Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu mới nhất

Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu là một văn bản được sử dụng để đánh giá và xếp hạng các nhà thầu tham dự đấu thầu cho một gói thầu cụ thể. Báo cáo này được lập bởi tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu và trình lên bên mời thầu để xem xét, quyết định lựa chọn nhà thầu. Sau đây là bài viết giúp chúng ta hiểu rõ về mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu, cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu nhé!

Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu mới nhất

Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu mới nhất

1. Hồ sơ dự thầu là gì?

Căn cứ khoản 23 Điều 4 Luật Đấu thầu 2023: “Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất là toàn bộ tài liệu do nhà thầu, nhà đầu tư lập và nộp cho bên mời thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.”

Do đó, hồ sơ dự thầu là tập hợp các tài liệu do nhà thầu, nhà đầu tư lập và nộp cho bên mời thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình tham gia đấu thầu và quyết định việc nhà thầu có trúng thầu hay không.

2. Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu mới nhất

MẪU SỐ 8A

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ

HỒ SƠ DỰ THẦU QUA MẠNG

CHO GÓI THẦU DỊCH VỤ PHI TƯ VẤN,

MUA SẮM HÀNG HÓA, XÂY LẮP

(theo quy trình số 01)

(phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ)

 

(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2024/TT-BKHĐT ngày 15 tháng 02 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư) 

PHẦN I:

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ E-HSDT

Tên gói thầu: [trích xuất từ Hệ thống]

Dự án/dự toán mua sắm: [trích xuất từ Hệ thống]

Chủ đầu tư: [trích xuất từ Hệ thống]

Bên mời thầu: [trích xuất từ Hệ thống]

Mẫu số 01 (Webform trên Hệ thống)

ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP LỆ CỦA E-HSDT

E-HSDT của nhà thầu_____ (Hệ thống tự động trích xuất tên của từng nhà thầu)

Stt

Nội dung đánh giá trong E-HSMT 

Kết quả đánh giá tự động từ Hệ thống

 (Căn cứ cam kết trong 

E–HSDT)

Kết quả đánh giá của  chuyên gia

Đạt

Không đạt

Đạt

Không đạt

1

Bảo đảm dự thầu(1)

       

2

Thỏa thuận liên danh (đối với nhà thầu liên danh)(2)

       

3

Tư cách hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật đấu thầu

       

3.1

Nhà thầu là tổ chức đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

       

3.1.1

Hạch toán tài chính độc lập(3)

       

3.1.2

Không đang trong quá trình thực hiện thủ tục giải thể hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác; không thuộc trường hợp mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật về phá sản (3)

       

3.1.3

Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu(3)

       

3.1.4

Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu theo quy định của Luật Đấu thầu(3)

       

3.1.5

Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự(3)

       

3.1.6

Không trong trạng thái bị tạm ngừng, chấm dứt tham gia Hệ thống(3)

       

3.1.7

Đáp ứng điều kiện về cấp doanh nghiệp(4)

       
 

Đối với nhà thầu là hộ kinh doanh thì mục 3 được quy định như sau:

     

3

Tư cách hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật đấu thầu

       

3.1

Nhà thầu là hộ kinh doanh đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

       

3.1.1

Có giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật(3)

       

3.1.2

Không đang trong quá trình chấm dứt hoạt động hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; chủ hộ kinh doanh không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự(3)

       

3.1.3

Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu(3)

       

3.1.4

Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu theo quy định của Luật Đấu thầu(3)

       

3.1.5

Không trong trạng thái bị tạm ngừng, chấm dứt tham gia Hệ thống(3)

       

KẾT LUẬN(5)

   

Người đánh giá

(Ký và ghi rõ họ tên)

Ghi chú: 

(1) Tổ chuyên gia đánh giá theo bản scan bảo đảm dự thầu đính kèm E-HSDT (đối với trường hợp sử dụng bảo lãnh dự thầu hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh bằng văn bản giấy), trừ trường hợp giá trị bảo đảm dự thầu nhỏ hơn 20 triệu đồng.

(2) Tổ chuyên gia đánh giá theo bản thỏa thuận liên danh thuộc E-HSDT

(3) Hệ thống tự động đánh giá trên cơ sở cam kết của nhà thầu trong E-HSDT.

(4) Chỉ áp dụng đối với gói thầu xây lắp có giá gói thầu ≤ 5 tỷ đồng. Hệ thống tự động đánh giá trên cơ sở cam kết của nhà thầu trong đơn dự thầu. Trường hợp gói thầu đã tổ chức lựa chọn nhà thầu, nếu không có doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ đáp ứng yêu cầu thì khi tổ chức đấu thầu lại, nhà thầu không phải đáp ứng yêu cầu này. 

(5) Trường hợp tổ chuyên gia phát hiện Hệ thống đánh giá nhà thầu "đạt" là chưa chính xác thì tổ chuyên gia có quyền đánh giá lại để làm kết quả đánh giá ở nội dung này và nêu rõ ý kiến tại phiếu chấm của tổ chuyên gia. Trường hợp Hệ thống đánh giá "không đạt" thì nhà thầu bị loại. Đối với các nội dung Hệ thống tự động đánh giá "không đạt", Tổ chuyên gia không thể sửa đổi kết quả đánh giá từ "không đạt" thành "đạt".

Mẫu số 02 (Webform trên Hệ thống)

ĐÁNH GIÁ VỀ NĂNG LỰC VÀ KINH NGHIỆM 

E-HSDT của nhà thầu____  (Hệ thống tự động trích xuất tên của từng nhà thầu)

Các tiêu chí năng lực và kinh nghiệm trong E-HSMT(1)

Thông tin trong 

E-HSDT

Kết quả đánh giá tự động từ Hệ thống(3)

Kết quả đánh giá của chuyên gia(4)

Stt

Mô tả

Yêu cầu

Đạt

 Không đạt

Đạt

Không đạt

 

 

 

 

 

 

 

 

Kết luận

 

 

Người đánh giá 

(Ký và ghi rõ họ tên)

Ghi chú: 

(1), (2): Hệ thống tự động trích xuất thông tin trong E-HSMT và E-HSDT.

(3): Việc đánh giá thực hiện như sau:

- Lịch sử không hoàn thành hợp đồng: Hệ thống đánh giá căn cứ thông tin nhà thầu kê khai trên webform

- Thực hiện nghĩa vụ thuế: Hệ thống đánh giá căn cứ cam kết của nhà thầu trong đơn dự thầu

- Kết quả hoạt động tài chính, doanh thu bình quân hàng năm: Đối với số liệu từ 2021 trở đi, Hệ thống đánh giá căn cứ thông tin được trích xuất hoặc thông tin do nhà thầu cập nhật; đối với số liệu trước năm 2021, hệ thống đánh giá căn cứ thông tin do nhà thầu kê khai. Đối với nhà thầu là hộ kinh doanh, không bắt buộc phải nộp báo cáo tài chính nhưng nhà thầu phải cung cấp tài liệu chứng minh doanh thu tương ứng với nghĩa vụ nộp thuế.

(4) Tổ chuyên gia đánh giá đối với các nội dung sau:

- Đánh giá các nội dung ngoài các nội dung mà Hệ thống đánh giá tự động:

     + Nguồn lực tài chính (đối với gói thầu xây lắp): Đối với cam kết cung cấp tín dụng, tổ chuyên gia căn cứ vào tài liệu đính kèm để đánh giá. Cam kết cung cấp tín dụng bổ sung sau thời điểm đóng thầu sẽ không được xem xét, đánh giá. Trường hợp cam kết tín dụng của nhà thầu không đáp ứng yêu cầu, tổ chuyên gia tiếp tục đánh giá nguồn lực tài chính căn cứ thông tin kê khai, trích xuất trên webform. 

      + Hợp đồng tương tự; năng lực sản xuất; nhân sự chủ chốt; thiết bị thi công chủ yếu; khả năng bảo hành, bảo trì, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, cung cấp phụ tùng thay thế hoặc cung cấp các dịch vụ sau bán hàng khác.

- Các nội dung Hệ thống đánh giá là "đạt" mà Tổ chuyên gia xét thấy phải đánh giá lại. Trường hợp tổ chuyên gia phát hiện Hệ thống đánh giá nhà thầu "đạt" là chưa chính xác thì tổ chuyên gia có quyền đánh giá lại để làm kết quả đánh giá ở nội dung này và nêu  rõ ý kiến tại phiếu chấm của tổ chuyên gia. Trường hợp Hệ thống đánh giá "không đạt" thì nhà thầu bị loại. Đối với các nội dung Hệ thống tự động đánh giá "không đạt", Tổ chuyên gia không thể sửa đổi kết quả đánh giá từ "không đạt" thành "đạt".

Mẫu số 03A (Đính kèm cùng báo cáo đánh giá)

ĐÁNH GIÁ VỀ KỸ THUẬT 

(Sử dụng phương pháp chấm điểm)

E-HSDT của nhà thầu:____ 

Stt

Nội dung đánh giá(1)

Mức điểm quy định trong E-HSMT(2) 

ĐÁNH GIÁ(3) 

Ghi chú

Điểm tối đa

Điểm tối thiểu

Điểm

Nhận xét của  chuyên gia 

             
             
             

TỔNG CỘNG

         

KẾT LUẬN(4)

   

Người đánh giá 

(Ký và ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1), (2) Theo quy định trong E-HSMT.

(3) Đối với từng nội dung đánh giá, phải ghi rõ số điểm tại cột Điểm.

(4) Nhà thầu được kết luận là ĐẠT hoặc KHÔNG ĐẠT theo quy định của E-HSMT trên cơ sở số điểm của nhà thầu.

Mẫu số 03B (Đính kèm cùng báo cáo đánh giá) 

ĐÁNH GIÁ VỀ KỸ THUẬT 

(Sử dụng tiêu chí đánh giá “đạt”, “không đạt”)

E-HSDT của nhà thầu____ 

Stt

Nội dung đánh giá(1)

Kết quả đánh giá (2)

Nhận xét của  chuyên gia

Ghi chú

Đạt

Chấp nhận được

Không đạt

             
             
             

KẾT LUẬN(3)

     

Người đánh giá 

(Ký và ghi rõ họ tên)

Ghi chú: 

(1) Theo quy định trong E-HSMT.

(2) Đối với từng nội dung đánh giá, nếu được đánh giá là "đạt" hoặc "chấp nhận được" hoặc "không đạt" thì đánh dấu “X” vào ô tương ứng và nêu rõ lý do tại cột Nhận xét của chuyên gia. Tiêu chí “Chấp nhận được” chỉ áp dụng trong trường hợp tiêu chuẩn đánh giá thuộc E-HSMT có quy định về nội dung “Chấp nhận được”. 

(3) E-HSDT được kết luận là ĐẠT hoặc KHÔNG ĐẠT theo quy định trong E-HSMT. 

Mẫu số 04 (Đính kèm cùng báo cáo đánh giá)

XÁC ĐỊNH ΔG

(Đối với gói thầu áp dụng phương pháp giá đánh giá) 

E-HSDT của nhà thầu____ 

Stt

Công thức xác định ΔG

ΔG (1) 

1

   

2

   

3

   
 

TỔNG CỘNG

 

Người đánh giá

(Ký và ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) ΔG tại biểu này chưa bao gồm ΔƯĐ phải cộng thêm đối với đối tượng không được hưởng ưu đãi theo quy định tại Mẫu số 06. 

Không cần xác định ΔG nếu chỉ có 01 nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật. 

Mẫu số 05 (Đính kèm cùng báo cáo đánh giá)

XÁC ĐỊNH DANH MỤC HÀNG HÓA THUỘC VÀ KHÔNG THUỘC ĐỐI TƯỢNG 

ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI CỦA GÓI THẦU

(Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa)

Trường hợp hàng hóa do nhà thầu chào thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi thì tổ chuyên gia tiến hành kiểm tra, tính toán lại về tỷ lệ chi phí sản xuất trong nước để xác định hàng hóa do nhà thầu chào có thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi hay không. Từ đó, xác định các hàng hóa thuộc, không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi trong tổng số các loại hàng hóa theo yêu cầu của E-HSMT để làm cơ sở xác định ΔƯĐ theo Mẫu số 6 như sau:

Stt

Hàng hóa(1) 

Nhà thầu chào hàng hóa thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi(2) 

Nhà thầu chào hàng hóa không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi(3)

Ghi chú

 

Hàng hóa 1

     
 

Hàng hóa 2

     
 

Hàng hóa 3

     
 

     

Người đánh giá

(Ký và ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Tên hàng hóa. 

(2) Tên các nhà thầu chào hàng hóa thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi. 

(3) Tên các nhà thầu chào hàng hóa không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi.

Không cần xác định ưu đãi nếu chỉ có 01 nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, các nhà thầu cùng chào hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi hoặc cùng chào hàng hóa không thuộc đối tượng hưởng ưu đãi. 

Mẫu số 06 (Đính kèm cùng báo cáo đánh giá)

XÁC ĐỊNH ΔƯĐ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA 

KHÔNG THUỘC ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI

(Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa)

E-HSDT của nhà thầu____ 

Stt

Hàng hóa(1)

Giá dự thầu trừ giá trị giảm giá (nếu có)(2) 

ΔƯĐ(3)

 

Hàng hóa 1

   
 

Hàng hóa 2

   
 

   
 

Tổng cộng 

 

Người đánh giá

(Ký và ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Tên hàng hóa không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi theo Mẫu số 05;

(2) Giá dự thầu trừ giá trị giảm giá (nếu có) của từng loại hàng hóa không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi

(3) ΔƯĐ đối với hàng hóa không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi = 7,5% x Giá dự thầu trừ giá trị giảm giá (nếu có).

Không cần xác định ưu đãi nếu chỉ có 1 nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật hoặc tất cả các nhà thầu cùng chào hàng hóa được hưởng ưu đãi hoặc cùng chào hàng hóa không được hưởng ưu đãi.

Mẫu số 06A (Đính kèm cùng báo cáo đánh giá)

HIỆU CHỈNH SAI LỆCH THỪA(1)

E-HSDT của nhà thầu:____ 

STT

Hạng mục chào thừa (2)

Giá trị chào thừa

Ghi chú

1.

 

T1

 

2.

 

T2

 

.....

 

 

n.

 

T

 

Tổng cộng

T

 

KẾT LUẬN(3)

   

  Người đánh giá 

 (Ký và ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Chỉ áp dụng việc hiệu chỉnh sai lệch thừa theo quy định trong E-HSMT đối với gói thầu xây lắp áp dụng loại hợp đồng trọn gói.

(2) Hạng mục mà nhà thầu đề xuất trong E-HSDT thừa so với yêu cầu để hoàn thành thiết kế trong E-HSDT

(3) Đính kèm bản chụp văn bản thông báo của Bên mời thầu cho nhà thầu về kết quả hiệu chỉnh sai lệch thừa; bản chụp văn bản trả lời của nhà thầu về việc hiệu chỉnh sai lệch của Bên mời thầu.

Mẫu số 07A (Đính kèm cùng báo cáo đánh giá)

TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VỀ TÀI CHÍNH

(Phương pháp giá đánh giá)

E-HSDT của nhà thầu:____ 

Stt

Nội dung

Giá trị 

1

Giá dự thầu (giá ghi trong đơn dự thầu không tính giá trị giảm giá, nếu có)

 

2

Giá trị hiệu chỉnh sai lệch thừa(1)

Giá trị T theo Mẫu số 06A

3

Giá trị giảm giá (nếu có) 

 

4

Giá dự thầu sau hiệu chỉnh sai lệch thừa, trừ giá trị giảm giá (nếu có) 

 

5

ΔG

Theo Mẫu số 04

6

ΔƯĐ (nếu có)(2)

Theo Mẫu số 06

7

Giá đánh giá

 

Người đánh giá

(Ký và ghi rõ họ tên)

Ghi chú: 

(1) Chỉ áp dụng đối với gói thầu xây lắp sử dụng loại hợp đồng trọn gói (nếu có) 

(2) ΔƯĐ: chỉ áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa.

Không cần xác định giá đánh giá nếu chỉ có 1 nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật.

Mẫu số 07B (Đính kèm cùng báo cáo đánh giá)

TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VỀ TÀI CHÍNH

(Phương pháp giá thấp nhất)

E-HSDT của nhà thầu:____ 

Stt

Nội dung

Giá trị 

1

Giá dự thầu (giá ghi trong đơn dự thầu không tính giá trị giảm giá, nếu có)

 

2

Giá trị hiệu chỉnh sai lệch thừa(1) 

Giá trị T theo Mẫu số 06A

3

Giá trị giảm giá (nếu có) 

 

4

Giá dự thầu sau hiệu chỉnh sai lệch thừa trừ giá trị giảm giá (nếu có) 

 

5

ΔƯĐ(2) 

Theo Mẫu số 06

6

Giá dự thầu sau hiệu chỉnh sai lệch thừa trừ giá trị giảm giá (nếu có) và sau khi tính ưu đãi (nếu có)

 

Người đánh giá

(Ký và ghi rõ họ tên)

Ghi chú: 

  1.  Chỉ áp dụng đối với gói thầu xây lắp áp dụng hợp đồng trọn gói (nếu có) 

(2) ΔƯĐ: chỉ áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa.

[TÊN TỔ CHỨC/ĐƠN VỊ ĐÁNH GIÁ E-HSDT]

Số:            /

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______, ngày____ tháng____ năm____

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ E-HSDT

Tên gói thầu_____ [Hệ thống trích xuất]

Thuộc dự án/dự toán mua sắm_____ [Hệ thống trích xuất]

Kính gửi:_____ [Hệ thống trích xuất]

I. THÔNG TIN CƠ BẢN 

  1. Giới thiệu chung về dự án/dự toán mua sắm, gói thầu

- Chủ đầu tư: [Hệ thống trích xuất]

- Bên mời thầu: [Hệ thống trích xuất]

- Tên dự án/dự toán mua sắm: [Hệ thống trích xuất] 

- Tên gói thầu: [Hệ thống trích xuất];

- Số KHLCNT: [Hệ thống trích xuất] thời điểm đăng tải [Hệ thống trích xuất];

- Số E-TBMT: [Hệ thống trích xuất] thời điểm đăng tải [Hệ thống trích xuất];

- Các văn bản pháp lý liên quan: (Phần này tổ chức/đơn vị đánh giá E-HSDT liệt kê).

  1. Tổ chuyên gia 

a) Cơ sở pháp lý thành lập tổ chuyên gia:

Tổ chuyên gia được [Ghi tên Chủ đầu tư/đơn vị tư vấn đấu thầu] thành lập theo Quyết định số [Ghi số và ngày ban hành văn bản] để thực hiện đánh giá E-HSDT gói thầu [trích xuất từ Hệ thống] thuộc dự án/dự toán mua sắm [trích xuất từ Hệ thống].

Trường hợp Chủ đầu tư thuê đơn vị tư vấn đấu thầu đánh giá E-HSDT thì bổ sung nội dung sau: 

Căn cứ hợp đồng số [Ghi số hiệu hợp đồng] ngày [Ghi thời gian ký hợp đồng] giữa [Ghi tên Chủ đầu tư] và____ [Ghi tên đơn vị tư vấn đấu thầu] về việc thuê tổ chức đơn vị đánh giá E-HSDT gói thầu [trích xuất từ Hệ thống] thuộc dự án/dự toán mua sắm [trích xuất từ Hệ thống]. 

b) Thành phần tổ chuyên gia:

Số lượng, họ tên, chức vụ, vị trí và phân công công việc cụ thể của các thành viên trong tổ chuyên gia được nêu tại Bảng số 01.

Bảng số 01

Stt

Họ và tên

Chức vụ, vị trí trong tổ chuyên gia

Phân công công việc của các thành viên

       
       

c) Cách thức làm việc của tổ chuyên gia:

Phần này nêu cách thức làm việc của tổ chuyên gia, phân công công việc, thời gian hoàn thành... Trường hợp có quy chế làm việc của tổ chuyên gia thì chỉ cần đính kèm quy chế này. Trong phần này nêu rõ cách xử lý khi một thành viên trong tổ chuyên gia có ý kiến khác biệt so với đa số các thành viên khác. Ý kiến bảo lưu của thành viên đó (nếu có) phải được nêu trong Mục IV báo cáo này. 

II. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ E-HSDT

  1. Biên bản mở thầu

[trích xuất biên bản mở thầu từ Hệ thống]

  1. Đánh giá tính hợp lệ của E-HSDT

a) Kết quả đánh giá về tính hợp lệ E-HSDT được tổng hợp theo Bảng số 02 dưới đây: (trích xuất từ Mẫu số 01)

Bảng số 02

Stt

Tên nhà thầu

Kết luận

(Đạt, không đạt)

     
     

b) Thuyết minh về các trường hợp E-HSDT không hợp lệ: (Hệ thống tự động trích xuất các nội dung ý kiến của tổ chuyên gia về việc nhà thầu được đánh giá không đạt, kể cả sau khi nhà thầu bổ sung, làm rõ E-HSDT). 

c) Các nội dung bổ sung, làm rõ E-HSDT nhằm chứng minh tư cách hợp lệ của nhà thầu (nếu có). Phần này nêu rõ các yêu cầu bổ sung, làm rõ E-HSDT của Bên mời thầu và văn bản bổ sung, làm rõ E-HSDT của nhà thầu.

3. Kết quả đánh giá về năng lực và kinh nghiệm 

a) Kết quả đánh giá về năng lực, kinh nghiệm được tổng hợp theo Bảng số 03 dưới đây: (trích xuất từ Mẫu số 02):

Bảng số 03

Stt

Tên nhà thầu

Kết luận

(Đạt, không đạt)

     
     

b) Thuyết minh các trường hợp nhà thầu không đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm nêu trong E-HSMT. Phần này thuyết minh chi tiết về việc không đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu (kể cả sau khi nhà thầu bổ sung, làm rõ E-HSDT, thay thế nhân sự chủ chốt, thiết bị thi công chủ yếu (nếu có)).

c) Các nội dung làm rõ E-HSDT nhằm chứng minh năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu (nếu có). Phần này nêu rõ các yêu cầu bổ sung, làm rõ E-HSDT của Bên mời thầu và văn bản bổ sung, làm rõ E-HSDT của nhà thầu (nếu có).

4. Kết quả đánh giá về kỹ thuật

a) Kết quả đánh giá về kỹ thuật được tổng hợp theo Bảng số 04 dưới đây: (tổng hợp từ Mẫu số 03A hoặc Mẫu số 03B)

Bảng số 04

Stt

Tên nhà thầu

Kết quả đánh giá 

Ghi chú

       
       

b) Thuyết minh các trường hợp nhà thầu không đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật nêu trong E-HSMT (kể cả khi đã làm rõ E-HSDT (nếu có)). Thuyết minh chi tiết về việc nhà thầu không đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật của E-HSDT. 

c) Các nội dung lưu ý trong quá trình đánh giá. Phần này nêu rõ các nội dung lưu ý trong quá trình đánh giá, bao gồm cả trường hợp trong tổ chuyên gia có một hoặc một số thành viên có đánh giá khác biệt so với đa số các thành viên còn lại và biện pháp xử lý đối với trường hợp đó (nếu có).

5. Kết quả đánh giá về tài chính

Kết quả đánh giá về tài chính được tổng hợp theo Bảng số 05 dưới đây: (được tổng hợp từ Mẫu số 07A hoặc Mẫu số 07B)

Stt

Nội dung

Nhà thầu A

Nhà thầu B

1

Giá dự thầu (giá ghi trong đơn dự thầu không tính giá trị giảm giá, nếu có) 

     

2

Giá trị hiệu chỉnh sai lệch thừa (đối với gói thầu xây lắp áp dụng hợp đồng trọn gói, nếu có) 

     

3

Giá trị giảm giá (nếu có) 

     

4

Giá dự thầu sau hiệu chỉnh sai lệch thừa trừ giá trị giảm giá (nếu có) 

     
 

Phương pháp giá thấp nhất

     

5

ΔƯĐ (chỉ áp dụng đối với gói thầu hàng hóa, nếu có)

     

6

Giá dự thầu sau hiệu chỉnh sai lệch thừa trừ giá trị giảm giá (nếu có), tính ưu đãi (nếu có)

     
 

Phương pháp giá đánh giá

     

5

ΔG 

     

6

ΔƯĐ (chỉ áp dụng đối với gói thầu hàng hóa, nếu có)

     

7

Giá đánh giá 

     

Phần này nêu các nội dung lưu ý trong quá trình đánh giá về tài chính (nếu có).

  1. Bảng tổng hợp kết quả đánh giá E-HSDT

Trên cơ sở đánh giá E-HSDT của tổ chuyên gia, kết quả đánh giá E-HSDT được tổng hợp theo Bảng số 06 với các nội dung cơ bản như sau:

Bảng số 06

Stt

Nội dung

Nhà thầu

A

B

...

1

Kết quả đánh giá tính hợp lệ của E-HSDT

     

2

Kết quả đánh giá về năng lực và kinh nghiệm

     

3

Kết quả đánh giá về kỹ thuật

     
 

Phương pháp giá thấp nhất

     

4

Giá dự thầu sau hiệu chỉnh sai lệch thừa (nếu có) trừ giá trị giảm giá (nếu có), tính ưu đãi (nếu có)

     

5

Xếp hạng các E-HSDT*

     
 

Phương pháp giá đánh giá

     

6

Giá đánh giá (sau khi tính ưu đãi)

     

7

Xếp hạng các E-HSDT*

     

Ghi chú:

- Đối với gói thầu áp dụng loại hợp đồng theo đơn giá cố định hoặc đơn giá điều chỉnh, chi phí dự phòng không dùng để so sánh, xếp hạng nhà thầu.

* Đối với gói thầu xây lắp, phi tư vấn: việc xếp hạng các E-HSDT cần xem xét đến các trường hợp được hưởng ưu đãi như sau: 

- E-HSDT của nhà thầu có sử dụng số lượng lao động nữ từ 25% trở lên; số lượng lao động là thương binh, người khuyết tật từ 25% trở lên; số lượng lao động là người dân tộc thiểu số từ 25% trở lên được xếp hạng cao hơn E-HSDT của nhà thầu không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi trong trường hợp E-HSDT của các nhà thầu được đánh giá ngang nhau theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 10 của Luật Đấu thầu.

- Trường hợp chỉ có 1 nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, không cần xác định ưu đãi, giá đánh giá, xếp hạng nhà thầu. 

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trên cơ sở đánh giá E-HSDT, tổ chuyên gia nêu rõ các nội dung sau đây:

  1.  Danh sách nhà thầu được xem xét, xếp hạng và thứ tự xếp hạng nhà thầu;
  2. Nhận xét về tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu. Trường hợp chưa đảm bảo cạnh tranh, công bằng, minh bạch, hiệu quả kinh tế, phải nêu lý do và đề xuất biện pháp xử lý;
  3.  Những nội dung của E-HSMT chưa phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu dẫn đến hạn chế sự tham dự thầu của nhà thầu hoặc dẫn đến có cách hiểu không rõ hoặc khác nhau trong quá trình đánh giá E-HSDT hoặc có thể dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu; đề xuất biện pháp xử lý. [Trường hợp không có nội dung này thì ghi KHÔNG CÓ]

IV. Ý KIẾN BẢO LƯU 

Trường hợp có ý kiến bảo lưu thì cần nêu rõ các thông tin: nội dung đánh giá, ý kiến bảo lưu, lý do và đề nghị thành viên có ý kiến bảo lưu ký tên theo bảng dưới đây:

Stt

Nội dung 

đánh giá

Ý kiến 

bảo lưu

Lý do

Ký tên

         
         

[Trường hợp không có nội dung này thì ghi KHÔNG CÓ]

Báo cáo đánh giá này được lập bởi:

____________________

____________________

[Tất cả các thành viên của tổ chuyên gia ghi rõ họ tên và ký, kể cả thành viên có ý kiến bảo lưu (nếu có)]. 

3. Tại sao phải lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu?

Việc lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu đóng vai trò quan trọng trong quá trình lựa chọn nhà thầu phù hợp nhất cho dự án, đảm bảo hiệu quả, minh bạch và tuân thủ đúng quy định của pháp luật về đấu thầu. Một số lý do chính cho việc cần thiết phải lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu:

3.1. Đánh giá năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu:

  • Báo cáo đánh giá giúp bên mời thầu đánh giá một cách khách quan và toàn diện năng lực tài chính, năng lực kỹ thuật, kinh nghiệm thực tế và uy tín của các nhà thầu tham dự.
  • Từ đó, lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực thực hiện dự án một cách hiệu quả, đảm bảo chất lượng công trình và tiến độ thi công.

3.2. Đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong quá trình lựa chọn nhà thầu:

  • Việc lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu một cách công khai, minh bạch giúp loại bỏ các yếu tố tiêu cực như thiên vị, tham nhũng trong quá trình lựa chọn nhà thầu.
  • Mọi nhà thầu tham dự đều có cơ hội cạnh tranh công bằng dựa trên năng lực và kinh nghiệm của mình.

3.3. Cung cấp cơ sở cho quyết định lựa chọn nhà thầu:

  • Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu là căn cứ quan trọng để bên mời thầu đưa ra quyết định lựa chọn nhà thầu phù hợp nhất cho dự án.
  • Qua đó, đảm bảo hiệu quả đầu tư, tiết kiệm chi phí và tránh lãng phí nguồn lực.

3.4. Lưu giữ hồ sơ và phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra:

  • Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu cùng với các hồ sơ dự thầu khác cần được lưu giữ đầy đủ, đúng quy định.
  • Phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng khi cần thiết.

Ngoài ra, việc lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu còn giúp:

  • Nâng cao tính chuyên nghiệp trong công tác quản lý đấu thầu.
  • Tạo dựng niềm tin cho các nhà thầu tham dự.
  • Góp phần thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của thị trường đấu thầu.

Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu mới nhất. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo