Mã ngành nghề kinh doanh rượu

Mã ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp đăng ký theo Hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam ghi nhận tại phụ lục I quyết định số 27/2018/QĐ-TTg. Đây là văn bản có giá trị độc lập không chịu tác động của việc luật doanh nghiệp năm 2020 bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/2021. Trong bài viết này, Luật ACC sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến mã ngành nghề kinh doanh rượu. 

Mã ngành nghề kinh doanh rượu

Mã ngành nghề kinh doanh rượu

Căn cứ pháp lý 

- Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2021

- Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg quy định danh mục mã ngành nghề kinh doanh

1. Mã ngành nghề kinh doanh là gì? 

Mã ngành nghề kinh doanh là dãy ký tự được mã hóa để thể hiện một ngành nghề kinh doanh cụ thể.

Mã ngành nghề kinh doanh trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam sẽ được thể hiện bằng dãy gồm 6 ký tự thể hiện mã ngành từ cấp 1 đến cấp 5.

Mã ngành nghề cấp 1:

Được mã hóa bằng 01 chữ cái từ A đến U thể hiện lĩnh vực kinh doanh.

Mã ngành nghề cấp 2:

Được mã hóa bằng 02 chữ số thể hiện sau vị trí mã ngành nghề cấp 1.

Mã ngành nghề cấp 3:

Được mã hóa bằng 01 chữ số thể hiện sau vị trí mã ngành nghề cấp 2.

Mã ngành nghề cấp 4:

Được mã hóa bằng 01 chữ số thể hiện sau vị trí mã ngành  nghề cấp 3.

Mã ngành nghề cấp 5:

Được mã hóa bằng 01 chữ số thể hiện sau vị trí mã ngành nghề cấp 4.

Thông thường khi đăng ký kinh doanh, các chủ thể sẽ ghi mã ngành nghề đến mã ngành nghề cấp 4 trong tờ khai đăng ký kinh doanh. Sau đó, doanh nghiệp phải bổ sung mã ngành nghề cấp 5 hoặc diễn giải chi tiết sao cho phù hợp với quy định của pháp luật.

2. Quy định của pháp luật về mã ngành nghề kinh doanh 

Hiện nay, pháp luật cho phép các doanh nghiệp có quyền kinh doanh các các ngành nghề mà pháp luật không cấm. Chính phủ có quy định cụ thể danh mục ngành nghề bị cấm kinh doanh.

Như vậy, doanh nghiệp có thể tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh để thành lập doanh nghiệp tuy nhiên ngành nghề đó phải không thuộc ngành nghề cấm kinh doanh.

Ví dụ: Kinh doanh ma túy thuộc trường hợp cấm kinh doanh nên các chủ thể không được kinh doanh, đăng ký kinh doanh cho ngành nghề ma túy. Ngoài ra, khi kinh doanh ngành nghề này, các chủ thể có thể xem xét xử lý hình sự hoặc hành chính.

Đối với một số ngành nghề kinh doanh, để được kinh doanh thì các chủ thể phải đáp ứng được một số điều kiện nhất định gọi là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Nếu không đáp ứng được các điều kiện đó thì chủ thể sẽ không được cấp đăng ký kinh doanh.

Mỗi một ngành nghề kinh doanh được mã hóa bằng một mã ngành nghề kinh doanh khác nhau, nên khi đăng ký theo mã ngành nào thì doanh nghiệp chỉ được hoạt động trong ngành nghề đó.

Tất cả các doanh nghiệp khi thành lập mới hoặc bổ sung ngành nghề kinh doanh hoặc thay đổi ngành nghề kinh doanh đều phải đăng ký theo mã ngành nghề cấp 4 thuộc hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

3. Quy định về kinh doanh rượu

Kinh doanh rượu là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định pháp luật. Điều 13 Nghị định 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu quy định như sau:

1. Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.

  1. Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng.
  2. Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu”.

– Như vậy, để thực hiện hoạt động kinh doanh bán lẻ rượu, bạn cần thực hiện thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh tại Phòng Tài chính – Kế hoạch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Đăng ký ngành, nghề kinh doanh bán lẻ rượu tương ứng với mã ngành kinh tế Việt Nam (Mã ngành: 4723 – Bán lẻ đồ uống trong các cửa hàng chuyên doanh – Chi tiết: Bán lẻ đồ uống có cồn: Rượu mạnh, rượu vang, bia.)

– Hộ kinh doanh đăng ký thành lập phải có địa chỉ cụ thể, rõ ràng và cam kết về quyền sử dụng hợp pháp của mình đối với địa chỉ kinh doanh này.

– Hộ kinh doanh lấy rượu ở đâu về bán thì phải có văn bản giới thiệu của cơ sở đó hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc bán lẻ rượu.

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, bạn thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép bán lẻ rượu để được đi vào hoạt động.

4. Mã ngành nghề kinh doanh rượu quy định của pháp luật

ngành nghề sản xuất đồ uống được quy định trong danh mục ngành nghề kinh doanh ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể, doanh nghiệp có thể đăng ký bổ sung nhóm mã ngành nghề sau:

1101 – 11010: Chưng, tinh cất và pha chế các loại rượu mạnh. Nhóm chưng, tinh cất và pha chế các loại rượu mạnh gồm:

– Sản xuất đồ uống có cồn được chưng cất hoặc pha chế các loại rượu mạnh: rượu whisky, rượu gin, rượu mùi, đồ uống hỗn hợp…

– Pha chế các loại rượu mạnh đã chưng cất;

– Sản xuất rượu mạnh trung tính.

Loại trừ:

– Sản xuất rượu etylic làm biến tính được phân vào nhóm 20114 (Sản xuất hoá chất hữu cơ cơ bản khác);

– Sản xuất đồ uống có cồn chưa qua chưng cất được phân vào nhóm 11020 (Sản xuất rượu vang) và nhóm 11030 (Sản xuất bia và mạch nha ủ men bia);

– Đóng chai, dán nhãn rượu được phân vào nhóm 463 (Bán buôn lương thực, thực phẩm, đồ uống và sản phẩm thuốc lá, thuốc lào), nếu công việc này là một phần của việc bán buôn và nhóm 82920 (Dịch vụ đóng gói) nếu được tiến hành trên cơ sở thuê hoặc hợp đồng.

1102 -11020: Sản xuất rượu vang. Nhóm sản xuất rượu vang gồm:

– Sản xuất rượu vang;

– Sản xuất rượu sủi tăm;

– Sản xuất rượu từ chiết xuất của nho;

– Sản xuất đồ uống có cồn lên men nhưng không qua chưng cất như rượu sake, rượu táo, rượu lê, rượu mật ong, rượu hoa quả khác và đồ uống hỗn hợp chứa cồn;

– Sản xuất rượu vecmut và đồ uống tương tự.

Nhóm sản xuất rượu vang cũng gồm:

– Pha chế các loại rượu vang;

– Sản xuất rượu không cồn và có độ cồn thấp.

Loại trừ:

– Sản xuất dấm được phân vào nhóm 10790 (Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu);

– Đóng chai và dán nhãn được phân vào nhóm 463 (Bán buôn lương thực, thực phẩm, đồ uống và sản phẩm thuốc lá, thuốc lào) nếu công việc này là một phần của việc bán buôn, và nhóm 82920 (Dịch vụ đóng gói) nếu được tiến hành trên cơ sở thuê hoặc hợp đồng.

1103 – 11030: Sản xuất bia và mạch nha ủ men bia. Nhóm sản xuất bia và mạch nha ủ men bia gồm:

– Sản xuất rượu từ mạch nha như bia, bia đen;

– Sản xuất mạch nha ủ men bia;

– Sản xuất bia không cồn hoặc có độ cồn thấp.

1104: Sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng

11041: Sản xuất nước khoáng, nước tinh khiết đóng chai. Nhóm sản xuất nước khoáng, nước tinh khiết đóng chai gồm: Sản xuất nước khoáng thiên nhiên và nước đóng chai khác.

Trên đây là nội dung bài viết của Luật ACC về “Mã ngành nghề kinh doanh rượu”. Bài viết trên là những thông tin cần thiết mà quý độc giả có thể áp dụng vào đời sống thực tiễn. Trong thời gian tham khảo nếu có những vướng mắc hay thông tin nào cần chia sẻ hãy chủ động liên hệ và trao đổi cùng luật sư để được hỗ trợ đưa ra phương án giải quyết cho những vướng mắc pháp lý mà khách hàng đang mắc phải. Ngoài  ra khách hàng có thể tham khảo nhiều mã ngành nghề kinh doanh khác tại đây

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1159 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo