Mã ngành nghề kinh doanh suất ăn công nghiệp

Mã ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp đăng ký theo Hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam ghi nhận tại phụ lục I quyết định số 27/2018/QĐ-TTg. Đây là văn bản có giá trị độc lập không chịu tác động của việc luật doanh nghiệp năm 2020 bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/2021 nên đồng thời là mã ngành kinh doanh. Vậy mã ngành nghề kinh doanh suất ăn công nghiệp là gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!ma-nganh-nghe-kinh-doanh-suat-an-cong-nghiep

Mã ngành nghề kinh doanh suất ăn công nghiệp

1. Khái niệm

  • Công ty là thuật ngữ thông thường để chỉ doanh nghiệp, được định nghĩa là tổ chức kinh tế: Có tên riêng; Có tài sản; Có trụ sở giao dịch ổn định; Được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
  • Giấy phép kinh doanh là Văn bản ghi nhận sự cho phép các cá nhân; tổ chức được phép thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ quan nhà nước. Là căn cứ ghi nhận ngày đăng ký kinh doanh lần đầu; là căn cứ xác thực năng lực pháp lý cho một doanh nghiệp.
  • Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm (chứng nhận ATVSTP) là một loại giấy tờ được cơ quan chức năng có thẩm quyền của Nhà nước cấp cho các hộ kinh doanh; các sản phẩm về thực phẩm, các cơ sở kinh doanh dịch vụ về ăn uống.

>> Mời các bạn tham khảo thêm thông tin liên quan tại Thủ tục mở công ty cung cấp suất ăn công nghiệp

2. Điều kiện kinh doanh suất ăn công nghiệp

2.1. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nơi kinh doanh dịch vụ ăn uống

  • Bếp ăn được bố trí bảo đảm không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến
  • Tiêu chuẩn mẫu nước phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về chất lượng nước sinh hoạt số 02:2009/BYT.
  • Có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ sinh.
  • Cống rãnh ở khu vực cửa hàng, nhà bếp phải thông thoát, không ứ đọng.
  • Nhà ăn phải thoáng, mát, đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ, có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại.
  • Có thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh, rửa tay và thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ.
  • Người đứng đầu đơn vị có bếp ăn tập thể có trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm.
  • Thực hiện kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn theo hướng dẫn của Bộ Y tế;
  • Người trực tiếp chế biến thức ăn phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Có thể bạn quan tâm  Công ty cổ phần là gì? Khái niệm và đặc điểm công ty cổ phần

2.2. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến

  • Có dụng cụ, đồ chứa đựng riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín.
  • Dụng cụ nấu nướng, chế biến phải bảo đảm an toàn vệ sinh.
  • Dụng cụ ăn uống phải được làm bằng vật liệu an toàn, rửa sạch, giữ khô.
  • Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

2.3. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong chế biến và bảo quản thực phẩm

  • Sử dụng thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm phải rõ nguồn gốc và bảo đảm an toàn, lưu mẫu thức ăn.
  • Thực phẩm phải được chế biến bảo đảm an toàn, hợp vệ sinh.
  • Thực phẩm bày bán phải để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh, chống được bụi, mưa, nắng và sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại; được bày bán trên bàn hoặc giá cao hơn mặt đất.
  • Thiết bị, phương tiện vận chuyển, bảo quản thực phẩm phải bảo đảm vệ sinh và không gây ô nhiễm cho thực phẩm.

>> Đọc bài viết Thành lập hộ kinh doanh suất ăn công nghiệp để tìm hiểu các thông tin liên quan

3. Mã ngành nghề kinh doanh suất ăn công nghiệp

STT TÊN NGÀNH MÃ NGÀNH
1 Bán buôn gạo, lúa mỳ, hạt ngũ cốc khác, bột mỳ 4631
2 Bán buôn thực phẩmChi tiết: Bán buôn thịt và các sản phẩm từ thịt; Bán buôn thủy sản; Bán buôn rau, quả; Bán buôn đường, sữa và các sản phẩm sữa, bánh kẹo, các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột và các loại thực phẩm khác 4632
3 Bán buôn đồ uốngChi tiết: Buôn bán bia, rượu, nước khoáng, nước giải khát các loại (trừ quầy bar, vũ trường) 4633
4 Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu 4669
5 Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh 4722
6 Bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm và thiết bị viễn thông trong các cửa hàng chuyên doanh 4741
7 Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự, đèn và bộ đèn điện, đồ dùng gia đình khác chưa được phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh 4759
8 Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào lưu động hoặc tại chợChi tiết: Bán lẻ thực phẩm khô, thực phẩm công nghiệp, đường sữa bánh kẹo lưu động hoặc tại chợ; Bán lẻ thịt gia súc, gia cầm tươi sống, đông lạnh lưu động hoặc tại chợ; Bán lẻ thủy sản tươi sống, đông lạnh lưu động hoặc tại chợ (trừ quầy bar, vũ trường; thuốc lá, thuốc lào sản xuất trong nước) 4781
9 Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động(trừ quầy bar, vũ trường) 5610
10 Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với khách hàng 5621
11 Dịch vụ ăn uống khácChi tiết: Cung cấp suất ăn công nghiệp 5629 (Chính)
12 Dịch vụ phục vụ đồ uống(trừ quầy bar, vũ trường) 5630

4. Các yêu cầu pháp lý về giấy phép kinh doanh cho mã ngành 5629 là gì?

cac-yeu-cau-phap-ly-ve-giay-phep-kinh-doanh-cho-ma-nganh-5629-la-gi
Các yêu cầu pháp lý về giấy phép kinh doanh cho mã ngành 5629 là gì?

Các yêu cầu pháp lý về giấy phép kinh doanh cho mã ngành 5629 - Cung cấp suất ăn công nghiệp bao gồm:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Doanh nghiệp cần đăng ký và nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh từ Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đặt trụ sở chính. Trong hồ sơ đăng ký, mã ngành 5629 phải được ghi rõ là ngành nghề kinh doanh chính hoặc bổ sung.
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm: Doanh nghiệp cung cấp suất ăn công nghiệp phải tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Để được phép hoạt động, doanh nghiệp cần xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ cơ quan y tế có thẩm quyền. Quy trình cấp giấy chứng nhận này bao gồm việc kiểm tra các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân viên, quy trình sản xuất, bảo quản và vận chuyển thực phẩm.
  • Giấy phép con hoặc các chứng nhận khác (nếu có): Tùy thuộc vào quy mô và loại hình hoạt động, doanh nghiệp có thể cần thêm các giấy phép con khác, chẳng hạn như giấy phép xả thải, giấy phép về phòng cháy chữa cháy, hoặc các chứng nhận về an toàn lao động.
  • Các quy định về quảng cáo và thông tin sản phẩm: Doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định về quảng cáo và cung cấp thông tin về sản phẩm, đảm bảo không gây hiểu lầm cho khách hàng và người tiêu dùng.
  • Giấy phép kinh doanh đặc biệt: Nếu doanh nghiệp cung cấp suất ăn công nghiệp cho các đối tượng đặc biệt như trường học, bệnh viện, hoặc các cơ sở có yêu cầu đặc thù, có thể cần thêm các giấy phép kinh doanh đặc biệt từ các cơ quan quản lý liên quan.

Doanh nghiệp cần đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định pháp lý và an toàn vệ sinh thực phẩm để hoạt động hợp pháp và đảm bảo chất lượng dịch vụ.

>> Tham khảo thêm thông tin liên quan tại Cấp giấy phép an toàn thực phẩm suất ăn công nghiệp

5. Câu hỏi thường gặp

Mã ngành nghề kinh doanh suất ăn công nghiệp có yêu cầu giấy phép con không?

Có, ngành nghề kinh doanh suất ăn công nghiệp thường yêu cầu giấy phép con. Cụ thể, doanh nghiệp cần có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm do cơ quan chức năng cấp. Điều này đảm bảo rằng các quy trình chế biến, bảo quản, và vận chuyển thực phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Mã ngành nghề kinh doanh suất ăn công nghiệp có bao gồm việc cung cấp dịch vụ ăn uống tại chỗ không?

Không, mã ngành nghề kinh doanh suất ăn công nghiệp chủ yếu tập trung vào việc cung cấp suất ăn đã được chuẩn bị sẵn từ các cơ sở chế biến đến các tổ chức, doanh nghiệp, hoặc các sự kiện cụ thể. Việc cung cấp dịch vụ ăn uống tại chỗ, như nhà hàng hoặc quán ăn, thuộc các mã ngành nghề khác trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống.

Doanh nghiệp kinh doanh suất ăn công nghiệp có phải tuân thủ quy định về môi trường không?

Có, doanh nghiệp kinh doanh suất ăn công nghiệp phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường. Điều này bao gồm việc quản lý chất thải từ quá trình chế biến thực phẩm, xử lý nước thải, và giảm thiểu tác động đến môi trường xung quanh. Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng các quy trình và cơ sở hạ tầng của họ tuân thủ các tiêu chuẩn về môi trường do cơ quan chức năng quy định.

Trên đây là các thông tin về Mã ngành nghề kinh doanh suất ăn công nghiệp [Cập nhật 2023] mà ACC cung cấp tới quý bạn đọc Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ về vấn đề trên vui lòng liên hệ với Công ty Luật ACC của chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn cam kết sẽ đưa ra nhưng hỗ trợ tư vấn về pháp lý nhanh chóng và có hiệu quả nhất. Xin chân thành cảm ơn quý bạn đọc.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo