Thuế là khoản nộp bắt buộc, mang tính cưỡng chế bằng pháp luật mà các cá nhân, tổ chức phải nộp vào ngân sách nhà nước. Khi quan sát các mã số thuế được ban hành, có thể nhận thấy rằng số lượng ký tự trong mã số thuế có sự thay đổi. Hay nói cách khác, có một vài mã số thuế có 10 chữ số, trong khi số khác có 13 chữ số. Vậy trên thực tế, mã số thuế có bao nhiêu số theo quy định mới nhất năm 2022? Trả lời câu hỏi này, ACC Group xin cung cấp đến Quý đọc giả bài phân tích chuyên sâu và toàn diện về số lượng ký tự có trong mã số thuế và ý nghĩa của chúng. Cụ thể như sau:
Hình 1: Ví dụ về mã số thuế 10 chữ số
1. Định nghĩa về mã số thuế và số lượng ký tự trong mã số thuế
Theo Điều 3.5 Luật Quản lý thuế 2019 thì mã số thuế được định nghĩa là “một dãy số gồm 10 chữ số hoặc 13 chữ số và ký tự khác do cơ quan thuế cấp cho người nộp thuế dùng để quản lý thuế”. Đối chiếu với Điều 5.3 Luật Quản lý thuế 2006 (đã hết hiệu lực) thì mã số thuế được định nghĩa là “Một dãy số, chữ cái hoặc ký tự khác do cơ quan quản lý thuế cấp cho người nộp thuế dùng để quản lý thuế”.
Như vậy, có thể thấy, các nhà làm luật đã bổ sung thêm “số lượng các ký tự trong mã số thuế” khi ban hành Luật Quản lý thuế hiện hành nhằm phân chia và quản lý các đối tượng nộp thuế dễ dàng hơn. Như vậy, để trả lời cho câu hỏi "Mã số thuế có bao nhiêu số" của bạn đọc, có thể thấy chỉ có hai dạng mã số thuế là mã số thuế 10 chữ số và mã số thuế 13 chữ số.
Người viết xin phân tích kỹ hơn về cấu trúc mã số thuế và các trường hợp người nộp thuế được cấp mã số thuế 10 chữ số và 13 chữ số như sau:
Quý đọc giả cần lưu ý cụm từ “Người nộp thuế” được hiểu là các chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành. Hay nói cách khác, người nộp thuế bao gồm các đối tượng sau: (i) cá nhân; (ii) hộ gia đình; (iii) hộ kinh doanh; (iv) tổ chức.
2. Cấu trúc mã số thuế
Theo Điều 5 Thông tư 105/2020/TT-BTC của Bộ Tài Chính thì cấu trúc mã số thuế là “N1N2N3N4N5N6N7N8N9N10 - N11N12N13”. Trong đó, các ký tự được chú thích và giải nghĩa như sau:
- Hai chữ số đầu N1N2 là số phần khoảng của mã số thuế.
- Bảy chữ số N3N4N5N6N7N8N9 được quy định theo một cấu trúc xác định, tăng dần trong khoảng từ 0000001 đến 9999999.
- Chữ số N10 là chữ số kiểm tra.
- Ba chữ số N11N12N13 là các số thứ tự từ 001 đến 999.
- Dấu gạch ngang (-) là ký tự để phân tách nhóm 10 chữ số đầu và nhóm 3 chữ số cuối.
Như vậy, bất kỳ mã số doanh nghiệp, mã số hợp tác xã, mã số đơn vị phụ thuộc nào của doanh nghiệp, hợp tác xã được cấp theo quy định của pháp luật và đáp ứng đầy đủ điều kiện trên đều được gọi chung là mã số thuế.
Các giai đoạn trong quy trình kiểm toán nội bộ là gì? Mời bạn đọc theo dõi bài viết Kiểm toán nội bộ
3. Các trường hợp người nộp thuế được cấp mã số thuế 10 chữ số và 13 chữ số
Về nguyên tắc, theo Điều 2.30 Luật Quản lý thuế năm 2019 thì có sự khác nhau giữa đối tượng được cấp mã số thuế 10 chữ số và mã số thuế 13 chữ số. Cụ thể như sau:
- Mã số thuế 10 chữ số được sử dụng cho doanh nghiệp, tổ chức có tư cách pháp nhân; đại diện hộ gia đình, hộ kinh doanh và cá nhân khác;
- Mã số thuế 13 chữ số và ký tự khác được sử dụng cho đơn vị phụ thuộc và các đối tượng khác
Đồng thời, theo Điều 5.3 Thông tư 105/2020/TT-BTC, Bộ trưởng Bộ Tài Chính cũng đưa ra hướng dẫn chi tiết về các cách phân loại mã số thuế. Cụ thể như sau:
- Mã số thuế 10 chữ số được sử dụng cho doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc tổ chức không có tư cách pháp nhân nhưng trực tiếp phát sinh nghĩa vụ thuế; đại diện hộ gia đình, hộ kinh doanh và cá nhân khác (sau đây gọi là đơn vị độc lập).
- Mã số thuế 13 chữ số và dấu gạch ngang (-) dùng để phân tách giữa 10 số đầu và 3 số cuối được sử dụng cho đơn vị phụ thuộc và các đối tượng khác.
Như vậy, có thể hiểu, trong trường hợp người nộp thuế là các chủ thể có đầy đủ tư cách pháp nhân (Ví dụ: các loại hình doanh nghiệp bao gồm công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên Công ty Cổ phần, Cơ quan Nhà nước,...) hoặc không có tư cách pháp nhân nhưng trực tiếp phát sinh nghĩa vụ thuế và tự chịu trách nhiệm về toàn bộ nghĩa vụ thuế trước pháp luật (doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh, cá nhân, đại diện hộ gia đình,...) được cấp mã số thuế 10 chữ số. Mã số thuế 13 chữ số chỉ được cấp cho “các đơn vị phụ thuộc được thành lập theo quy định của pháp luật của người nộp thuế nêu trên” như chi nhánh, văn phòng đại diện,...
3. Lời kết và dịch vụ ACC
Tóm lại, câu trả lời cho câu hỏi "Mã số thuế có bao nhiêu số" là mã số thuế có 10 chữ số hoặc 13 chữ số tùy thuộc vào đối tượng chịu thuế. Trừ trường hợp đối tượng nộp thuế là “đơn vị phụ thuộc và các đối tượng khác” được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp mã số thuế gồm 13 ký tự thì trong mọi trường hợp khác, đối tượng nộp thuế đều được cấp mã số thuế gồm 10 ký tự.
Nếu bạn là doanh nghiệp mới đang có nhu cầu tư vấn về quá trình quyết toán thuế và các quy định, thủ tục về thuế, hoặc nhu cầu thành lập văn phòng đại diện, hãy liên hệ ngay ACC Group,, nhân viên tư vấn của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn mọi thắc mắc và mọi thủ tục cần thiết cho doanh nghiệp của bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận