Mẫu bản sao giấy khai sinh theo Thông tư 04/2020/TT-BTP

Giấy khai sinh là giấy tờ tuỳ thân quan trọng được đăng ký cho mỗi đứa trẻ ngay khi sinh ra. Có hai loại giấy khai sinh là Giấy khai sinh bản chính và bản sao. Bản chính chỉ được cơ quan có thẩm quyền cấp một lần duy nhất. Để tránh tình trạng hỏng, nát, rách bản chính bạn nên đề nghị cấp thêm bản sao Giấy khai sinh. Quy định Mẫu bản sao giấy khai sinh theo Thông tư 04/2020/TT-BTP sẽ được trình bày trong bài viết dưới đây.

1. Bản sao giấy khai sinh là gì?

Khoản 1 và khoản 6 điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định:

Cấp bản sao từ sổ gốc là việc cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao. Bản sao từ sổ gốc có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.”

Bản sao là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.

Theo đó, bản sao giấy khai sinh là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong bản chính giấy khai sinh. Bản sao giấy khai sinh có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Hiện nay, cơ quan quản lý hộ tịch bao gồm UBND cấp xã và UBND cấp huyện nơi đăng ký khai sinh ban đầu. Theo đó, tùy thuộc vào thời điểm bạn xin cấp bản sao giấy khai sinh đang do cơ quan nào quản lý thì cơ quan đó có thẩm quyền giải quyết việc cấp bản sao cho bạn.

Theo Điều 3 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP, giá trị của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính như sau:

  • Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  • Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Như vậy, bản sao Giấy khai sinh từ sổ gốc và bản sao Giấy khai sinh chứng thực đều có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch.

2. Mẫu bản sao giấy khai sinh theo Thông tư 04/2020/TT-BTP

Như đã trình bày ở trên, Giấy khai sinh có ý nghĩa rất quan trọng. Cơ quan đăng ký hộ tịch đã cấp bản chính cho giấy khai sinh có thẩm quyền cấp bản sao.

Mẫu Giấy khai sinh bản sao hiện nay như sau:

Mẫu Bản Sao Giấy Khai Sinh

Mẫu bản sao giấy khai sinh theo Thông tư 04/2020/TT-BTP

3. Thủ tục làm bản sao giấy khai sinh

3.1. Thẩm quyền cấp bản sao giấy khai sinh

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 23/2015/NĐ – CP thì Cơ quan, tổ chức đang quản lý số gốc có thẩm quyền và trách nhiệm cấp bản sao từ sổ gốc theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Việc cấp bản sao từ sổ gốc được thực hiện đồng thời với việc cấp bản chính hoặc sau thời điểm cấp bản chính.

Như vậy, cơ quan có thẩm quyền cấp bản sao giấy khai sinh là cơ quan nơi đang thực hiện việc quản lý giấy khai sinh gốc, tức là thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã.

3.2. Hồ sơ tiến hành thủ tục làm giấy khai sinh bản sao

Căn cứ Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch, hồ sơ xin trích lục bản sao giấy khai sinh bao gồm:

  • Tờ khai cấp bản sao trích lục hộ tịch theo mẫu
  • Giấy tờ tùy thân (hộ chiếu/CMND/thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng);
  • Giấy tờ ủy quyền (Trong trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục);
  • Sổ hộ khẩu của người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch.

3.3. Trình tự, thủ tục làm giấy khai sinh bản sao

– Ngay sau khi nhận được yêu cầu cấp trích lục bản sao Giấy khai sinh, nếu đủ điều kiện thì Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch cho người yêu cầu.

– Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì công chức hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận.

– Nếu hồ sơ yêu cầu cấp bản sao trích lục sau khi đã được hướng dẫn theo quy định mà không được bổ sung đầy đủ, hoàn thiện thì người tiếp nhận từ chối tiếp nhận hồ sơ. Việc từ chối tiếp nhận hồ sơ phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó ghi rõ lý do từ chối.

Trên đây là Mẫu bản sao giấy khai sinh theo Thông tư 04/2020/TT-BTP và những kiến thức liên quan. Giấy khai sinh là loại giấy tờ quan trọng, có giá trị trọn đời, vì vậy các bạn hãy giữ gìn thật cẩn thận. Ngoài ra, nếu còn thắc mắc như Thời hạn Giấy khai sinh; Thủ tục cấp lại Giấy khai sinh...hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo