Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.Cùng ACC tìm bài viết Mẫu hợp đồng gửi giữ tài sản dưới đây
Mẫu hợp đồng gửi giữ tài sản
1. Hợp đồng gửi giữ tài sản là gì?
Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.
2. Mẫu hợp đồng gửi giữ tài sản
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG GỬI TÀI SẢN
(Số: ……………./HĐGTS)
Hôm nay, ngày …………. tháng …………. năm …………….., Tại ……………………………………
Chúng tôi gồm có:
Bên A (Bên gửi tài sản): …………………………………………………………………………………………..
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………………..
Điện thoại: …………………………………………………………………………………………………………….
Fax: ……………………………………………………………………………………………………………………
Mã số thuế: ……………………………………………………………………………………………………………
Tài khoản số: …………………………………………………………………………………………………………
Do ông (bà): …………………………………………………………………………………………………………..
Chức vụ: ……………………………………………………………………………………………… làm đại diện.
Bên B (Bên giữ tài sản): ……………………………………………………………………………………………
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………………
Điện thoại: ……………………………………………………………………………………………………………..
Fax: …………………………………………………………………………………………………………………….
Mã số thuế: ……………………………………………………………………………………………………………
Tài khoản số: ………………………………………………………………………………………………………….
Do ông (bà): …………………………………………………………………………………………………………..
Chức vụ: ……………………………………………………………………………………………… làm đại diện.
Hai bên cùng thỏa thuận ký hợp đồng với những nội dung sau:
ĐIỀU 1: ĐỐI TƯỢNG GỬI, GIỮ
1.1. Tên tài sản: ………………………….……………………………………………………………………………
1.2. Số lượng: …………………………………………………………………………………………………………
1.3. Tình trạng: ………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………..
ĐIỀU 2: GIÁ CẢ VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
2.1. Giá cả: …………………………………………………………………………………………………………….
- a) Loại hàng thứ nhất: ……………………… đồng /tháng
- b) Loại hàng thứ hai: ……………………..… đồng /tháng
- c) Loại hàng thứ …………………………………………...
2.2. Phương thức thanh toán: ……………………………………………………………………………………….
2.3. Thời hạn: ………………………………………………………………………………………………………….
ĐIỀU 3: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A
3.1. Nghĩa vụ của bên A:
- a) Thông báo ngay cho bên B biết tình trạng tài sản và các biện pháp bảo quản thích hợp đối với tài sản gửi giữ; nếu không báo mà tài sản gửi giữ bị tiêu hủy hoặc hư hỏng do không được bảo quản thích hợp thì bên gửi phải tự chịu; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường;
- b) Phải trả đủ tiền công, đúng thời hạn và đúng phương thức đã thoả thuận.
- c) Trả phí tổn lưu kho khi hết hạn hợp đồng mà không kịp thời nhận lại tài sản đã gửi.
- d) Chịu phạt ….% do chậm nhận lại tài sản đã gửi vào kho theo quy định của hợp đồng.
3.2. Quyền của bên A:
- a) Yêu cầu lấy lại tài sản bất cứ lúc nào, nếu hợp đồng gửi giữ không xác định thời hạn, nhưng phải báo trước cho bên giữ một thời gian hợp lý;
- b) Yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên giữ làm mất mát, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.
ĐIỀU 4: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B
4.1. Nghĩa vụ của bên B:
- a) Bảo quản tài sản như đã thoả thuận, trả lại tài sản cho bên A theo đúng tình trạng như khi nhận giữ;
- b) Chỉ được thay đổi cách bảo quản tài sản, nếu việc thay đổi là cần thiết nhằm bảo quản tốt hơn tài sản đó nhưng phải báo ngay cho bên A biết về việc thay đổi;
- c) Báo kịp thời bằng văn bản cho bên A biết về nguy cơ hư hỏng, tiêu hủy tài sản do tính chất của tài sản đó và yêu cầu bên A cho biết cách giải quyết trong một thời hạn; nếu hết thời hạn đó mà bên A không trả lời thì bên giữ có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo quản và yêu cầu bên A thanh toán chi phí;
- d) Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất mát, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.
4.2. Quyền của bên B:
- a) Yêu cầu bên A trả tiền công theo thoả thuận;
- b) Yêu cầu bên A trả chi phí hợp lý để bảo quản tài sản trong trường hợp gửi không trả tiền công;
- c) Yêu cầu bên A nhận lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên A một thời gian hợp lý trong trường hợp gửi giữ không xác định thời hạn;
- d) Bán tài sản gửi giữ có nguy cơ bị hư hỏng hoặc tiêu hủy nhằm bảo đảm lợi ích cho bên A, báo việc đó cho bên A và trả cho bên A khoản tiền thu được do bán tài sản, sau khi trừ chi phí hợp lý để bán tài sản.
ĐIỀU 5: QUY ĐỊNH CHUNG
5.1. Trả lại tài sản gửi giữ
- a) Bên B phải trả lại chính tài sản đã nhận và cả hoa lợi nếu có, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
- b) Địa điểm trả tài sản gửi giữ là nơi gửi; nếu bên A yêu cầu trả tài sản ở địa điểm khác thì phải chịu chi phí vận chuyển đến nơi đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
- c) Bên B phải trả lại tài sản đúng thời hạn và chỉ có quyền yêu cầu bên gửi lấy lại tài sản trước thời hạn, nếu có lý do chính đáng.
5.2. Chậm giao, chậm nhận tài sản gửi giữ
- a) Trong trường hợp bên B chậm giao tài sản thì không được yêu cầu bên A trả tiền công và thanh toán các chi phí về bảo quản, kể từ thời điểm chậm giao và phải chịu rủi ro đối với tài sản trong thời gian chậm giao tài sản.
- b) Trong trường hợp bên A chậm nhận tài sản thì phải thanh toán các chi phí về bảo quản và tiền công cho bên B trong thời gian chậm nhận.
5.3. Trả tiền công
- a) Bên A phải trả đủ tiền công khi lấy lại tài sản gửi giữ, nếu không có thoả thuận khác.
- b) Trong trường hợp các bên không thoả thuận về mức tiền công thì áp dụng mức tiền công trung bình tại địa điểm và thời điểm trả tiền công.
- c) Khi bên A lấy lại tài sản trước thời hạn thì vẫn phải trả đủ tiền công và thanh toán chi phí cần thiết phát sinh từ việc bên giữ phải trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
- d) Khi bên B yêu cầu bên A lấy lại tài sản trước thời hạn thì bên B không được nhận tiền công và phải bồi thường thiệt hại cho bên A, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
ĐIỀU 6: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
6.1. Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau biết tình hình thực hiện hợp đồng, nếu có gì bất lợi phát sinh, các bên phải kịp thời thông báo cho nhau biết và tích cực giải quyết trên cơ sở thương lượng, bình đẳng, có lợi (có lập biên bản).
6.2. Trường hợp các bên không tự giải quyết được mới đưa việc tranh chấp ra Tòa án giải quyết.
ĐIỀU 7: HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG
Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ………………………. đến ngày ……………………………………………
Hợp đồng được lập thành ………. (………..) bản, mỗi bên giữ một bản và có giá trị như nhau.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
Chức vụ Chức vụ
(Ký tên đóng dấu) (Ký tên đóng dấu)
3. Bên giữ tài sản có quyền và nghĩa vụ gì trong hợp đồng gửi giữ tài sản?
Theo Điều 557 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ của bên giữ tài sản như sau:
Nghĩa vụ của bên giữ tài sản
1. Bảo quản tài sản theo đúng thỏa thuận, trả lại tài sản cho bên gửi theo đúng tình trạng như khi nhận giữ.
2. Chỉ được thay đổi cách bảo quản tài sản nếu việc thay đổi là cần thiết nhằm bảo quản tốt hơn tài sản đó, nhưng phải báo ngay cho bên gửi biết về việc thay đổi.
3. Thông báo kịp thời cho bên gửi biết về nguy cơ hư hỏng, tiêu hủy tài sản do tính chất của tài sản đó và yêu cầu bên gửi cho biết cách giải quyết trong một thời hạn; nếu hết thời hạn đó mà bên gửi không trả lời thì bên giữ có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo quản và yêu cầu bên gửi thanh toán chi phí.
4. Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.
Theo đó, bên giữ tài sản có nghĩa vụ sau đây:
- Bảo quản tài sản theo đúng thỏa thuận, trả lại tài sản cho bên gửi theo đúng tình trạng như khi nhận giữ.
- Chỉ được thay đổi cách bảo quản tài sản nếu việc thay đổi là cần thiết nhằm bảo quản tốt hơn tài sản đó, nhưng phải báo ngay cho bên gửi biết về việc thay đổi.
- Thông báo kịp thời cho bên gửi biết về nguy cơ hư hỏng, tiêu hủy tài sản do tính chất của tài sản đó và yêu cầu bên gửi cho biết cách giải quyết trong một thời hạn;
- Nếu hết thời hạn đó mà bên gửi không trả lời thì bên giữ có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo quản và yêu cầu bên gửi thanh toán chi phí.
- Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.
Theo Điều 558 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của bên giữ tài sản như sau:
Quyền của bên giữ tài sản
1. Yêu cầu bên gửi trả tiền công theo thỏa thuận.
2. Yêu cầu bên gửi trả chi phí hợp lý để bảo quản tài sản trong trường hợp gửi không trả tiền công.
3. Yêu cầu bên gửi nhận lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên gửi một thời gian hợp lý trong trường hợp gửi giữ không xác định thời hạn.
4. Bán tài sản gửi giữ có nguy cơ bị hư hỏng hoặc tiêu hủy nhằm bảo đảm lợi ích cho bên gửi, báo việc đó cho bên gửi và trả cho bên gửi khoản tiền thu được do bán tài sản, sau khi trừ chi phí hợp lý để bán tài sản.
Theo đó, bên giữ tài sản có các quyền sau đây:
- Yêu cầu bên gửi trả tiền công theo thỏa thuận.
- Yêu cầu bên gửi trả chi phí hợp lý để bảo quản tài sản trong trường hợp gửi không trả tiền công.
- Yêu cầu bên gửi nhận lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên gửi một thời gian hợp lý trong trường hợp gửi giữ không xác định thời hạn.
- Bán tài sản gửi giữ có nguy cơ bị hư hỏng hoặc tiêu hủy nhằm bảo đảm lợi ích cho bên gửi, báo việc đó cho bên gửi và trả cho bên gửi khoản tiền thu được do bán tài sản, sau khi trừ chi phí hợp lý để bán tài sản.
Bên giữ tài sản có quyền và nghĩa vụ gì trong hợp đồng gửi giữ tài sản?
4. Câu hỏi thường gặp
Câu hỏi 1: Các bên tham gia hợp đồng gửi giữ tài sản là ai?
Các bên tham gia hợp đồng gửi giữ tài sản là bên gửi và bên giữ.
- Bên gửi là người có tài sản gửi giữ.
- Bên giữ là người nhận tài sản gửi giữ.
Câu hỏi 2: Nội dung của hợp đồng gửi giữ tài sản gồm những gì?
Nội dung của hợp đồng gửi giữ tài sản gồm các điều khoản cơ bản sau:
- Điều khoản chung: Gồm các thông tin về tên, địa chỉ, số CMND/CCCD của hai bên, loại tài sản gửi giữ, số lượng, tình trạng, thời hạn gửi giữ, tiền công gửi giữ.
- Quyền và nghĩa vụ của bên gửi: Gồm quyền yêu cầu bên giữ bảo quản tài sản, yêu cầu bên giữ bồi thường thiệt hại nếu tài sản bị mất, hư hỏng do lỗi của bên giữ.
- Quyền và nghĩa vụ của bên giữ: Gồm quyền yêu cầu bên gửi trả tiền công gửi giữ, nghĩa vụ bảo quản tài sản, trả lại tài sản cho bên gửi, bồi thường thiệt hại nếu tài sản bị mất, hư hỏng do lỗi của mình gây ra.
- Giải quyết tranh chấp: Các bên sẽ thương lượng giải quyết nếu phát sinh tranh chấp. Nếu không thương lượng được, hai bên sẽ giải quyết theo quy định của pháp luật.
- Điều khoản chung: Hợp đồng được lập thành hai bản, mỗi bên giữ một bản, có hiệu lực kể từ ngày ký.
Câu hỏi 3: Hợp đồng gửi giữ tài sản có hiệu lực khi nào?
Hợp đồng gửi giữ tài sản có hiệu lực kể từ ngày ký của hai bên.
Câu hỏi 4: Hợp đồng gửi giữ tài sản có cần công chứng hay chứng thực không?
Hợp đồng gửi giữ tài sản không bắt buộc phải công chứng hay chứng thực. Tuy nhiên, nếu các bên muốn hợp đồng có giá trị pháp lý cao hơn thì có thể công chứng hay chứng thực hợp đồng.
Câu hỏi 5: Khi nào hợp đồng gửi giữ tài sản bị vô hiệu?
Hợp đồng gửi giữ tài sản bị vô hiệu trong các trường hợp sau:
- Hợp đồng được giao kết trái với quy định của pháp luật.
- Hợp đồng được giao kết do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép.
- Một bên tham gia hợp đồng không có năng lực hành vi dân sự.
Câu hỏi 6: Cách giải quyết tranh chấp hợp đồng gửi giữ tài sản
Trường hợp phát sinh tranh chấp hợp đồng gửi giữ tài sản, các bên có thể giải quyết tranh chấp theo các cách sau:
- Thương lượng giải quyết.
- Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
- Khởi kiện tại tòa án.
Trên đây là tổng hợp các Mẫu hợp đồng gửi giữ tài sản thông dụng. Nếu có thắc mắc liên quan, bạn đọc vui lòng liên hệ với ACC để được hỗ trợ.
Nội dung bài viết:
Bình luận