Việc phân biệt mã số thuế và số đăng ký kinh doanh là rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Mã số thuế dùng để quản lý nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp, trong khi số đăng ký kinh doanh xác định tính hợp pháp và thông tin doanh nghiệp. ACC sẽ giúp bạn hiểu rõ sự khác biệt giữa hai khái niệm này.
Phân biệt mã số thuế và số đăng ký kinh doanh
1. Mã số thuế là gì?
Mặc dù Thông tư 105/2020/TT-BTC không định nghĩa rõ mã số thuế như Thông tư 95/2016/TT-BTC, nhưng dựa trên thực tế mã số thuế cấp cho người nộp thuế, mã số thuế có thể được hiểu như sau:
Mã số thuế (tax identification numbers) là một dãy số, chữ cái hoặc ký tự do cơ quan thuế cấp cho người nộp thuế theo quy định. Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 105/2020/TT-BTC, mã số thuế có cấu trúc như sau:
N1N2N3N4N5N6N7N8N9N10 - N11N12N13
Trong đó:
- Hai chữ số đầu N1N2 là mã phần khoảng của mã số thuế.
- Bảy chữ số tiếp theo N3N4N5N6N7N8N9 được quy định theo một cấu trúc xác định, tăng dần từ 0000001 đến 9999999.
- Chữ số N10 là chữ số kiểm tra.
- Ba chữ số cuối N11N12N13 là số thứ tự từ 001 đến 999.
- Dấu gạch ngang (-) là ký tự phân tách giữa nhóm 10 chữ số đầu và nhóm 3 chữ số cuối.
2. Số đăng ký kinh doanh là gì?
Số đăng ký kinh doanh, còn được gọi là mã số doanh nghiệp hoặc mã số hộ kinh doanh, là một mã định danh quan trọng. Theo quy định pháp luật, cá nhân và tổ chức muốn tham gia hoạt động đầu tư kinh doanh phải đăng ký kinh doanh trước. Chỉ sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với mã số này, họ mới được phép hoạt động hợp pháp.
3. Mã số doanh nghiệp có phải mã số thuế không?
Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này không chỉ là mã số thuế mà còn là mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp.
Mã số doanh nghiệp tồn tại suốt quá trình hoạt động và không được cấp lại cho tổ chức hay cá nhân khác. Khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động, mã số này sẽ mất hiệu lực.
Mã số doanh nghiệp được tự động tạo, gửi và nhận bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và Hệ thống thông tin đăng ký thuế, và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp đã thành lập theo Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc các giấy tờ pháp lý tương đương, mã số doanh nghiệp chính là mã số thuế do Cơ quan thuế cấp.
Như vây, Mã số doanh nghiệp cũng chính là mã số thuế.
>> Tham khảo thêm Tra cứu thông tin doanh nghiệp qua mã số thuế - [Chi tiết 2024] để biết thêm thông tin.
4. Cách phân biệt mã số thuế và số đăng ký kinh doanh
Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP: “Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế và mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp.”
Để thuận tiện trong quá trình quản lý và vận hành, nhà nước quy định mỗi doanh nghiệp chỉ được cấp một mã số duy nhất, không được tái sử dụng cho doanh nghiệp khác. Sau khi hoàn tất các thủ tục đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trên đó có ghi mã số doanh nghiệp, đồng thời cũng là mã số thuế.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn tồn tại một số trường hợp doanh nghiệp có số đăng ký kinh doanh và mã số thuế khác nhau. Nguyên nhân là do trước khi Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực, không có quy định bắt buộc số đăng ký kinh doanh phải trùng với mã số thuế. Do đó, các doanh nghiệp thành lập trước ngày 1/7/2015 có thể gặp tình trạng hai mã số này không khớp nhau. Để giải quyết vấn đề này, doanh nghiệp cần thực hiện đồng bộ hóa số đăng ký kinh doanh và mã số thuế.
Vì vậy, pháp luật hiện hành quy định mã số thuế cũng chính là số đăng ký kinh doanh (mã số doanh nghiệp) của các hộ kinh doanh và doanh nghiệp, sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
![tra-cuu-ma-so-dang-ky-kinh-doanh-1](https://cdn.accgroup.vn/uploads/2024/06/tra-cuu-ma-so-dang-ky-kinh-doanh-1.png)
5. Câu hỏi thường gặp
Cơ quan nào cấp mã số thuế?
Mã số thuế được cấp bởi cơ quan thuế
Tại sao một số doanh nghiệp có số đăng ký kinh doanh và mã số thuế khác nhau?
Trước khi Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực, không có quy định bắt buộc số đăng ký kinh doanh phải trùng với mã số thuế, dẫn đến tình trạng một số doanh nghiệp có hai mã số khác nhau.
Mức phạt chậm đăng ký mã số thuế?
Căn cứ quy định tại điều 33 luật quản lý thuế 2019 thì việc đăng ký thuế phải thực hiện trong vòng 10 ngày kể từ ngày cấp đăng ký kinh doanh, đăng ký hoạt động…
Nếu chậm đăng ký mã số thuế thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Căn cứ Điều 10 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn, hành vi chậm đăng ký mã số thuế sẽ bị xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng khi đăng ký mã số thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 30 ngày;
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký thuế quá thời hạn quy định từ 31 đến 90 ngày;
- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên.
Trên đây là bài viết tham khảo của ACC về Phân biệt mã số thuế và số đăng ký kinh doanh. Hy vọng bài viết này đã cung cấp những thông tin hữu ích cho quý bạn đọc khi tìm hiểu về các biểu mẫu, cách viết một bản tự nhận xét, đanh giá cán bộ cũng như những điều cần lưu ý khi viết một bản tự nhận xét cơ bản và vẫn đảm bảo chất lượng.
Nội dung bài viết:
Bình luận