Mã ngành nghề kinh doanh thương mại dịch vụ

Mã ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp đăng ký theo Hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam ghi nhận tại phụ lục I quyết định số 27/2018/QĐ-TTg. Đây là văn bản có giá trị độc lập không chịu tác động của việc luật doanh nghiệp năm 2020 bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/2021 nên đồng thời là mã ngành kinh doanh. Trong bài viết này, Luật ACC sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến mã ngành nghề kinh doanh thương mại dịch vụ. 

ma-nganh-nghe-kinh-doanh-thuong-mai-dich-vu
Mã ngành nghề kinh doanh thương mại dịch vụ

Căn cứ pháp lý 

- Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2021

- Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg quy định danh mục mã ngành nghề kinh doanh

1. Mã ngành nghề kinh doanh là gì ? 

Mã ngành nghề kinh doanh là dãy ký tự được mã hóa để thể hiện một ngành nghề kinh doanh cụ thể.

Mã ngành nghề kinh doanh trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam sẽ được thể hiện bằng dãy gồm 6 ký tự thể hiện mã ngành từ cấp 1 đến cấp 5.

Mã ngành nghề cấp 1:

Được mã hóa bằng 01 chữ cái từ A đến U thể hiện lĩnh vực kinh doanh.

Mã ngành nghề cấp 2:

Được mã hóa bằng 02 chữ số thể hiện sau vị trí mã ngành nghề cấp 1.

Mã ngành nghề cấp 3:

Được mã hóa bằng 01 chữ số thể hiện sau vị trí mã ngành nghề cấp 2.

Mã ngành nghề cấp 4:

Được mã hóa bằng 01 chữ số thể hiện sau vị trí mã ngành  nghề cấp 3.

Mã ngành nghề cấp 5:

Được mã hóa bằng 01 chữ số thể hiện sau vị trí mã ngành nghề cấp 4.

Thông thường khi đăng ký kinh doanh, các chủ thể sẽ ghi mã ngành nghề đến mã ngành nghề cấp 4 trong tờ khai đăng ký kinh doanh. Sau đó, doanh nghiệp phải bổ sung mã ngành nghề cấp 5 hoặc diễn giải chi tiết sao cho phù hợp với quy định của pháp luật.

>> Mời các bạn tham khảo thêm thông tin liên quan tại Thủ tục thành lập công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ

2. Quy định của pháp luật về mã ngành nghề kinh doanh. 

Hiện nay, pháp luật cho phép các doanh nghiệp có quyền kinh doanh các các ngành nghề mà pháp luật không cấm. Chính phủ có quy định cụ thể danh mục ngành nghề bị cấm kinh doanh.

Như vậy, doanh nghiệp có thể tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh để thành lập doanh nghiệp tuy nhiên ngành nghề đó phải không thuộc ngành nghề cấm kinh doanh.

Ví dụ: Kinh doanh ma túy thuộc trường hợp cấm kinh doanh nên các chủ thể không được kinh doanh, đăng ký kinh doanh cho ngành nghề ma túy. Ngoài ra, khi kinh doanh ngành nghề này, các chủ thể có thể xem xét xử lý hình sự hoặc hành chính.

Đối với một số ngành nghề kinh doanh, để được kinh doanh thì các chủ thể phải đáp ứng được một số điều kiện nhất định gọi là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Nếu không đáp ứng được các điều kiện đó thì chủ thể sẽ không được cấp đăng ký kinh doanh.

Mỗi một ngành nghề kinh doanh được mã hóa bằng một mã ngành nghề kinh doanh khác nhau, nên khi đăng ký theo mã ngành nào thì doanh nghiệp chỉ được hoạt động trong ngành nghề đó.

Tất cả các doanh nghiệp khi thành lập mới hoặc bổ sung ngành nghề kinh doanh hoặc thay đổi ngành nghề kinh doanh đều phải đăng ký theo mã ngành nghề cấp 4 thuộc hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

>> Tham khảo thêm thông tin tại Kế toán dịch vụ thương mại là gì? Nhiệm vụ của kế toán dịch vụ thương mại là gì

3. Thương mại dịch vụ là gì ? 

thuong-mai-dich-vu-la-gi
Thương mại dịch vụ là gì ? 

Thương mại dịch vụ (Trade in Services) chính là hoạt động thương mại có đối tượng là dịch vụ, diễn ra giữa bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ, đây là quá trình liên hoàn bao gồm nhiều khâu có liên quan mật thiết với nhau. Do đối tượng của thương mại dịch vụ là dịch vụ (sản phẩm vô hình) nên việc định nghĩa về thương mại dịch vụ thường không đồng nhất.

Thương mại dịch vụ (Trade in Services) - đây là quá trình liên hoàn bao gồm nhiều khâu có liên quan mật thiết với nhau.

>> Đọc bài viết Thành lập công ty thương mại 100% vốn nước ngoài, thủ tục - điều kiện thành lập mới nhất để được cung cấp thêm thông tin liên quan

4. Mã ngành nghề kinh doanh thương mại dịch vụ theo quy định của pháp luật. 

Ngày nay, đời sống người dân ngày càng được nâng cao cùng với đó, nhu cầu về đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được trú trọng. Nhu cầu lớn về thưởng thức những món ngon vật lạ, từ ăn chắc mặc bền chuyển sang ăn ngon mặc đẹp. Do đó kinh doanh ngành nghề thương mại dịch vụ cũng được nhiều người lựa chọn để kinh doanh.

Stt Tên ngành nghề kinh doanh Mã ngành
1. Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh 4722
2. Bán lẻ đồ uống trong các cửa hàng chuyên doanh 4723
3. Bán lẻ sản phẩm thuốc lá, thuốc lào trong các cửa hàng chuyên doanh 4724
4. Bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh

Chi tiết:

– Bán lẻ nước hoa, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh.

4772
5. Dịch vụ lưu trú ngắn ngày 5510
6. Cơ sở lưu trú khác 5590
7. Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động

(không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng hát karaoke, vũ trường)

5610
8. Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với khách hàng 5621
9. Dịch vụ ăn uống khác

Chi tiết:

– Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng với khách hàng, trong khoảng thời gian cụ thể.

5629

 

10. Dịch vụ phục vụ đồ uống 5630
11. Giặt là, làm sạch các sản phẩm dệt và lông thú

Chi tiết:

–  Giặt khô, giặt ướt, là… các loại quần áo (kể cả loại bằng da lông) và hàng dệt, được giặt bằng tay, bằng máy giặt;

–  Nhận và trả đồ giặt cho khách hàng;

–  Giặt chăn, ga, gối đệm, màn, rèm cho khách hàng, kể cả dịch vụ nhận, trả tại địa chỉ do khách yêu cầu.

9620

5. Câu hỏi thường gặp

Có yêu cầu vốn pháp định tối thiểu cho mã ngành nghề kinh doanh thương mại dịch vụ không?

Hiện tại, theo quy định của pháp luật Việt Nam, hầu hết các mã ngành nghề kinh doanh thương mại dịch vụ không yêu cầu vốn pháp định tối thiểu khi đăng ký kinh doanh. Điều này cho phép các doanh nghiệp tự do quyết định mức vốn điều lệ phù hợp với khả năng tài chính và quy mô hoạt động của mình. Tuy nhiên, một số lĩnh vực cụ thể trong thương mại dịch vụ, như bất động sản hoặc tài chính, có thể yêu cầu vốn pháp định tối thiểu theo quy định riêng biệt.

Mã ngành nghề thương mại dịch vụ có bao gồm dịch vụ vận tải và logistics không?

Mã ngành nghề thương mại dịch vụ có thể bao gồm cả dịch vụ vận tải và logistics. Các hoạt động như vận tải hàng hóa, vận tải hành khách, dịch vụ kho bãi, và các dịch vụ logistics khác đều có thể được đăng ký dưới mã ngành nghề này. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng loại hình dịch vụ cụ thể, doanh nghiệp có thể cần đăng ký mã ngành riêng cho từng hoạt động liên quan để đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật.

Các doanh nghiệp kinh doanh thương mại dịch vụ có cần phải đăng ký giấy phép con không?

Tùy thuộc vào loại hình dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh, việc đăng ký giấy phép con có thể là cần thiết. Một số dịch vụ trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, như dịch vụ bảo vệ, tư vấn tài chính, hoặc dịch vụ y tế, yêu cầu doanh nghiệp phải có giấy phép con do cơ quan có thẩm quyền cấp. Giấy phép con này xác nhận doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện và tiêu chuẩn nhất định để hoạt động trong lĩnh vực cụ thể. Do đó, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ các yêu cầu pháp lý liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của mình để đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định.

Trên đây là nội dung bài viết của Luật ACC về “Mã ngành nghề kinh doanh thương mại dịch vụ”. Bài viết trên là những thông tin cần thiết mà quý độc giả có thể áp dụng vào đời sống thực tiễn. Trong thời gian tham khảo nếu có những vướng mắc hay thông tin nào cần chia sẻ hãy chủ động liên hệ và trao đổi cùng luật sư để được hỗ trợ đưa ra phương án giải quyết cho những vướng mắc pháp lý mà khách hàng đang mắc phải. Ngoài  ra khách hàng có thể tham khảo nhiều mã ngành nghề kinh doanh khác tại đây

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo