 0,5  
6.Tác động đến mọi đối tượng HS, kể cả khuyết tật học hòa nhập, lớp ghép (nếu có) 0,5  
II. Phương pháp, kĩ năng sư phạm

(7 điểm)

1 .PP dạy học đúng đặc trưng bộ môn, đúng loại bài (lý thuyết, thực hành, luyện tập, ôn tập) 1  
2. Hình thức tổ chức dạy học phù hợp; chú trọng việc tổ chức cho HS tự học, trải nghiệm, phát hiện, thực hành, vận dụng vào thực tiễn. 2  
3. Phối hợp các phương pháp/kỹ thuật dạy học để phát huy tối đa hiệu quả dạy học; xử lý các tình huống sư phạm phù hợp với đối tượng và có tác dụng giáo dục. 2  
4. Khai thác, sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp có hiệu quả trong dạy học 1  
5. Phân bố thời gian, tiến trình tiết dạy hợp lý, nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả, phù hợp với thực tế lớp học. 0,5  
6. Tác phong sư phạm, chuẩn mực, gần gủi, luôn động viên, khích lệ học sinh hoàn thành nhiệm vụ. 0,5  
III.Đánh giá, hỗ trợ học sinh

(4 điểm)

1. Tổ chức tốt việc đánh giá thường xuyên. 1  
2. Tôn trọng , đối xử công bằng/ bình đẳng; quan tâm đến mọi đối tượng HS. 1  
3. Tổ chức để học sinh tự đánh giá, tham gia đánh giá; tạo cơ hội cho học sinh chia sẻ ý kiến. 1  
4. Kịp thời hướng dẫn, hỗ trợ HS trong các hoạt động. 0,5  
5. GV tập trung vào khó khăn, nhiệm vụ chưa hoàn thành của từng cá nhân/nhóm học sinh để hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá,... 0,5  
IV.Hiệu quả

(4 điểm)

1. HS nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản của bài học và biết vận dụng tốt; cơ bản hoàn thành nội dung tiết học 1,5  
2. HS tích cực tiếp thu bài học, hứng thú, tự tin, thoải mái trong các hoạt động 1,5  
3. HS biết phối hợp, làm việc cùng nhau trong các hoạt động nhóm/ lớp 1  
Tổng điểm 20  

Ý KIẾN CỦA GIÁM KHẢO

…………………………………………………………………………………………………………………

Cách xếp loại:

- Loại tốt: Điểm tổng cộng đạt từ 18- 20, trong đó tiêu chí II.2 phải đạt 2 điểm. Mỗi tiêu chí III.1; III.2; III.3 phải đạt 1 điểm.

- Loại khá: Điểm tổng cộng đạt từ 14- 17,5 ; trong đó tiêu chí II.2 phải đạt ít nhất 1,5 điểm. Mỗi tiêu chí III.1; III.2; III.3 phải đạt 1 điểm.

Tổng điểm: …….. Xếp loại:….. ….. ngày… / …./ ...........

  Giám khảo

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

Trên đây là mẫu phiếu dự giờ tiểu học theo thông tư 22.  Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý khách hàng còn thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website của Công ty Luật ACC.

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo