Mẫu bản cam kết an toàn cho trẻ

Mẫu bản cam kết an toàn cho trẻ có thể được sử dụng trong trường hợp khi trẻ tham gia học tập tại các cơ sở giáo dục. Sau đây, ACC xin gửi đến bạn Mẫu bản cam kết an toàn cho trẻ theo quy định hiện hành. 

Mẫu bản cam kết an toàn cho trẻ

Mẫu bản cam kết an toàn cho trẻ

1. Mẫu bản cam kết an toàn cho trẻ là gì?

Mẫu bản cam kết an toàn cho trẻ là một văn bản thể hiện sự cam kết của các bên tham gia trong việc đảm bảo an toàn cho trẻ.

Nội dung cơ bản của Mẫu bản cam kết an toàn cho trẻ bao gồm:

  • Thông tin về các bên tham gia: Bao gồm họ và tên, địa chỉ, số điện thoại của cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của trẻ, chủ cơ sở giáo dục, chủ cơ sở vui chơi giải trí,...
  • Nội dung cam kết: Bao gồm các nghĩa vụ cụ thể mà các bên cam kết thực hiện để đảm bảo an toàn cho trẻ. Ví dụ:
    • Cam kết về việc trông coi, giám sát trẻ
    • Cam kết về việc cung cấp môi trường an toàn cho trẻ
    • Cam kết về việc xử lý các tình huống nguy hiểm
    • Cam kết về việc phối hợp với các bên liên quan
  • Chữ ký và đóng dấu của các bên tham gia: Các bên tham gia cần ký tên đầy đủ và đóng dấu mộc (nếu có) vào bản cam kết.

2. Mẫu bản cam kết an toàn cho trẻ

PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC

TRƯỜNG MẦM NON TRUNG HÀ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                                               Trung Hà, ngày 05 tháng 9 năm 2022

 BẢN CAM KẾT

V⁄v thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ

Năm học 2022 - 2023 

Họ và tên:…………………………………….. sinh ngày…… tháng…. năm ………

Chức vụ:……………………………………….

  Để đảm bảo an toàn, phòng - chống tai nạn thương tích tại trường mầm non Trung Hà tôi  xin cam kết thực hiện nghiêm túc các nội dung sau:

I. ĐỐI VỚI CBQL:

     - Chỉ đạo rà soát, kiểm tra các điều kiện về cơ sở vật chất và việc sắp xếp đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị của toàn thể đội ngũ CBQL-GV-NV trong Nhà trường.

   - Thanh lý các đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị không còn đảm bảo an toàn khi sử dụng.

- Tập huấn cho đội ngũ CB-GV-NV về việc đảm bảo an toàn, phòng, chống tai nạn thường tích trong trường học và ký cam kết thực hiện vào đầu năm học.

II. ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN:

1. Đảm bảo an toàn:

1.1. An toàn về tâm lý: 

     Luôn yêu thương, chăm sóc trẻ chu đáo, tạo cảm giác vui vẻ cho trẻ, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ phù hợp với lứa tuổi; không dọa nạt, phạt mắng thô bạo với trẻ.

Luôn học tập trang bị cho bản thân cách phòng tránh và sơ cứu cho trẻ khi có tình huống sảy ra.

1.2. An toàn về tính mạng: 

     Tạo cho trẻ không gian chơi trong nhà đảm bảo an toàn, nền nhà tránh trơn trượt, không để các vật sắc nhọn, phích nước, ổ điện và các đồ chơi không đảm bảo an toàn trong phòng chơi của trẻ, những đồ dùng nguy hiểm cần để ngoài tầm với của trẻ.

     Đồ dùng, đồ chơi cho trẻ chơi phải thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ.

     Khi trẻ chơi với các đồ chơi, giáo viên luôn phải giám sát, hoặc hướng dẫn kỹ cho trẻ trước lúc chơi.

     Giáo dục trẻ thực hiện tốt yêu cầu 5k về việc phòng, tránh dịch bệnh Covid-19

     Không trả trẻ cho người lạ, dưới 12 tuổi, không để trẻ tiếp xúc hoặc nhận quà từ người lạ, giáo dục trẻ biết gọi người lớn khi người lạ mặt đến gần hoặc trêu chọc.

2. Phòng, tránh một số tai nạn có thể xảy ra với trẻ:

2.1. Phòng tránh tai nạn đuối nước: 

     Không để trẻ vào nhà vệ sinh một mình, không để các dụng cụ chứa nước như thùng, xô, chậu nước to trong nhà vệ sinh.

2.2. Phòng tránh tai nạn giao thông: 

     Giáo dục trẻ không ra đường một mình, luôn đội mũ bảo hiểm khi đi xe điện, xe máy cùng người lớn; khi đi trên xe ô tô không thò đầu ra ngoài.

2.3. Phòng tránh dị vật đường thở: 

      Không cho trẻ cầm các đồ chơi quá nhỏ có thể cho vào miệng, mũi (nhất là các loại hạt nhỏ, mẫu bút sáp màu nhỏ, đất nặn được vo tròn nhỏ…); khi cho trẻ ăn các loại quả có hạt cần bóc bỏ hạt trước khi cho trẻ ăn (mãng cầu, nhãn, chôm chôm, nho, táo, saboche…), nghiền nhỏ các loại hạt (hạt óc chó, hạt mắc ca, hạt điều, hạt đậu phộng…);

      Giáo dục trẻ khi ăn phải từ tốn, không được vừa ăn vừa đùa nghịch hoặc nói chuyện; không ép trẻ ăn, uống, khi trẻ đang khóc, đang buồn ngủ, đang ho.

       Nếu có trường hợp dị vật đường thở xảy ra, phải thật bình tĩnh báo cáo Nhà trường, tự tin xử trí sơ cấp cứu ban đầu tại chỗ, đồng thời chuyển ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời cho trẻ.

2.4. Phòng tránh cháy, bỏng: 

       Luôn kiểm tra thức ăn trước khi cho trẻ ăn, uống. Tránh cho trẻ ăn thức ăn, uống nước khi còn quá nóng: không cho trẻ đến gần nồi đun bếp ga, bếp củi, nồi canh hoặc phích nước còn nóng.

       Không để trẻ tự tắm với vòi nước nóng- lạnh, không để trẻ đến gần ống xả của xe máy khi vừa dùng vì rất dễ gây bỏng. Đồng thời giáo dục cho trẻ biết đồ vật và nơi nguy hiểm.

2.5. Phòng tránh điện giật, ngã, các vết thương do vật sắc nhọn: 

       Treo, đặt những ổ điện phía trên cao, tránh xa tầm tay trẻ, tăng cường sử dụng các ổ điện có nắp đậy, có rơ le tự ngắt khi có chập điện để bảo vệ trẻ. Kiểm tra thường xuyên đường điện, đồ điện đề phòng chuột cắn, không để hở nguồn điện.

       Sắp xếp đồ đạt trong lớp hợp lý, không để vướng khi trẻ đi lại, bọc cạnh , mép nhọn của bàn ghế, đồ vật bằng các miếng cao su, nhựa để tránh gây thương tích cho trẻ.

       Giáo dục trẻ không sờ vào ổ điện, không tự động cắm các đồ dùng vào ổ điện; tránh để những vật sắc nhọn bằng kim loại, mảnh thủy tinh, gốm, sắt…ở nơi vui chơi của trẻ.

       Giáo viên luôn bên trẻ hướng dẫn trẻ không chạy nhảy xô đùa làm té ngà khi tham gia vui chơi trong lớp và ngoài trời.

2.6. Phòng tránh động vật cắn: 

       Không để trẻ chơi ở các bụi cây rậm phòng tránh các con rắn, rết, ong…cắn trẻ; không cho gia súc, gia cầm vào nhà ở, nơi nuôi trẻ hoặc nơi trẻ chơi.

2.7. Phòng tránh tai nạn do ngộ độc: 

     Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình chế biến các món ăn, tổ chức cho trẻ ăn. Không cho trẻ ăn các thức ăn ôi thiu, mốc. Không cho trẻ chơi những chai, lọ đựng thuốc, đựng màu gây độc hại cho trẻ; Không để hóa chất, nước tẩy vệ sinh, thuốc chữa bệnh phải để trên cao ngoài tầm với của trẻ. Quản lý chặt chẽ chai lọ đựng hóa chất.

2.8. Phòng tránh việc xâm hại trẻ em:

   -  Giáo dục trẻ biết tự vệ (Cắn, cấu, cào, la hét, kê cứu, chạy ra xa) khi gặp kẻ lạ bắt cóc hoặc có hành động xấu với trẻ.

  - Không quát mắng, doah nạt, đánh trẻ khi giáo viên hướng dẫn trẻ thực hiện các nhu cầu cá nhân như vệ sinh, ăn ngủ, vui chơi, học tập,… .

  - Không miệt thị những trẻ bị khuyết tật hoặc hoàn chảnh đặc biệt khó khăn.

  - Không can thiệp vào đời tư cá nhân mỗi trẻ em.

                                                                                                                    Trung Hà, ngày 05 tháng 9 năm 2022

                                                                       Người cam kết

3. Mẫu bản cam kết an toàn cho trẻ có giá trị pháp lý như thế nào?

Mẫu bản cam kết an toàn cho trẻ có giá trị pháp lý như một hợp đồng dân sự, thể hiện sự thỏa thuận giữa các bên tham gia về việc đảm bảo an toàn cho trẻ. Tuy nhiên, giá trị pháp lý cụ thể của bản cam kết sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố sau:

Nội dung cam kết:

  • Nội dung cam kết phải rõ ràng, cụ thể và đầy đủ về các nghĩa vụ đảm bảo an toàn cho trẻ mà các bên cam kết thực hiện.
  • Ví dụ: cam kết về việc trông coi, giám sát trẻ, cam kết về việc cung cấp môi trường an toàn cho trẻ, cam kết về việc xử lý các tình huống nguy hiểm,...

Đối tượng tham gia:

  • Mẫu bản cam kết an toàn cho trẻ cần được ký kết bởi các bên có thẩm quyền và trách nhiệm pháp lý.
  • Ví dụ: cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của trẻ, chủ cơ sở giáo dục, chủ cơ sở vui chơi giải trí,...

Hình thức cam kết:

  • Mẫu bản cam kết an toàn cho trẻ cần được ký kết dưới dạng văn bản, có thể là bản cứng hoặc bản điện tử.
  • Bản cam kết cần được ký tên đầy đủ bởi các bên tham gia và có dấu mộc (nếu có).

Việc thực hiện cam kết:

  • Các bên tham gia có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc các cam kết đã ghi trong bản cam kết.
  • Việc vi phạm cam kết có thể dẫn đến hậu quả pháp lý theo quy định của pháp luật.

Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Mẫu bản cam kết an toàn cho trẻ. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo