Mặt khách quan của tội phạm là gì? Nội dung phân tích mặt khách quan

Một trong bốn yếu tố của cấu thành tội phạm là mặt khách quan của tội phạm. Vậy thế nào là mặt khách quan của tội phạm, nội dung phân tích mặt khách quan là gì? ACC mời bạn cùng tìm hiểu thông qua bài viết Mặt khách quan của tội phạm là gì? Nội dung phân tích mặt khách quan.

1. Mặt khách quan của tội phạm là gì?

Mặt Khách Quan Của Tội Phạm Là Gì Nội Dung Phân Tích Mặt Khách Quan
Mặt khách quan của tội phạm là gì? Nội dung phân tích mặt khách quan

Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm. Bất kỳ tội phạm nào cũng được thể hiện ra bên ngoài, phản ánh trong thế giới khách quan. Mặt khách quan của tội phạm có những dấu hiệu: hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả tác hại do hành vi đó gây ra, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm và hậu quả tác hại, thời gian, địa điểm, phương pháp, phương tiện và công cụ thực hiện tội phạm.

Hành vi khách quan và một số dấu hiệu khác trong mặt khách quan của tội phạm như hậu quả, phương pháp, thủ đoạn phạm tội được phản ánh là dấu hiệu bắt buộc. Việc nghiên cứu, xác định chúng có ý nghĩa về mặt định tội. Ví dụ: Trong tội cướp tài sản, mặt khách quan của tội phạm phải biểu hiện hành vi “dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được” nhằm chiếm đoạt tài sản thì mới thỏa mãn tội phạm.

2. Các dấu hiệu của mặt khách quan của tội phạm

2.1 Hành vi khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội phạm là những biểu hiện của con người ra bên ngoài thế giới khách quan dưới những hình thức cụ thể; nhằm đạt những mục đích có chủ định và mong muốn.

Theo Luật hình sự Việt Nam; hành vi khách quan của tội phạm có 03 đặc điểm sau:

– Hành vi khách quan phải có tính nguy hiểm cho xã hội

Trong mặt khách quan của tội phạm; hành vi khách quan (hành vi nguy hiểm cho xã hội) là dấu hiệu bắt buộc phải có ở mọi loại tội phạm.

Bởi chỉ có hành vi nguy hiểm cho xã hội mới gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ.

– Hành vi khách quan của tội phạm là hoạt động có ý thức và ý chí;

– Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi trái pháp luật hình sự;

Hành vi đã thực hiện chỉ được coi là hành vi khách quan của tội phạm; nếu hành vi đó thỏa mãn đầy đủ những đặc điểm của hành vi khách quan của một tội phạm cụ thể được quy định trong bộ luật hình sự.

Hành vi khách quan được thể hiện dưới 02 hình thức:

– Hành vi khách quan của tội phạm được thể hiện qua hành động;

Ví dụ: Anh A thực hiện hành vi giết anh B.

– Hành vi khách quan của tội phạm được thể hiện qua không  hành động;

Ví dụ: Bác sĩ A bỏ mặc không cứu chữa cho bệnh nhân B; trong khi bác sĩ A có nghĩa vụ phải cứu chữa cho bệnh nhân B; và hoàn toàn có đầy đủ điều kiện để thực hiện.

Hành vi khách quan được thể hiện dưới 03 dạng cấu trúc đặc biệt:

– Tội ghép: Là tội phạm mà hành vi khách quan được hình thành bởi nhiều hành vi khác nhau xảy ra đồng thời; xâm hại các khách thể khác nhau.

Ví dụ: Hành vi khách quan của tội cướp tài sản xâm hại quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu.

– Tội kéo dài: Là tội phạm mà hành vi khách quan có khả năng diễn ra không gián đoạn trong khoảng thời gian dài.

Ví dụ: Hành vi khách quan của tội tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng.

– Tội liên tục: Là tội phạm có hành vi khách quan bao gồm nhiều hành vi cùng loại xảy ra kế tiếp nhau về mặt thời gian, xâm hại cùng khách thể và đều bị chi phối bởi ý định phạm tội cụ thể thống nhất.

Ví dụ: Hành vi khách quan của tội đầu cơ.

2.2 Hậu quả nguy hiểm cho xã hội

Hậu quả của tội phạm là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho quan hệ xã hội là khách thể bảo vệ của luật hình sự.

Hậu quả của tội phạm có thể là:

– Thiệt hai về thể chất;

Ví dụ: Tội giết người.

– Thiệt hại về vật chất;

Ví dụ: Tội trộm cắp tài sản.

– Thiệt hại về tinh thần;

Ví dụ: Tội xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.

– Các biến đổi khác.

Ví dụ: Tội xúi giục người khác tự sát.

2.3 Ý nghĩa của việc nghiên cứu hậu quả của tội phạm:

– Đối với CTTP vật chất, có ý nghĩa đối với việc định tội.

– Đối với CTTP tăng nặng có dấu hiệu phản ánh hậu quả (hoặc mức độ hậu quả); có ý nghĩa đối với việc xác định khung hình phạt.

– Đối với các trường hợp khác; là căn cứ để đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội; từ đó là căn cứ để quyết định khung hình phạt.

2.4 Mối quan hệ nhân quả của mặt khách quan của tội phạm

Đây là mối quan hệ khách quan luôn luôn tồn tại giữa hành vi khách quan và hậu quả của hành vi khách quan.
Một người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về hậu quả nguy hiểm cho xã hội; nếu hậu quả nguy hiểm đó do chính hành vi khách quan của họ và hậu quả nguy hiểm đó có quan hệ nhân quả với nhau.

Căn cứ để xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả khách quan:

– Hành vi trái pháp luật phải xảy ra trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội về mặt thời gian;

– Hành vi trái pháp luật độc lập hoặc trong mối liên hệ tổng hợp với một hoặc nhiều hiện tượng khác phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả nguy hiểm cho xã hội.

Ví dụ: Không cấp cứu người đang bị thương nặng trong khi có đầy đủ khả năng để cứu giúp.

– Hậu quả nguy hiểm đã xảy ra phải đúng là sự hiện thực hóa khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả của hành vi trái pháp luật.

Trong thực tế;có 02 dạng quan hệ nhân quả cụ thể phổ biến:

– Dạng quan hệ nhân quả đơn trực tiếp;

– Dạng quan hệ nhân quả kép trực tiếp.

2.5 Các nội dung biểu hiện khác của mặt khách quan của tội phạm

Công cụ, phương tiện phạm tội: Là những đối tượng vật chất được chủ thể sử dụng để tác động vào đối tượng tác động của tội phạm trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội.

Thủ đoạn phạm tội: Là cách thức thực hiện tội phạm một cách tinh vi khôn khéo, có sự tính toán.

Trong đa số các tội danh trong Bộ luật Hình sự; công cụ, phương tiện phạm tội và phương pháp, thủ đoạn phạm tội là tình tiết định khung tăng nặng.

Thủ đoạn phạm tội là tình tiết định tội của tội ngược đãi, hành hạ cha mẹ vợ chồng con cái.

Thời gian phạm tội: Thời gian phạm tội là căn cứ xác định tái phạm hay tái phạm nguy hiểm là tình tiết định khung tăng nặng hoặc tình tiết tăng nặng.

Địa điểm phạm tội: Là tình tiết định tội của một số tội như: Tội trốn khỏi nơi giam, tội hoạt động phỉ.

Hoàn cảnh phạm tội: Là tình tiết định tội của tội đầu cơ như phạm tội trong hoàn cảnh thiên tai, chiến tranh, và là tình tiết định khung tăng nặng của một số tội khác.

3. Câu hỏi thường gặp

Mặt khách quan của tội phạm là gì?

Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm. Bất kỳ tội phạm nào cũng được thể hiện ra bên ngoài; phản ánh trong thế giới khách quan.

Dấu hiệu của mặt khách quan của tội phạm?

Mặt khách quan của tội phạm có những dấu hiệu: hành vi nguy hiểm cho xã hội; hậu quả tác hại do hành vi đó gây ra; mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm và hậu quả tác hại; thời gian; địa điểm; phương pháp; phương tiện và công cụ thực hiện tội phạm.

Trên đây là những vấn đề liên quan đến Mặt khách quan của tội phạm là gì? Nội dung phân tích mặt khách quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Nếu như khách hàng có bất cứ thắc mắc, yêu cầu bất cứ vấn đề pháp lý nào liên quan đến vấn đề đã trình bày trên hoặc các vấn đề pháp lý khác vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo