Hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật (theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 39/2014/TT-BTC). Hôm nay ACC sẽ giới thiệu đến các bạn nội dung về Mẫu hóa đơn điều chỉnh tăng theo thông tư 78/2021/TT-BTC Cùng ACC tìm hiểu ngay sau đây bạn nhé !
1. Ký hiệu hóa đơn đối với hóa đơn điện tử là gì ?
Theo giải đáp tại Cẩm nang số 1 về ký hiệu hóa đơn đối với hóa đơn điện tử của cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Ký hiệu hóa đơn điện tử là nhóm 6 ký tự gồm cả chữ viết và chữ số thể hiện ký hiệu hóa đơn điện tử để phản ánh các thông tin về loại hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không mã, năm lập hóa đơn, loại hóa đơn điện tử được sử dụng. Sáu (06) ký tự này được quy định như sau:
- Ký tự đầu tiên là một (01) chữ cái được quy định là C hoặc K như sau: C thể hiện hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, K thể hiện hóa đơn điện tử không có mã;
- Hai ký tự tiếp theo là hai (02) chữ số Ả rập thể hiện năm lập hóa đơn điện tử được xác định theo 2 chữ số cuối của năm dương lịch. Ví dụ: Năm lập hóa đơn điện tử là năm 2022 thì thể hiện là số 22; năm lập hóa đơn điện tử là năm 2023 thì thể hiện là số 23;
- Một ký tự tiếp theo là một (01) chữ cái được quy định là T, D, L, M, N, B, G, H thể hiện loại hóa đơn điện tử được sử dụng, cụ thể:
+ Chữ T: Áp dụng đối với hóa đơn điện tử do các doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh đăng ký sử dụng với cơ quan thuế;
+ Chữ D: Áp dụng đối với hóa đơn bán tài sản công và hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia hoặc hóa đơn điện tử đặc thù không nhất thiết phải có một số tiêu thức do các doanh nghiệp, tổ chức đăng ký sử dụng;
+ Chữ L: Áp dụng đối với hóa đơn điện tử của cơ quan thuế cấp theo từng lần phát sinh;
+ Chữ M: Áp dụng đối với hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền;
+ Chữ N: Áp dụng đối với phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ điện tử;
+ Chữ B: Áp dụng đối với phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý điện tử;
+ Chữ G: Áp dụng đối với tem, vé, thẻ điện tử là hóa đơn giá trị gia tăng;
+ Chữ H: Áp dụng đối với tem, vé, thẻ điện tử là hóa đơn bán hàng.
- Hai ký tự cuối là chữ viết do người bán tự xác định căn cứ theo nhu cầu quản lý. Trường hợp người bán sử dụng nhiều mẫu hóa đơn điện tử trong cùng một loại hóa đơn thì sử dụng hai ký tự cuối nêu trên để phân biệt các mẫu hóa đơn khác nhau trong cùng một loại hóa đơn. Trường hợp không có nhu cầu quản lý thì để là YY;
- Tại bản thể hiện, ký hiệu hóa đơn điện tử và ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử được thể hiện ở phía trên
2. Quy định về Ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử như thế nào ?
Cụ thể theo quy định chi tiết tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 78/2021/TT-BTC quy định về ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử như sau:
"Điều 4. Ký hiệu mẫu số, ký hiệu hóa đơn, tên liên hóa đơn
1. Hóa đơn điện tử
a) Ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử là ký tự có một chữ số tự nhiên là các số tự nhiên 1, 2, 3, 4, 5, 6 để phản ánh loại hóa đơn điện tử như sau:
- Số 1: Phản ánh loại hóa đơn điện tử giá trị gia tăng;
- Số 2: Phản ánh loại hóa đơn điện tử bán hàng;
- Số 3: Phản ánh loại hóa đơn điện tử bán tài sản công;
- Số 4: Phản ánh loại hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia;
- Số 5: Phản ánh các loại hóa đơn điện tử khác là tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác nhưng có nội dung của hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP;
- Số 6: Phản ánh các chứng từ điện tử được sử dụng và quản lý như hóa đơn gồm phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ điện tử, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý điện tử."
Như vậy, ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử được quy định như trên
3. Các nhóm ký hiệu hóa đơn điện tử
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 4 Thông tư 78/2021/TT-BTC quy định về ký hiệu mẫu số, ký hiệu hóa đơn như sau:
"Điều 4. Ký hiệu mẫu số, ký hiệu hóa đơn, tên liên hóa đơn
1. Hóa đơn điện tử
...
b) Ký hiệu hóa đơn điện tử là nhóm 6 ký tự gồm cả chữ viết và chữ số thể hiện ký hiệu hóa đơn điện tử để phản ánh các thông tin về loại hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không mã, năm lập hóa đơn, loại hóa đơn điện tử được sử dụng. Sáu (06) ký tự này được quy định như sau:
- Ký tự đầu tiên là một (01) chữ cái được quy định là C hoặc K như sau: C thể hiện hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, K thể hiện hóa đơn điện tử không có mã;
- Hai ký tự tiếp theo là hai (02) chữ số Ả rập thể hiện năm lập hóa đơn điện tử được xác định theo 2 chữ số cuối của năm dương lịch. Ví dụ: Năm lập hóa đơn điện tử là năm 2022 thì thể hiện là số 22; năm lập hóa đơn điện tử là năm 2023 thì thể hiện là số 23;
- Một ký tự tiếp theo là một (01) chữ cái được quy định là T, D, L, M, N, B, G, H thể hiện loại hóa đơn điện tử được sử dụng, cụ thể:
+ Chữ T: Áp dụng đối với hóa đơn điện tử do các doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh đăng ký sử dụng với cơ quan thuế;
+ Chữ D: Áp dụng đối với hóa đơn bán tài sản công và hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia hoặc hóa đơn điện tử đặc thù không nhất thiết phải có một số tiêu thức do các doanh nghiệp, tổ chức đăng ký sử dụng;
+ Chữ L: Áp dụng đối với hóa đơn điện tử của cơ quan thuế cấp theo từng lần phát sinh;
+ Chữ M: Áp dụng đối với hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền;
+ Chữ N: Áp dụng đối với phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ điện tử;
+ Chữ B: Áp dụng đối với phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý điện tử;
+ Chữ G: Áp dụng đối với tem, vé, thẻ điện tử là hóa đơn giá trị gia tăng;
+ Chữ H: Áp dụng đối với tem, vé, thẻ điện tử là hóa đơn bán hàng.
- Hai ký tự cuối là chữ viết do người bán tự xác định căn cứ theo nhu cầu quản lý. Trường hợp người bán sử dụng nhiều mẫu hóa đơn điện tử trong cùng một loại hóa đơn thì sử dụng hai ký tự cuối nêu trên để phân biệt các mẫu hóa đơn khác nhau trong cùng một loại hóa đơn. Trường hợp không có nhu cầu quản lý thì để là YY;
- Tại bản thể hiện, ký hiệu hóa đơn điện tử và ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử được thể hiện ở phía trên bên phải của hóa đơn (hoặc ở vị trí dễ nhận biết);"
4. Mẫu hóa đơn điều chỉnh tăng theo thông tư 78/2021/TT-BTC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—oOo—
BIÊN BẢN ĐIỀU CHỈNH HÓA ĐƠN
– Căn cứ Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hoá đơn, chứng từ
– Căn cứ Thông tư 78/2021/TT-BTC ngày 17/09/2021 hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý Thuế 2019 và Nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn, chứng từ.
Hôm nay, ngày ……/ ……./ 20…, đại diện hai bên gồm có:
BÊN A : Công ty
Địa chỉ:
Điện thoại: MST:
Do Ông (Bà): Chức vụ:
BÊN B : Công ty
Địa chỉ:
Điện thoại: MST:
Do Ông (Bà): Chức vụ:
Hai bên, thống nhất lập biên bản này để điều chỉnh hóa đơn (GTGT) sau:
– Mẫu số: ……………………
– Ký hiệu: ….. số ….. ngày …../…../20…
– Giá trị hóa đơn: ……………………………..
– Tên dịch vụ: ……………………………………………………………………………
Lý do điều chỉnh: Điều chỉnh …..(1)….. từ …..(2)……. thành ……(3)…… do …..
Chúng tôi cam kết và hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc điều chỉnh hóa đơn này.
Biên bản này lập thành 02 bản, Bên A giữ 01 bản, Bên B giữ 01 bản.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
5. Hướng dẫn điền Mẫu hóa đơn điều chỉnh tăng theo thông tư 78/2021/TT-BTC
Bước 1: Điền ngày lập biên bản. Ngày lập biên bản nên trùng với ngày xuất hóa đơn điều chỉnh
Bước 2: Điền đầy đủ thông tin của bên mua và bên bán
Bước 3: Điền thông tin hóa đơn bị sai sót cần điều chỉnh
Bước 4: Điền lý do điều chỉnh
Mẫu biên bản trên có thể áp có thể áp dụng với tất cả các trường hợp, bao gồm: điều chỉnh hóa đơn viết sai địa chỉ, sai tên công ty; sai số tiền; sai hàng hóa; sai đơn giá, thành tiền; giảm thuế suất gtgt… Cách điền chỉ khác nhau ở phần lý do điều chỉnh.
Ví dụ:
- Điều chỉnh địa chỉ bên mua từ Số nhà 14 đường Hưng Đạo Vương, TP.HCM thành số nhà 14 đường Trần Quốc Toản, TP.HCM
- Điều chỉnh đơn giá sản phẩm A từ 2,000,000đ còn 1,000,000đ
Bước 5: Bên bán ký số và gửi cho bên mua
Nếu phần mềm hóa đơn điện tử bạn đang sử dụng không hỗ trợ lập biên bản điều chỉnh hóa đơn thì kế toán cần in bản giấy và đóng dấu đỏ.
Trên đây là hướng dẫn cách lập biên bản điều chỉnh hóa đơn mới nhất theo quy định tại thông tư 78.
Nội dung bài viết:
Bình luận