Tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông tuy là loại tội phạm mới xuất hiện nhưng diễn biến hết sức phức tạp, không chỉ gia tăng số người phạm tội mà phương thức, thủ đoạn thực hiện cũng hết sức đa dạng, tinh vi, gây thiệt hại lớn về tài sản cho các doanh nghiệp cũng như các tổ chức, cá nhân. Vì vậy, nếu chẳng may bạn là nạn nhân của những vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản online này, cách tốt nhất là đi trình báo hoặc tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền. Nhưng làm sao để soạn được đơn tố cáo, đơn trình báo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng đảm bảo đầy đủ về mặt nội dung và hình thức để cơ quan có thẩm quyền có thể tiếp nhận và thụ lý đơn, ACC sẽ hướng dẫn và cung cấp mẫu đơn tố giác tội phạm lừa đảo qua mạng cho bạn thông qua bài viết dưới đây:
Mẫu đơn tố giác tội phạm lừa đảo qua mạng
1. Mẫu đơn tố giác tội phạm lừa đảo qua mạng của Công ty Luật ACC – Cập nhật 2022
Để giúp quá trình trình báo đến cơ quan có thẩm quyền của bạn được suôn sẻ, nhanh chóng, ACC xin cung cấp cho quý bạn đọc mẫu đơn tố giác tội phạm lừa đảo qua mạng như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……., ngày…tháng…năm…
ĐƠN TỐ CÁO
(Về hành vi lừa đảo qua mạng của Ông/ Bà......)
Kính gửi: - Cơ quan cảnh sát điều tra – Công an Quận/ Huyện ……….
- Viện kiểm sát nhân dân Quận/ Huyện ……….
Tôi tên là: ……….
Ngày, tháng, năm sinh: ……….
CMND/CCCD số: ………. do Công an ………. Cấp ngày ……, tháng ……, năm ……
Hộ khẩu thường trú: ……….
Chỗ ở hiện tại: ……….
Tôi làm đơn này xin trình báo với cơ quan công an sự việc như sau:
............................................................................
Từ những sự việc trên, có thể khẳng định Ông/ Bà………. đã có hành vi lừa đảo đối với tôi.
Tôi cho rằng hành vi của Ông/ Bà ………. có dấu hiệu phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” được quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Theo đó, “Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
- Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các Điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.” thì phạm tội này.
Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình, tôi kính mong Quý cơ quan có biện pháp ngăn chặn và xử lý những hành vi của Ông/ Bà……….
Nay tôi viết đơn xin trình báo này mong Quý cơ quan xem xét những vấn đề sau đây:
- Xác minh và khởi tố vụ án hình sự để điều tra, đưa ra truy tố, xét xử Ông/ Bà ………. Về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
- Buộc Ông/ Bà ………. Phải trả lại số tiền cho tôi
Tôi xin cam kết toàn bộ nội dung đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều trình bày trên.
Kính mong cơ quan có thẩm quyền xem xét và giải quyết.
Xin chân thành cảm ơn!
Người trình báo
(ký và ghi rõ họ tên)
Vậy đơn tố giác tội phạm được viết như thế nào? Bài viết dưới đây của ACC sẽ giới thiệu đến bạn đọc mẫu đơn tố giác tội phạm và hướng dẫn cách viết
2. Hướng dẫn viết mẫu đơn tố giác tội phạm lừa đảo qua mạng
Bằng việc cung cấp mẫu đơn tố giác tội phạm lừa đảo qua mạng, ACC chúng tôi mong quý bạn đọc có thể hiểu hơn về mẫu đơn này. Tuy nhiên, để việc viết đơn xác nhận sự việc đúng thì các bạn nên lưu ý một số cách điền mẫu đơn này như sau:
- Ghi rõ ngày, tháng, năm tiến hành tố cáo.
- Ghi rõ tên cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiếp nhận và xem xét, giải quyết đơn tố cáo.
- Ghi rõ các thông tin liên quan đến cá nhân, tổ chức lừa đảo vì đây là một trong những thông tin quan trọng nhất để cơ quan có thẩm quyền tiến hành xác minh, điều tra, xem xét và xử lý nếu chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật.
- Ghi rõ hành vi vi phạm pháp luật của chủ thể lừa đảo.
- Ghi rõ ràng, chính xác các chứng cứ chứng minh hành vi lừa đảo của chủ thể bị trình báo vì đây là nội dung quan trọng nhất khiến cho đơn trình báo được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và thụ lý đơn.
- Những tình tiết phải được trình bày một cách khách quan, cụ thể, rõ ràng, đảm bảo tính đúng đắn của sự việc.
3. Đơn tố giác tội phạm lừa đảo qua mạng online gửi đến đâu?
Thông thường, với những vụ lừa đảo qua mạng online sẽ rất khó để xác định được thông tin chính xác của kẻ lừa đảo vì chứng sẽ sử dụng các thông tin giả mạo hoặc ẩn danh. Do đó, việc tự mình lấy lại số tiền lừa đảo sẽ rất khó.
Thay vào đó, nạn nhân của các vụ lừa đảo qua mạng có thể nhờ tới cơ quan có thẩm quyền để được hỗ trợ, giải quyết.
Theo quy định tại Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và Điều 5 Thông tư liên tịch số 01/2017, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm gồm:
- Cơ quan điều tra;
- Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
- Viện kiểm sát các cấp;
- Các cơ quan, tổ chức khác: Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.
Như vậy, người bị hại trong các vụ lừa đảo qua mạng có thể tố cáo hành vi phạm tội tới các cơ quan nêu trên để được giải quyết kịp thời.
Tuy nhiên, cần thu thập và lưu giữ các bằng chứng liên quan đến hành vi lừa đảo, các biên lai, giao dịch giữa hai bên. Trong đó, có thể sử dụng bằng chứng là các file ghi âm, ảnh chụp, video… để nộp cho cơ quan Công an.
Sau đó, nạn thân làm đơn tố giác gửi đến cơ quan Công an, người tố giác cần chuẩn bị hồ sơ gồm:
- Đơn trình báo công an;
- Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân của bị hại (bản sao công chứng);
- Chứng cứ kèm theo để chứng minh.
Trên đây là bài viết cung cấp những vấn đề liên quan đến mẫu đơn tố giác tội phạm lừa đảo qua mạng. Nếu quý bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc hay phân vân nào về mẫu đơn này và muốn được nhận sự tư vấn liên quan đến vấn đề như hướng dẫn viết đơn đúng cách thì hãy liên hệ với Công ty Luật ACC chúng tôi ngay để nhận được sự tư vấn nhanh chóng, hiệu quả, uy tín, chất lượng và tiết kiệm chi phí nhất.
Câu hỏi thường gặp
Hồ sơ kèm theo đơn tố giác lừa đảo qua mạng?
Hồ sơ gồm có:
+ Đơn trình báo công an;
+ Chứng minh thư nhân dân của bị hại (bản sao công chứng);
+ Sổ hộ khẩu của bị hại (bản sao công chứng);
+ Chứng cứ kèm theo để chứng minh (video, hình ảnh, ghi âm có chứa nguồn thông tin của hành vi phạm tội…).
Viết đơn tố giác lừa đảo qua mạng như thế nào?
Theo quy định của , trường hợp tố giác được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố giác phải ghi rõ các nội dung sau:
Ngày, tháng, năm tố giác;
Họ tên, địa chỉ của người tố giác, cách thức liên hệ với người tố cáo;
Hành vi vi phạm pháp luật bị tố giác;
Người bị tố giác và các thông tin khác có liên quan;
Người tố giác phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố giác.
Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn về Mẫu Đơn Tố Giác Tội Phạm Lừa Đảo Qua Mạng không?
Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty Luật ACC thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn về Mẫu Đơn Tố Giác Tội Phạm Lừa Đảo Qua Mạng uy tín, trọn gói cho khách hàng.
Tố giác lừa đảo qua mạng bằng thư điện tử được không?
Có rất nhiều cách để tố giác tội phạm khác nhau như:
– Công an cấp phường/xã, công an cấp quận/huyện.
– Viện Kiểm sát nhân dân các cấp.
Và cùng với sự phát triển của xã hội, người dân có thể tố giác tội phạm thông qua thư điện tử tại:
– Website trực tuyến của công an phường/xã, công an cấp quận/huyện/tỉnh; Viện Kiểm sát nhân dân các cấp tại địa phương.
– Fanpage Facebook của công an phường/xã, công an cấp quận/huyện/tỉnh; Viện Kiểm sát nhân dân các cấp tại địa phương.
– Zalo công an phường/xã, công an cấp quận/huyện/tỉnh; Viện Kiểm sát nhân dân các cấp tại địa phương.
– Hoặc đơn giản hơn là bạn báo qua tin nhắn với công an quản lý khu vực của bạn trên Zalo, Facebook; …
Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn.
Liên hệ với chúng tôi:
- Hotline: 1900 3330
- Zalo: 084 696 7979
- Gmail: [email protected]
- Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận