Mẫu Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam mới

Việc xác nhận là người gốc Việt Nam là một thủ tục hành chính quan trọng đối với những người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài muốn trở về Việt Nam sinh sống, học tập, làm việc hoặc hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về mẫu mẫu Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam mới.

 
Mẫu Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam mới

Mẫu Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam mới

1. Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là gì? Chính sách đối với người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài như thế nào?

Căn cứ tại khoản 4 Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 định nghĩa người gốc Việt Nam định cư nước ngoài như sau:

Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

Căn cứ tại Điều 7 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định chính sách đối với người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài như sau:

- Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

- Nhà nước có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho người đã mất quốc tịch Việt Nam được trở lại quốc tịch Việt Nam.

2. Mẫu Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam mới

Căn cứ Mẫu TP/QT-2020-XNNGVN Điều 4 ban hành kèm theo Thông tư 02/2020/TT-BTP thì mẫu Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam mới nhất hiện nay có dạng như sau:

Mẫu TP/QT-2020-XNNGVN 

………………….

………………. (1)

 

Số:…………../XNNGVN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

Ảnh 4 x 6 (chụp không quá 6 tháng)

 

……………, ngày …….tháng…….năm………. 

GIẤY XÁC NHẬN LÀ NGƯỜI GỐC VIỆT NAM

…………………………………………… (2) 

            Căn cứ Nghị định số 16/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định chi tiết  một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam;

            Xét đề nghị của ông/bà (3): ……………………………………………………

………………………………………………. về việc xác nhận là người gốc Việt Nam cho (4)…………………………………………………… 

XÁC NHẬN:

Họ, chữ đệm, tên (4): ………………………………………………Giới tính:…………

Ngày, tháng, năm sinh:………/………/..……

Nơi sinh (5):……………………………………….…………...………..………..……...

…………………………………………………………………………………………...

Quốc tịch (6):………………………………………………………….………………...

Hộ chiếu/Giấy tờ có giá trị thay thế (7):…………………….…….số:………………..

do:…………………………………..…., cấp ngày……….tháng………năm…………

Nơi cư trú:……………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………...

Là người gốc Việt Nam.

 

NGƯỜI KÝ GIẤY XÁC NHẬN

(Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên, chức vụ và đóng dấu)

Chú thích:

(1) Ghi tên cơ quan cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam: nếu là Sở Tư pháp thì ghi tên Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố và Sở Tư pháp (Ví dụ: UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI– dòng trên – SỞ TƯ PHÁP – dòng dưới); nếu là Cơ quan đại diện thì ghi tên Cơ quan đại diện và tên nước trụ sở Cơ quan đại diện (Ví dụ:ĐẠI SỨ QUÁN VIỆT NAM TẠI HOA KỲ).

(2) Ghi tên cơ quan cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam. Ví dụ: Sở Tư pháp thành phố Hà Nội.

(3) Nếu là nam thì gạch chéo (bà), nữ thì gạch chéo ông và ghi họ, chữ đệm, tên (bằng chữ in hoa, có dấu) của công chức được giao nhiệm vụ tham mưu giải quyết hồ sơ.

 (4) Ghi họ, chữ đệm, tên (bằng chữ in hoa, có dấu) của người được cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam theo Hộ chiếu/Giấy tờ hợp lệ thay thế.

(3)+(4) Ví dụ: Xét đề nghị của ông Nguyễn Hà, công chức làm công tác quốc tịch của Sở Tư pháp, về việc cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam cho Nguyễn Thị Hoa.

 (5) Ghi địa danh 03 cấp hành chính hoặc tên cơ sở y tế (nếu sinh ở Việt Nam) hoặc ghi theo tên thành phố, quốc gia đã đăng ký khai sinh (nếu sinh ra ở nước ngoài). Ví dụ: Trạm ý tế xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội hoặc thành phố Postdam, CHLB Đức.

(6) Trường hợp đang có quốc tịch nước ngoài thì ghi chính xác tên quốc gia mang quốc tịch theo phiên âm quốc tế hoặc phiên âm tiếng Việt. Ví dụ: Malaysia hoặc Ma-lai-xi-a; trường hợp có từ hai quốc tịch trở lên thì ghi rõ từng quốc tịch.

 (7) Ghi rõ tên của giấy tờ. Ví dụ: Hộ chiếu.

3. Ai có quyền cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam?

Người có quyền cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam được quy định tại Mục I ban hành kèm theo Quyết định 1021/QĐ-BTP năm 2018. Cụ thể, người có quyền cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam tại cấp trung ương là cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao.

Và người có quyền cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam tại cấp tỉnh là Sở Tư pháp.

Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Mẫu Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam mới. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo