Mẫu điều lệ doanh nghiệp tư nhân

Mẫu điều lệ doanh nghiệp tư nhân là văn bản pháp lý thiết yếu, quy định rõ ràng về tổ chức, quản lý và quyền hạn trong doanh nghiệp. Điều lệ này phải tuân thủ các quy định của pháp luật và đảm bảo sự minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp. Việc lập điều lệ đầy đủ và chính xác là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc điều hành và phát triển doanh nghiệp một cách hợp pháp và hiệu quả. Mời các bạn cùng Luật ACC tìm hiểu chi tiết về mẫu điều lệ này.

mau-dieu-le-doanh-nghiep-tu-nhan-1

Mẫu điều lệ doanh nghiệp tư nhân

1. Mẫu điều lệ doanh nghiệp tư nhân

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐIỀU LỆ

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN ...

Chủ doanh nghiệp tư nhân:

Họ và tên: ...                                                                     Giới tính: ...

Sinh ngày: ... / ... / ...                     Dân tộc: ...                   Quốc tịch: ...

Giấy chứng minh nhân dân số: ...

Ngày cấp: .../.../..., Nơi cấp: ... 

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ...

Chỗ ở hiện tại: ...

Điện thoại: ...                                   Fax: ...

Email: ...                                          Website: ...

Quyết định thành lập Doanh nghiệp tư nhân ... (dưới đây gọi tắt là doanh nghiệp) hoạt động theo Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014 (dưới đây gọi tắt là Luật Doanh nghiệp) và Điều lệ này với các điều khoản sau đây:

CHƯƠNG I

ĐIỀU KHOẢN CHUNG

Điều 1. Phạm vi trách nhiệm

Chủ doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Chủ doanh nghiệp không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.

Doanh nghiệp không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. 

Điều 2. Tên doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng Việt: ...

Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng Anh: ... 

Tên doanh nghiệp viết tắt: ... 

Điều 3. Trụ sở của doanh nghiệp 

Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt tại: ... 

Điều 4. Ngành, nghề kinh doanh 

Stt, tên ngành, mã ngành 

...

Điều 5. Thời hạn hoạt động 

Thời hạn hoạt động của doanh nghiệp là ... năm, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có thể chấm dứt hoạt động trước thời hạn hoặc kéo dài thêm thời gian hoạt động theo quyết định của chủ doanh nghiệp hoặc theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Người đại diện theo pháp luật

Chủ doanh nghiệp là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Chức vụ: Giám đốc.

CHƯƠNG II

VỐN ĐẦU TƯ CỦA CHỦ DOANH NGHIỆP

Điều 7. Vốn đầu tư 

Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp là: ... VNĐ (Bằng chữ: ...). Trong đó;

Vốn bằng Đồng Việt Nam là: ...;

Ngoại tệ tự do chuyển đổi: ...;

Vàng: ...;

Các tài sản khác: ... 

(Ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản).

Toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Điều 8. Thay đổi vốn đầu tư

Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh.

CHƯƠNG III

CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP

Điều 9. Cơ cấu tổ chức quản lý

Chủ doanh nghiệp. 

Giám đốc.

Điều 10. Chủ doanh nghiệp

Chủ doanh nghiệp có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

Chủ doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Tòa án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp.

Điều 11. Giám đốc

Chủ doanh nghiệp có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. 

Trường hợp chủ doanh nghiệp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp của doanh nghiệp thì vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Điều 12.  Thù lao, tiền lương và lợi ích khác của người quản lý doanh nghiệp 

Người quản lý doanh nghiệp được hưởng thù lao hoặc tiền lương và lợi ích khác theo kết quả và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Chủ doanh nghiệp quyết định mức thù lao, tiền lương và lợi ích khác của Giám đốc doanh nghiệp. 

Thù lao, tiền lương và lợi ích khác của người quản lý doanh nghiệp được tính vào chi phí hoạt động theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật có liên quan và được thể hiện thành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm của doanh nghiệp.

Điều 13. Cho thuê doanh nghiệp

Chủ doanh nghiệp có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp của mình nhưng phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao hợp đồng cho thuê có công chứng đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hợp đồng cho thuê có hiệu lực thi hành. Trong thời hạn cho thuê, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp. Quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu và người thuê đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được quy định trong hợp đồng cho thuê.

Điều 14. Bán doanh nghiệp

Chủ doanh nghiệp có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác.

Sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thỏa thuận khác.

Người bán, người mua doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lao động.

Người mua doanh nghiệp phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

CHƯƠNG IV

KẾ TOÁN TÀI CHÍNH

Điều 15. Năm tài chính 

Năm tài chính của doanh nghiệp bắt đầu từ ngày 01/01 dương lịch và chấm dứt vào ngày 31/12 hàng năm.

Năm tài chính đầu tiên của doanh nghiệp sẽ bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 của năm đó.

Điều 16. Sổ sách kế toán, báo cáo tài chính

Sổ sách kế toán của doanh nghiệp đều mở đầy đủ và giữ đúng các quy định pháp luật hiện hành.

Cuối mỗi năm tài chính, doanh nghiệp sẽ lập bản báo cáo tài chính để trình cho chủ sở hữu xem xét.

Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính, báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp sẽ được gởi đến cơ quan thuế, cơ quan đăng ký hoạt động và cơ quan thống kê có thẩm quyền.

CHƯƠNG V

THÀNH LẬP, TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ

VÀ THANH LÝ TÀI SẢN

Điều 17. Thành lập

Doanh nghiệp được thành lập sau khi điều lệ này được chủ doanh nghiệp chấp thuận và cơ quan đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Mọi phí tổn liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp đều được ghi vào mục chi phí của doanh nghiệp và tính hoàn giảm vào chi phí của năm tài chính đầu tiên.

Điều 18. Tổ chức lại

Doanh nghiệp có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn theo quyết định của chủ doanh nghiệp nếu đủ các điều kiện sau đây:

Có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật Doanh nghiệp;

Chủ doanh nghiệp phải là chủ sở hữu công ty (đối với trường hợp chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu) hoặc thành viên (đối với trường hợp chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên);

Chủ doanh nghiệp cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả các khoản nợ chưa thanh toán của doanh nghiệp và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn;

Chủ doanh nghiệp có thỏa thuận bằng văn bản với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty trách nhiệm hữu hạn được chuyển đổi tiếp nhận và thực hiện các hợp đồng đó;

Chủ doanh nghiệp cam kết bằng văn bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp.

Điều 19. Giải thể

  1. Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây:
  2. a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ doanh nghiệp mà không có quyết định gia hạn;
  3. b) Theo quyết định của chủ doanh nghiệp;
  4. c) Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động. 
  5. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại tòa án hoặc cơ quan trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.

Điều 20. Thanh lý tài sản

Đối với tài sản của doanh nghiệp, khi không có nhu cầu tiếp tục sử dụng hoặc chuyển nhượng cho cá nhân, tổ chức khác hoặc doanh nghiệp giải thể, phá sản thì phải thực hiện thủ tục thanh lý tài sản.

Giám đốc doanh nghiệp căn cứ kết quả kiểm kê, quá trình theo dõi sử dụng tài sản, yêu cầu bộ phận quản lý tài sản lập tờ trình đề nghị chủ doanh nghiệp quyết định việc thanh lý tài sản.

Giám đốc doanh nghiệp căn cứ quyết định thanh lý tài sản của chủ doanh nghiệp thành lập hội đồng thanh lý tài sản, quyết định việc thanh lý tài sản theo trình tự thủ tục và quy định của pháp luật.

Giám đốc doanh nghiệp tổ chức thực hiện việc thanh lý tài sản và báo cáo kết quả thanh lý tài sản cho chủ doanh nghiệp.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 21. Hiệu lực của Điều lệ

Điều lệ này có hiệu lực kể từ ngày được cơ quan đăng ký hoạt động cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Điều 22. Điều khoản cuối cùng

Những vấn đề liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp không được nêu trong điều lệ này sẽ do Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật có liên quan điều chỉnh. 

Trong trường hợp điều lệ này có điều khoản trái pháp luật hoặc dẫn đến việc thi hành trái pháp luật, thì điều khoản đó không được thi hành và sẽ được chủ doanh nghiệp xem xét sửa đổi.

Khi muốn sửa đổi, bổ sung nội dung của Điều lệ này, chủ doanh nghiệp sẽ xem xét, quyết định.

Điều lệ này đã được chủ doanh nghiệp xem xét từng chương, điều và ký tên xác nhận dưới đây.

Điều lệ gồm 6 chương 22 điều, được lập thành ... bản có giá trị như nhau.

Mọi sự sao chép, trích lục phải được ký xác nhận của chủ doanh nghiệp./.

Mẫu điều lệ doanh nghiệp tư nhân

……, ngày ... tháng ... năm 20…

CHỦ DOANH NGHIỆP

(Chữ ký, họ tên)

...

Nguyễn Văn A

2. Điều lệ doanh nghiệp tư nhân có quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu không?

Có, điều lệ doanh nghiệp tư nhân thường quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu doanh nghiệp. Trong điều lệ, chủ sở hữu sẽ được xác định rõ ràng các quyền và trách nhiệm liên quan đến việc quản lý và điều hành doanh nghiệp. Các quy định này bao gồm:

  • Quyền của Chủ Sở Hữu: Điều lệ sẽ xác định quyền của chủ sở hữu trong việc quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp, như việc bổ nhiệm người quản lý, quyết định về chiến lược phát triển, và phân chia lợi nhuận.
  • Nghĩa Vụ của Chủ Sở Hữu: Điều lệ cũng quy định các nghĩa vụ của chủ sở hữu, bao gồm việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính, quản lý tài sản của doanh nghiệp, và tuân thủ các quy định pháp luật.
  • Quyền và Trách Nhiệm trong Quản Lý: Điều lệ có thể quy định quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu trong việc tham gia vào quản lý điều hành doanh nghiệp, cũng như cách giải quyết các vấn đề nội bộ.
  • Các Quy Tắc về Bổ Nhiệm và Miễn Nhiệm: Điều lệ có thể bao gồm quy định về việc bổ nhiệm và miễn nhiệm các chức danh trong doanh nghiệp, đồng thời nêu rõ quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu trong quá trình này.

Việc quy định rõ ràng các quyền và nghĩa vụ trong điều lệ giúp đảm bảo sự điều hành hiệu quả và sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp.

>> Các bạn có thể tham khảo bài viết liên quan tại Thành lập doanh nghiệp tư nhân cần bao nhiêu vốn

3. Những thông tin về cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân được quy định như thế nào trong điều lệ?

nhung-thong-tin-ve-co-cau-to-chuc-cua-doanh-nghiep-tu-nhan-duoc-quy-dinh-nhu-the-nao-trong-dieu-le
Những thông tin về cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân được quy định như thế nào trong điều lệ?

Trong điều lệ doanh nghiệp tư nhân, thông tin về cơ cấu tổ chức chủ yếu được quy định bao gồm:

  • Cấu trúc quản lý: Điều lệ phải xác định rõ các vị trí quản lý trong doanh nghiệp, bao gồm vai trò và trách nhiệm của chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân. Doanh nghiệp tư nhân thường có cấu trúc đơn giản hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác, với chủ sở hữu là người điều hành chính và có toàn quyền quyết định.
  • Quyền hạn và nghĩa vụ: Quy định rõ quyền hạn và nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc quản lý, điều hành doanh nghiệp, bao gồm quyền quyết định về các vấn đề quan trọng như chiến lược phát triển, đầu tư, và phân chia lợi nhuận.
  • Cơ cấu tài chính: Điều lệ có thể nêu rõ các quy định liên quan đến quản lý tài chính, bao gồm việc quản lý và phân bổ vốn điều lệ, lợi nhuận, và các khoản chi phí khác.
  • Quy trình quyết định: Mô tả quy trình ra quyết định trong doanh nghiệp, bao gồm các thủ tục cần thiết để đưa ra các quyết định quan trọng và cách thức tổ chức các cuộc họp, nếu có.
  • Cơ cấu tổ chức nội bộ: Nếu có, điều lệ có thể quy định về việc thành lập các bộ phận, phòng ban, hoặc các chức danh quản lý khác và mô tả chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận đó.
  • Thay đổi và cải tổ: Quy định về cách thức thay đổi hoặc cải tổ cơ cấu tổ chức trong tương lai, bao gồm quy trình và điều kiện cần thiết để thực hiện các thay đổi.

Các thông tin này giúp đảm bảo rằng cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân được quản lý một cách rõ ràng, hợp lý và phù hợp với quy định pháp luật, đồng thời tạo điều kiện cho sự điều hành hiệu quả và sự minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp.

>> Đọc thêm bài viết Doanh nghiệp tư nhân thành lập có cần điều lệ công ty? để tham khảo thông tin 

4. Điều lệ doanh nghiệp tư nhân có thể quy định các hình thức điều hành doanh nghiệp không? 

Có, điều lệ doanh nghiệp tư nhân có thể quy định các hình thức điều hành doanh nghiệp. Mặc dù doanh nghiệp tư nhân thường có cấu trúc điều hành đơn giản hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác, điều lệ vẫn có thể thiết lập các hình thức và phương thức điều hành cụ thể, bao gồm:

  • Cơ chế điều hành: Quy định về cách thức và cơ chế điều hành doanh nghiệp, bao gồm việc phân công công việc và trách nhiệm cho các chức danh hoặc cá nhân trong doanh nghiệp.
  • Quy trình ra quyết định: Mô tả quy trình và phương thức ra quyết định trong doanh nghiệp, bao gồm cách thức thực hiện các quyết định quan trọng và quy trình tổ chức các cuộc họp nếu có.
  • Các hình thức quản lý: Quy định các hình thức quản lý và điều hành, chẳng hạn như việc chủ sở hữu có thể trực tiếp điều hành hoặc ủy quyền cho một người khác quản lý doanh nghiệp.
  • Các chức danh và vai trò: Xác định các chức danh quản lý, vai trò và trách nhiệm cụ thể của từng cá nhân trong doanh nghiệp, nếu có.
  • Quy tắc về tổ chức và điều hành: Quy định các quy tắc về tổ chức và điều hành, bao gồm cách thức và điều kiện để thực hiện các hoạt động, dự án hoặc chương trình kinh doanh.

Việc quy định rõ ràng các hình thức điều hành trong điều lệ giúp đảm bảo rằng doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và minh bạch, đồng thời tạo điều kiện cho việc quản lý và điều hành doanh nghiệp phù hợp với mục tiêu và nhu cầu cụ thể.

>> Các bạn có thể tìm hiểu thêm qua Điều lệ công ty là gì? Bao gồm những nội dung gì?

5. Câu hỏi thường gặp

Có yêu cầu pháp lý nào đối với nội dung của điều lệ doanh nghiệp tư nhân không?

Có, điều lệ doanh nghiệp tư nhân phải tuân thủ các yêu cầu pháp lý cụ thể theo quy định của pháp luật. Nội dung của điều lệ cần bao gồm các thông tin cơ bản như tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, vốn điều lệ, quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, cơ cấu tổ chức và quản lý, và các quy tắc điều hành. Điều lệ cũng phải đảm bảo không trái với các quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật liên quan. Điều này giúp đảm bảo tính hợp pháp và minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý và điều hành doanh nghiệp một cách hiệu quả.

Có cần phải đăng ký điều lệ doanh nghiệp tư nhân với cơ quan đăng ký kinh doanh không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, doanh nghiệp tư nhân không cần phải đăng ký điều lệ với cơ quan đăng ký kinh doanh. Điều lệ doanh nghiệp tư nhân là tài liệu nội bộ do chủ sở hữu lập ra để quy định cơ cấu tổ chức, quyền hạn và nghĩa vụ của các bên liên quan trong doanh nghiệp.

Tuy nhiên, khi thành lập doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu phải nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh, bao gồm các thông tin cơ bản về doanh nghiệp như tên, địa chỉ, và vốn điều lệ, cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Điều lệ doanh nghiệp tư nhân không phải là một phần của hồ sơ đăng ký này, nhưng việc lập và thực hiện điều lệ là cần thiết để đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp được tổ chức và quản lý theo các quy định pháp luật.

Có cần quy định trong điều lệ về cách phân chia lợi nhuận và thua lỗ của doanh nghiệp tư nhân không?

Trong điều lệ doanh nghiệp tư nhân, việc quy định cách phân chia lợi nhuận và thua lỗ là không bắt buộc, nhưng là một yếu tố quan trọng để đảm bảo sự minh bạch và công bằng trong quản lý tài chính. Điều lệ có thể nêu rõ cách phân chia lợi nhuận giữa các bên liên quan, nếu có, hoặc chỉ định cách thức xử lý thua lỗ của doanh nghiệp. Quy định này giúp chủ sở hữu và các bên liên quan hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ tài chính của mình, đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý tài chính và xử lý các vấn đề tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Kết luận, mẫu điều lệ doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò thiết yếu trong việc tổ chức và quản lý hoạt động của doanh nghiệp. Điều lệ không chỉ quy định các thông tin cơ bản về cơ cấu tổ chức, quyền hạn và nghĩa vụ của chủ sở hữu, mà còn đảm bảo tính minh bạch và hợp pháp trong hoạt động kinh doanh. Việc lập điều lệ đầy đủ và chính xác tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, đồng thời bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan và đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo