Mẫu đơn ly hôn viết tay 2019 và hướng dẫn cách viết

Thực tiễn không bắt buộc phải dùng mẫu đơn bán sẵn mà được nộp hồ sơ ly hôn bằng đăng ly hôn viết tay, tuy nhiên khi mua đơn ly hôn tại Tòa án các bạn có cơ hội đơn giản thủ tục ly hôn do đã làm đúng hướng dẫn của Tòa án. Nội dung đơn xin ly hôn được áp dụng đúng mẫu mới nhất theo nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP trong đó các Tòa án bổ sung thêm phần yêu cầu hòa giải tại trung tâm hòa giải tại Tòa án và một số yêu cầu chi tiết khác. Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu cho bạn một mẫu đơn ly hôn bằng cách viết tay, đó là Mẫu đơn ly hôn viết tay 2019 và hướng dẫn cách viết.

mau-don-ly-hon-viet-tay-va-huong-dan-cach-viet
Mẫu đơn ly hôn viết tay 2019 và hướng dẫn cách viết

1. Mẫu đơn ly hôn viết tay 2019

Mẫu đơn ly hôn viết tay 2019 là một hình thức đơn ly hôn được soạn thảo và nộp trực tiếp bằng tay, không sử dụng mẫu đơn chính thức. Theo quy định pháp luật, khi thực hiện thủ tục ly hôn, các bên có thể chọn viết đơn ly hôn tay nếu không có mẫu đơn sẵn có hoặc muốn trình bày thông tin một cách chi tiết hơn. Đơn ly hôn viết tay cần phải bao gồm các thông tin cơ bản như họ tên, địa chỉ, lý do ly hôn, yêu cầu về quyền nuôi con, phân chia tài sản và các vấn đề khác liên quan. Mặc dù đơn viết tay có thể được chấp nhận, nó phải đáp ứng các yêu cầu về nội dung và hình thức do pháp luật quy định, đảm bảo tính hợp lệ và đầy đủ thông tin cần thiết cho tòa án trong việc xét xử vụ án ly hôn.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……, ngày      tháng      năm 2019

ĐƠN KHỞI KIỆN LY HÔN

Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN ………………………………………………………

Họ và tên (Vợ hoặc chồng):   ………………………..năm sinh………………………

CMND (Hộ chiếu) số:……………..ngày và nơi cấp………………………………….

Hộ khẩu thường trú……………………………………………………………………..

Hiện cư trú:…………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………

Số điện thoại:………………………………………………………………………….

Họ và tên (Vợ hoặc chồng): …………………………… năm sinh:………………….

CMND (Hộ chiếu) số: ………………: ngày và nơi cấp……………………………..

Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………..………………

Hiện cư trú: …………………………………………………...;;……………………….

Số điện thoại: ………………………………………………..…………………………

Trình bày lý do …………………………………………………………………………..

* Về con chung ……………………………………………………..............……………

* Về tài sản chung  ……………………………………………………….....…………..

* Về nhà ở chung  ……………………………………….....……………………………

* Về nợ  chung  ………………………………………………………………….………

*Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện gồm:

  • Bản gốc giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
  • Bản sao công chứng CMND, hộ khẩu của nguyên đơn nếu là ly hôn đơn phương; Bản sao công chứng CMND, hộ khẩu của hai vợ chồng nếu là ly hôn đồng thuận.
  • Bản sao giấy khai sinh của các con.
  • Xác nhận lý do ly hôn nếu thực hiện thủ tục thuận tình ly hôn.

Xác nhận nơi cư trú của bị đơn nếu thực hiện thủ tục đơn phương xin ly hôn.

                                                                                                     NGƯỜI VIẾT ĐƠN

                                                                                                     (Ký, ghi rõ họ tên)

2. Hướng dẫn cách viết

Nội dung mẫu đơn xin ly hôn: Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì đối với phần nội dung đơn xin ly hôn, người viết đơn có quyền ghi nhận lại toàn bộ thời gian cũng như quá trình chung sống giữa hai vợ chồng ví dụ: Tại sao hai vợ chồng xin ly hôn? Mâu thuẫn phát sinh do đâu? Đã ly thân hay chưa? Bao lâu không sống chung?

  • Phần tài sản chung: Nếu có tài sản chung thì ghi thông tin về tài sản, giá trị thực tế, những đề nghị phân chia, Nếu không có tài sản chung ghi không có. Hoặc người viết đơn có thể ghi tài sản chung do hai bên tự nguyện thỏa thuận nên không yêu cầu tòa án phân chia
  • Phần con chung: Nếu đã có con chung thì ghi đầy đủ thông tin các con chung, nguyện vọng và để nghị nuôi con…. Nếu không có con chung ghi chưa có. Nếu hai vợ chồng không thỏa thuận được việc nuôi con thì ghi: Hai bên không thỏa thuận được quyền nuôi con nên đề nghị tòa án căn cứ theo những quy định pháp lý hiện hành và phân chia quyền nuôi con và quyền cấp dưỡng theo đúng quy định của pháp luật.
  • Phần nợ chung: Nếu giữa hai vợ chồng có nợ chung thì phải ghi cụ thể số nợ, và đề nghị phân nghĩa vụ trả nợ trong mẫu đơn xin ly hôn. Nếu không có nợ chung thì ghi không có… Hoặc ghi phần nợ chung sẽ do hai bên tự nguyện thỏa thuận không yêu cầu tòa án phân chia.

>> Mời các bạn tham khảo thêm thông tin liên quan tại Mẫu đơn ly hôn thuận tình viết tay cập nhật mới nhất

3. Mẫu đơn ly hôn viết tay cần những giấy tờ kèm theo nào?

Mẫu đơn ly hôn viết tay cần kèm theo các giấy tờ sau để đảm bảo hồ sơ đầy đủ và hợp lệ:

  • Bản sao chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc hộ chiếu của cả hai vợ chồng (có chứng thực).
  • Bản sao giấy chứng nhận kết hôn (có chứng thực).
  • Bản sao giấy khai sinh của các con (nếu có con chung, có chứng thực).
  • Bản sao sổ hộ khẩu của hai vợ chồng (có chứng thực).
  • Giấy tờ chứng minh tài sản chung: Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đất, sổ tiết kiệm, chứng từ ngân hàng, giấy tờ xe, và các giấy tờ liên quan đến tài sản khác (có chứng thực).
  • Giấy tờ chứng minh thu nhập: Bảng lương, hợp đồng lao động, hoặc giấy tờ khác liên quan đến thu nhập của hai bên.
  • Các giấy tờ liên quan đến nợ chung: Hợp đồng vay, giấy nợ, biên lai thanh toán, hoặc các giấy tờ khác liên quan.
  • Giấy xác nhận nơi cư trú hiện tại của hai vợ chồng (có thể yêu cầu tại cơ quan công an phường/xã nơi cư trú).
  • Giấy tờ chứng minh điều kiện nuôi con: Nếu có tranh chấp về quyền nuôi con, cần cung cấp thêm giấy tờ chứng minh điều kiện nuôi dưỡng như giấy xác nhận công việc, thu nhập, nơi ở, và các điều kiện khác.

Lưu ý rằng các bản sao này cần được công chứng hoặc chứng thực để đảm bảo tính pháp lý. Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên, người làm đơn có thể nộp hồ sơ tại tòa án nhân dân cấp huyện/quận nơi một trong hai bên cư trú để được xem xét và giải quyết.

>> Đọc bài viết Mẫu đơn ly hôn viết tay có được chấp nhận không? để biết thêm thông tin liên quan

4. Quy trình thủ tục ly hôn theo quy định của Tòa án

quy-trinh-thu-tuc-ly-hon-theo-quy-dinh-cua-toa-an
Quy trình thủ tục ly hôn theo quy định của Tòa án

Bước 1: Vợ hoặc chồng nộp hồ sơ ly hôn tại Tòa án nhân dân;

Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu ly hôn quy định cụ thể như sau:

(i) Tòa án thụ lý hồ sơ đối với trường hợp thuận tình:

Trường hợp ly hôn thuận tình, hai vợ chồng có thể thỏa thuận đến Tòa án cấp quận/huyện nơi cư trú (đăng ký thường trú) của vợ hoặc của chồng để làm thủ tục.

(ii) Tòa án thụ lý hồ sơ ly hôn với trường hợp ly hôn đơn phương:

Đối với trường hợp đơn phương ly hôn sẽ áp dụng theo quy định tại Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định Tòa án cấp quận/huyện nơi bị đơn đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú.

(iii) Tòa án thụ lý hồ sơ ly hôn có yếu tố nước ngoài

Trường này áp dụng theo điểm a khoản 1 Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Tòa án nhân dân cấp tỉnh/thành phố có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ ly hôn trừ những vụ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện trừ khi giải quyết giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam.

Bước 2: Tòa án ra thông báo thụ ly đơn xin ly hôn

Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án trong thời hạn quy định Tòa án kiểm tra đơn và ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho vợ/ chồng;

Bước 3: Vợ hoặc chồng nộp tiền tạm ứng án phí ly hôn

Vợ/ chồng nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;

Bước 4: Tòa án nhân dân tiến hành hòa giải ly hôn

Trong thời hạn 15 ngày làm việc Tòa án tiến hành mở phiên hòa giải.

Bước 5: Mở phiên tòa giải quyết yêu cầu ly hôn

Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hòa giải không thành  và các bên không thay đổi quyết định về việc ly hôn. Tòa án nhân dân sẽ tiến hành mở phiên tòa giải quyết yêu cầu ly hôn.

>> Trường hợp ly hôn đơn phương có nhiều thắc mắc vui lòng liên hệ Luật ACC tìm hiểu chi tiết tại bài viết Ly hôn đơn phương trọn gói

5. Một số câu hỏi liên quan thường gặp?

Quyền nuôi con sau khi ly hôn thuộc về ai?

Khi làm thủ tục ly hôn, hai vợ chồng sẽ cùng thỏa thuận về người nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên và Tòa án sẽ công nhận những thỏa thuận đó. Ngược lại, nếu cả hai không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ giao con cho một bên trực tiếp nuôi.

Nộp đơn ly hôn bao lâu thì được giải quyết? Thời gian Tòa án gọi ra tòa kể từ khi nộp đơn ly hôn là bao lâu?

Sau khi vợ/chồng gửi hồ sơ xin ly hôn đến tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi 1 trong 2 vợ chồng cư trú, trong thời hạn 5 – 10 ngày làm việc tòa án sẽ kiểm tra đơn và gửi thông báo nộp tạm ứng án phí.

Có cần công chứng đơn ly hôn viết tay không?

Không cần công chứng đơn ly hôn viết tay. Tuy nhiên, đơn ly hôn viết tay cần được viết rõ ràng, đầy đủ thông tin và có chữ ký của người nộp đơn. Nếu là trường hợp thuận tình ly hôn, đơn cần có chữ ký của cả hai bên. Mặc dù không cần công chứng đơn ly hôn, các giấy tờ kèm theo như bản sao chứng minh nhân dân, giấy chứng nhận kết hôn, giấy khai sinh của con, và các giấy tờ liên quan đến tài sản chung cần phải được công chứng hoặc chứng thực để đảm bảo tính hợp pháp. Việc công chứng các giấy tờ kèm theo này giúp tòa án xác minh và xem xét hồ sơ một cách chính xác và nhanh chóng hơn.

Tóm lại, mẫu đơn ly hôn viết tay 2019 là một giải pháp linh hoạt cho những cặp vợ chồng muốn tự soạn thảo đơn ly hôn mà không có mẫu sẵn. Để đảm bảo tính hợp pháp, đơn ly hôn cần bao gồm đầy đủ thông tin về các bên, lý do ly hôn, quyền nuôi con, phân chia tài sản và phải có chữ ký của người nộp đơn. Việc kèm theo các giấy tờ chứng thực liên quan là cần thiết để tòa án có thể xem xét và xử lý hồ sơ một cách nhanh chóng và chính xác. Hy vọng với hướng dẫn này, bạn sẽ có thể tự viết một đơn ly hôn hợp lệ và đầy đủ.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo