Mã ngành nghề kinh doanh vận tải hành khách

Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp đăng ký, chiến lược kinh doanh mà bạn phải chuẩn bị các thủ tục thành lập doanh nghiệp phù hợp hay cần nắm ngành nghề kinh doanh là gì, mã ngành kinh tế là gì hay mã hóa ngành nghề theo hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam mới nhất như thế nào.Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu đến các bạn Mã ngành nghề kinh doanh vận tải hành khách. Mời các bạn đọc bài viết sau đây của chúng tôi để biết thêm thông tin nhé. 

ma-nganh-nghe-kinh-doanh-van-tai-hanh-khach
Mã ngành nghề kinh doanh vận tải hành khách

1. Ngành nghề kinh doanh không có điều kiện

  • Phải đăng ký theo mã ngành cấp 4, sau đó mới bổ sung mã ngành nghề cấp 5 theo quy định của pháp luật (nếu có);
  • Trường hợp muốn ghi chi tiết hơn mã ngành kinh doanh cấp 4: Chọn một ngành nghề kinh doanh cấp 4 rồi ghi chi tiết bên dưới các ngành nghề kinh doanh phù hợp với ngành, mã ngành cấp 4 đó.

Ví dụ: Đăng ký ngành nghề bán buôn vải
Mã ngành nghề 4641: Bán buôn vải, hàng may mặc, giày dép
Chi tiết: Bán buôn vải.

2. Ngành nghề kinh doanh có điều kiện 

Ghi theo mã ngành đăng ký kinh doanh trong văn bản pháp luật quy định ngành nghề đó.

Ví dụ: Mã ngành 4321: Lắp đặt hệ thống điện

>> Tham khảo thêm thông tin liên quan tại Cách tra cứu giấy phép kinh doanh vận tải chi tiết

3. Ngành, nghề đầu tư không có trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (văn bản pháp luật khác quy định)

Ghi chi tiết ngành nghề theo văn bản pháp luật quy định ngành nghề đó.

Ví dụ: Muốn kinh doanh thiết bị, vật tư PCCC (ngành nghề này được quy định tại điều 41 Nghị định 136/2020/NĐ-CP):

+ Mã ngành 4669: Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu
+ Chi tiết: Bán buôn phương tiện, thiết bị, vật tư phòng cháy và chữa cháy.

4. Lưu ý trường hợp 7 ngành nghề bị cấm đầu tư kinh doanh

luu-y-truong-hop-7-nganh-nghe-bi-cam-dau-tu-kinh-doanh
Lưu ý trường hợp 7 ngành nghề bị cấm đầu tư kinh doanh
  • Kinh doanh các chất ma túy;
  • Mua, bán kinh doanh các loại khoáng vật, hóa chất;
  • Mua, bán mẫu vật các loài hoang dã, thủy sản nguy cấp, quý hiếm có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên;
  • Hoạt động liên quan đến con người như: Mua, bán người, bào thai, các bộ phận cơ thể người, liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
  • Kinh doanh mại dâm;
  • Kinh doanh pháo nổ;
  • Dịch vụ đòi nợ.

>> Tham khảo thêm nội dung liên quan tại bài viết Thủ tục Bổ sung ngành nghề kinh doanh vận tải 

5. Đăng ký ngành nghề kinh doanh theo mã ngành

Chủ doanh nghiệp khi đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc thông báo sửa đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh phải thực hiện việc đăng ký ngành nghề kinh doanh theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam hiện hành, trong đó:

-Đối với công ty thành lập trước 10/2018 có ngành nghề kinh doanh ghi nhận theo hệ thống mã ngành cũ phải đăng ký cập nhật lại mã ngành mới – Khi chưa cập nhật doanh nghiệp vào cổng thông tin quốc gia sẽ thấy hệ thống note đỏ các ngành nghề kinh doanh có mã ngành cũ.
-Đối với doanh nghiệp hiện nay đang dự kiến thành lập thì phải đăng ký mã ngành nghề kinh doanh theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam đã nêu. Đây cũng là lý do người soạn hồ sơ thành lập công ty phải thực hiện tra cứu mã ngành nghề kinh doanh trong hệ thống.
-Khi soạn thảo ngành nghề kinh doanh các bạn có thể gặp một số vướng mắc như:

  • Một số ngành nghề chưa được quy định chi tiết trong mã ngành như: Buôn bán thiết bị phòng cháy chữa cháy, buôn bán thiết bị ngành dầu khí, .
  • Một số ngành nghề phòng đăng ký kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp phải liệt kê chi tiết nội dung kinh doanh do mã ngành cấp 4 khá chung chung.
  • Một số ngành nghề kinh doanh ghi theo chứng chỉ hành nghề, giấy phép con nên không đúng với nội dung mã ngành ghi nhận.
  • Công ty vốn nước ngoài có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khó áp ngành nghề vì mục tiêu dự án được cấp theo mã CPC quy định tại biểu cam kết WTO.

>> Mời các bạn tham khảo thêm thông tin liên quan tại Cách đăng ký giấy phép kinh doanh vận tải hộ kinh doanh cá thể

6. Mã ngành nghề kinh doanh vận tải hành khách

Ngành nghề
1 4911 Vận tải hành khách đường sắt
Vốn pháp định Điều kiện kinh doanh 4911 Kinh doanh vận tải đường sắt – Vận tải hành khách Xem chi tiết
2 49110 Vận tải hành khách đường sắt
Nhóm này gồm: - Vận tải hành khách bằng đường sắt liên tỉnh; - Cung cấp dịch vụ lưu trú của toa ngủ và dịch vụ ăn uống cho hành khách trên tàu như một hoạt động không tách rời của công ty vận tải đường sắt. Loại trừ: - Vận tải hành khách bằng hệ
3 49312 Vận tải hành khách bằng taxi
Nhóm này gồm: - Vận tải hành khách bằng taxi, kể cả hoạt động của taxi sân bay. - Hoạt động của taxi công nghệ.
4 4932 Vận tải hành khách đường bộ khác
Nhóm này gồm: - Vận tải hành khách bằng xe khách nội tỉnh, liên tỉnh; - Cho thuê xe có người lái để vận tải hành khách, hợp đồng chở khách đi tham quan, du lịch hoặc mục đích khác; - Hoạt động của cáp treo, đường sắt trong phạm vi sân bay,
5 50111 Vận tải hành khách ven biển
Nhóm này gồm: - Vận tải hành khách ven biển, theo lịch trình hoặc không theo lịch trình; - Hoạt động của tàu thuyền du lịch hoặc thăm quan; - Hoạt động của phà, tàu, xuồng taxi. Nhóm này cũng gồm: Cho thuê tàu có kèm thủy thủ đoàn cho vận tải ven
6 50111 Vận tải hành khách ven biển
Nhóm này gồm: - Vận tải hành khách ven biển, theo lịch trình hoặc không theo lịch trình; - Hoạt động của tàu thuyền du lịch hoặc thăm quan; - Hoạt động của phà, tàu, xuồng taxi. Nhóm này cũng gồm: Cho thuê tàu có kèm thủy thủ đoàn cho vận tải ven
7 511 Vận tải hành khách hàng không
8 5110 Vận tải hành khách hàng không
Nhóm này gồm: - Vận tải hành khách bằng đường không các chuyến bay thường lệ và không thường lệ; - Vận tải hành khách các chuyến bay chở thuê; - Vận tải hành khách các chuyến bay ngắm cảnh, thăm quan. Nhóm này cũng gồm: - Cho thuê máy bay
9 51109 Vận tải hành khách hàng không loại khác
Nhóm này gồm: - Vận tải hành khách các chuyến bay chở thuê với các địa điểm theo yêu cầu của khách hàng, các chuyến bay ngắm cảnh, thăm quan. Nhóm này cũng gồm: - Cho thuê máy bay có người lái để vận tải hành khách. - Hoạt động hàng không như
10 49210 Vận tải hành khách bằng xe buýt trong nội thành
Nhóm này gồm: - Vận tải hành khách bằng xe buýt trong thành phố theo lịch trình, giờ cố định, các bến đỗ cố định để đón, trả khách.
11 49290 Vận tải hành khách bằng xe buýt loại khác
Nhóm này gồm: - Vận tải hành khách bằng xe buýt để đưa đón công nhân, học sinh theo lịch trình, giờ cố định, các điểm đỗ cố định để đón, trả khách.
12 5011 Vận tải hành khách ven biển và viễn dương
Nhóm này gồm: - Vận tải hành khách ven biển và viễn dương, theo lịch trình hoặc không theo lịch trình; - Hoạt động của tàu thuyền du lịch hoặc thăm quan; - Hoạt động của phà, tàu, xuồng taxi. Nhóm này cũng gồm: Cho thuê tàu, thuyền có kèm
13 5021 Vận tải hành khách đường thủy nội địa
Nhóm này gồm: Vận tải hành khách đường sông, hồ, kênh, rạch bằng phương tiện cơ giới và thô sơ. Nhóm này cũng gồm: Cho thuê tàu thuyền có thủy thủ đoàn, cho thuê ghe, xuồng có người lái để vận tải hành khách trên sông, hồ, kể cả kênh, rạch.
14 4921 Vận tải hành khách bằng xe buýt trong nội thành
15 4929 Vận tải hành khách bằng xe buýt loại khác
16 49321 Vận tải hành khách bằng xe khách nội tỉnh, liên tỉnh
Nhóm này gồm: - Vận tải hành khách bằng xe khách nội tỉnh: giữa nội thành với các huyện ngoại thành trong cùng thành phố hoặc giữa các huyện của một tỉnh; - Vận tải hành khách bằng xe khách liên tỉnh; - Cho thuê xe chở khách có người lái để vận tải
17 49319 Vận tải hành khách đường bộ loại khác trong nội thành, ngoại thành (trừ xe buýt)
Nhóm này gồm: - Vận tải hành khách bằng xe đạp; - Vận tải hành khách bằng xe xích lô; - Vận tải hành khách bằng xe thô sơ như xe ngựa kéo, xe bò kéo... Loại trừ: Cho thuê xe đạp, xích lô và xe thô sơ khác không kèm người lái được phân vào nhóm 77309
18 50211 Vận tải hành khách đường thuỷ nội địa bằng phương tiện cơ giới
Nhóm này gồm: Vận tải hành khách đường sông, hồ, kênh, rạch bằng tàu và phương tiện cơ giới khác (phà, thuyền, ghe, xuồng có gắn động cơ). Nhóm này cũng gồm: Cho thuê tàu có thủy thủ đoàn, cho thuê thuyền, ghe, xuồng máy có người lái để vận tải hành
19 50212 Vận tải hành khách đường thủy nội địa bằng phương tiện thô sơ
Nhóm này gồm: Vận tải hành khách đường sông, hồ, kênh, rạch, bằng phương tiện thô sơ: Thuyền, ghe, xuồng không gắn động cơ. Nhóm này cũng gồm: Cho thuê thuyền, ghe, xuồng có người lái để vận tải hành khách trên sông, hồ, kể cả kênh, rạch.
20 49311 Vận tải hành khách bằng hệ thống đường sắt ngầm hoặc đường sắt trên cao
Nhóm này gồm: Vận tải hành khách bằng tàu điện chạy trên tuyến đường ray được xây dựng ngầm dưới mặt đất, trên mặt đất hoặc trên cao để đưa đón khách trong nội thành hoặc ngoại thành.

7. Câu hỏi thường gặp

Mã ngành vận tải hành khách quốc tế có khác với vận tải nội địa không?

Mã ngành vận tải hành khách quốc tế thường khác với vận tải nội địa, do có sự khác biệt trong quy định pháp lý, quản lý, và điều kiện hoạt động. Vận tải hành khách quốc tế bao gồm các dịch vụ vận chuyển qua biên giới quốc gia, yêu cầu tuân thủ các quy định và hiệp định quốc tế. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này thường phải đăng ký mã ngành riêng biệt và tuân thủ các quy định chặt chẽ về an ninh, xuất nhập cảnh, và quản lý biên giới.

Có mã ngành cụ thể nào cho vận tải hành khách bằng xe công nghệ không?

Hiện nay, vận tải hành khách bằng xe công nghệ, thường được gọi là dịch vụ xe công nghệ hoặc xe gọi qua ứng dụng, chưa có mã ngành cụ thể trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, dịch vụ này có thể được phân vào các mã ngành liên quan đến vận tải hành khách đường bộ, chẳng hạn như "vận tải hành khách bằng taxi" hoặc "vận tải hành khách đường bộ khác," tùy thuộc vào hình thức hoạt động và cấu trúc của dịch vụ.

Vận tải hành khách bằng xe khách du lịch có mã ngành riêng không?

Vận tải hành khách bằng xe khách du lịch thường được phân vào mã ngành riêng, phù hợp với đặc thù của dịch vụ này. Loại hình vận tải này chủ yếu phục vụ khách du lịch, cung cấp các dịch vụ vận chuyển đến các điểm tham quan, nghỉ dưỡng. Mã ngành cụ thể có thể thuộc nhóm ngành "vận tải hành khách đường bộ khác" hoặc "vận tải hành khách theo hợp đồng," tùy vào quy định cụ thể và cách tổ chức dịch vụ của doanh nghiệp.

Mã ngành nghề kinh doanh vận tải hành khách bao gồm nhiều loại hình và phương thức vận tải khác nhau, từ đường bộ, đường sắt đến đường thủy và đường hàng không. Mỗi loại hình đều có mã ngành riêng, phản ánh tính chất và yêu cầu pháp lý đặc thù của từng loại dịch vụ. Việc lựa chọn và đăng ký mã ngành đúng là bước quan trọng giúp doanh nghiệp tuân thủ quy định pháp luật, từ đó đảm bảo hoạt động kinh doanh hợp pháp và hiệu quả. Sự đa dạng trong mã ngành cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp linh hoạt trong việc mở rộng và phát triển dịch vụ của mình.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo