Mã ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp đăng ký theo Hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam ghi nhận tại phụ lục I quyết định số 27/2018/QĐ-TTg. Đây là văn bản có giá trị độc lập không chịu tác động của việc luật doanh nghiệp năm 2020 bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/2021 nên đồng thời là mã ngành kinh doanh. Trong bài viết này, Luật ACC sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến mã ngành nghề kinh doanh san lấp mặt bằng.

Căn cứ pháp lý
- Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2021
- Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg quy định danh mục mã ngành nghề kinh doanh
1. Mã ngành nghề kinh doanh là gì ?
Mã ngành nghề kinh doanh là dãy ký tự được mã hóa để thể hiện một ngành nghề kinh doanh cụ thể.
Mã ngành nghề kinh doanh trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam sẽ được thể hiện bằng dãy gồm 6 ký tự thể hiện mã ngành từ cấp 1 đến cấp 5.
Mã ngành nghề cấp 1:
Được mã hóa bằng 01 chữ cái từ A đến U thể hiện lĩnh vực kinh doanh.
Mã ngành nghề cấp 2:
Được mã hóa bằng 02 chữ số thể hiện sau vị trí mã ngành nghề cấp 1.
Mã ngành nghề cấp 3:
Được mã hóa bằng 01 chữ số thể hiện sau vị trí mã ngành nghề cấp 2.
Mã ngành nghề cấp 4:
Được mã hóa bằng 01 chữ số thể hiện sau vị trí mã ngành nghề cấp 3.
Mã ngành nghề cấp 5:
Được mã hóa bằng 01 chữ số thể hiện sau vị trí mã ngành nghề cấp 4.
Thông thường khi đăng ký kinh doanh, các chủ thể sẽ ghi mã ngành nghề đến mã ngành nghề cấp 4 trong tờ khai đăng ký kinh doanh. Sau đó, doanh nghiệp phải bổ sung mã ngành nghề cấp 5 hoặc diễn giải chi tiết sao cho phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Quy định của pháp luật về mã ngành nghề kinh doanh

Hiện nay, pháp luật cho phép các doanh nghiệp có quyền kinh doanh các các ngành nghề mà pháp luật không cấm. Chính phủ có quy định cụ thể danh mục ngành nghề bị cấm kinh doanh.
Như vậy, doanh nghiệp có thể tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh để thành lập doanh nghiệp tuy nhiên ngành nghề đó phải không thuộc ngành nghề cấm kinh doanh.
Ví dụ: Kinh doanh ma túy thuộc trường hợp cấm kinh doanh nên các chủ thể không được kinh doanh, đăng ký kinh doanh cho ngành nghề ma túy. Ngoài ra, khi kinh doanh ngành nghề này, các chủ thể có thể xem xét xử lý hình sự hoặc hành chính.
Đối với một số ngành nghề kinh doanh, để được kinh doanh thì các chủ thể phải đáp ứng được một số điều kiện nhất định gọi là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Nếu không đáp ứng được các điều kiện đó thì chủ thể sẽ không được cấp đăng ký kinh doanh.
Mỗi một ngành nghề kinh doanh được mã hóa bằng một mã ngành nghề kinh doanh khác nhau, nên khi đăng ký theo mã ngành nào thì doanh nghiệp chỉ được hoạt động trong ngành nghề đó.
Tất cả các doanh nghiệp khi thành lập mới hoặc bổ sung ngành nghề kinh doanh hoặc thay đổi ngành nghề kinh doanh đều phải đăng ký theo mã ngành nghề cấp 4 thuộc hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
>> Mời các bạn tham khảo thêm thông tin liên quan tại bài viết Hướng dẫn cách tính thuế tài nguyên đất san lấp chi tiết nhất
3. San lấp mặt bằng là gì ?
San lấp mặt bằng là một công việc trong thi công mục đích để làm bằng phẳng nền đất cho một công trình xây dựng hoặc một mặt bằng nằm trong kế hoạch quy hoạch từ một mảnh đất có địa hình tự nhiên cao thấp khác nhau. San lấp mặt bằng chính là lấy đất ở khu vực cao hơn, đổ vào nơi thấp hơn để tạo thành mặt phẳng đều nhau. Kết quả cả việc san lấp mặt bằng là mặt địa hình của vùng đất đúng theo mong muốn của chủ thầu, chuẩn theo bảng mẫu thiết kế, đồng thời phải có độ dốc thoát nước.
>> Tham khảo thêm thông tin liên quan tại Hướng dẫn bóc tách khối lượng công trình xây dựng
4. Mã ngành nghề kinh doanh san lấp mặt bằng theo quy định của pháp luật.
Các công việc có trong mã ngành 4312 Chuẩn bị mặt bằng như:Làm sạch mặt bằng xây dựng, Chuyển vật cồng kềnh và các hoạt động chuẩn bị, phát triển khác đối với mặt bằng và tài sản khoáng sản, ngoại trừ ở những vùng dầu và khí
Nhóm này gồm: Những hoạt động chuẩn bị mặt bằng xây dựng. Cụ thể:
- Làm sạch mặt bằng xây dựng;
- Dò mìn và các loại tương tự (bao gồm cả việc cho nổ) tại mặt bằng xây dựng.
- Vận chuyển đất: đào, lấp, san và ủi tại các mặt bằng xây dựng, đào móng, vận chuyển đá, nổ mìn...
- Hệ thống cấp thoát nước nông nghiệp và lâm nghiệp;
- Khoan thăm dò, khoan lỗ kiểm tra, lấy mẫu thử để kiểm tra về địa chất, địa vật lý hoặc các mục đích tương tự;
- Hệ thống cấp thoát nước tại mặt bằng xây dựng;
- Chuẩn bị mặt bằng để khai thác mỏ như: Chuyển vật cồng kềnh và các hoạt động chuẩn bị, phát triển khác đối với mặt bằng và tài sản khoáng sản, ngoại trừ ở những vùng dầu và khí;
Loại trừ:
- Khoan giếng sản xuất dầu hoặc khí được phân vào nhóm 06100 (Khai thác dầu thô), 06200 (Khai thác khí đốt tự nhiên);
- Thăm dò dầu và khí, điều tra địa chấn, địa vật lý, địa chất được phân vào nhóm 7110 (Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan).
- Khử độc cho đất được phân vào nhóm 39000 (Xử lý ô nhiễm và hoạt động quản lý chất thải khác);
- Đào ống thông vào hầm mỏ được phân vào nhóm 43900 (Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác);
- Khoan giếng nước được phân vào nhóm 42220 (Xây dựng công trình cấp, thoát nước);
Dưới đây là một số gợi ý ghi chi tiết mã ngành 4312 như sau:
+ Chuẩn bị mặt bằng
Chi tiết: Phá dỡ, san lấp mặt bằng
+ Chuẩn bị mặt bằng
Chi tiết: San lấp mặt bằng
+ Chuẩn bị mặt bằng
Chi tiết: Dịch vụ máy ủi
+ Chuẩn bị mặt bằng
Chi tiết: Thi công san lấp mặt bằng
+ Chuẩn bị mặt bằng
Chi tiết: Dọn dẹp, tạo mặt bằng xây dựng (San lấp mặt bằng)
+ Chuẩn bị mặt bằng
Chi tiết: Chuẩn bị mặt bằng xây dựng, làm sạch mặt bằng xây dựng, đào, lấp, san mặt bằng và ủi tại mặt bằng xây dựng, tiêu nước.
+ Chuẩn bị mặt bằng
Chi tiết: San lấp và khai hoang xây dựng đồng ruộng
+ Chuẩn bị mặt bằng
Chi tiết: San lấp mặt bằng Chi tiết: Nạo vét kênh mương
+ Chuẩn bị mặt bằng
Chi tiết:
- Làm sạch mặt bằng xây dựng;
- Vận chuyển đất: đào, lấp, san và ủi tại các mặt bằng xây dựng, đào móng, vận chuyển đá, nổ mìn...
- Khoan thăm dò, khoan lỗ kiểm tra, lấy mẫu thử để kiểm tra về địa chất, địa vật lý hoặc các mục đích tương tự;
- Chuẩn bị mặt bằng để khai thác mỏ như: Chuyển vật cồng kềnh và các hoạt động chuẩn bị, phát triển khác đối với mặt bằng và tài sản khoáng sản, ngoại trừ ở những vùng dầu và khí;
- Hệ thống cấp thoát nước tại mặt bằng xây dựng;
- Hệ thống cấp thoát nước nông nghiệp và lâm nghiệp;
>> Đọc bài viết Cách áp giá đất trúng đấu giá khi tính thuế chuyển quyền sử dụng đất để được cung cấp thêm thông tin liên quan
5. Câu hỏi thường gặp
Mã ngành nào được sử dụng cho hoạt động san lấp mặt bằng?
Hoạt động san lấp mặt bằng được xếp vào mã ngành 4312 - Chuẩn bị mặt bằng. Mã ngành này bao gồm các hoạt động chuẩn bị mặt bằng cho các dự án xây dựng, bao gồm san lấp, làm phẳng và làm ổn định mặt đất để chuẩn bị cho các công trình xây dựng tiếp theo.
Kinh doanh dịch vụ san lấp mặt bằng thuộc mã ngành nào?
Dịch vụ san lấp mặt bằng thuộc mã ngành 4312 - Chuẩn bị mặt bằng, tương tự như hoạt động san lấp mặt bằng. Mã ngành này không chỉ bao gồm công việc san lấp mà còn các dịch vụ liên quan như xử lý đất, cải tạo và chuẩn bị mặt đất cho các mục đích xây dựng.
Mã ngành nào áp dụng cho hoạt động thi công san lấp mặt bằng?
Hoạt động thi công san lấp mặt bằng được phân vào mã ngành 4312 - Chuẩn bị mặt bằng. Mã ngành này bao gồm tất cả các công việc liên quan đến việc thực hiện san lấp mặt bằng, từ việc đào bới, vận chuyển và đổ đất, đến việc làm phẳng và chuẩn bị mặt đất cho các công trình xây dựng.
Trên đây là nội dung bài viết của Luật ACC về “Mã ngành nghề kinh doanh san lấp mặt bằng”. Bài viết trên là những thông tin cần thiết mà quý độc giả có thể áp dụng vào đời sống thực tiễn. Trong thời gian tham khảo nếu có những vướng mắc hay thông tin nào cần chia sẻ hãy chủ động liên hệ và trao đổi cùng luật sư để được hỗ trợ đưa ra phương án giải quyết cho những vướng mắc pháp lý mà khách hàng đang mắc phải. Ngoài ra khách hàng có thể tham khảo nhiều mã ngành nghề kinh doanh khác tại đây.
Nội dung bài viết:
Bình luận