Mã ngành nghề kinh doanh quần áo [Cập nhật 2024]

Mã ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp đăng ký theo Hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam ghi nhận tại phụ lục I quyết định số 27/2018/QĐ-TTg. Đây là văn bản có giá trị độc lập không chịu tác động bởi luật doanh nghiệp thay đổi nên đồng thời là mã ngành kinh doanh năm 2024. Cùng tham khảo mã ngành nghề kinh doanh quần áo qua bài viết sau. 

Mã ngành nghề kinh doanh quần áo

Mã ngành nghề kinh doanh quần áo

1. Mã ngành nghề kinh doanh là gì ? 

Mã ngành nghề kinh doanh là dãy ký tự được mã hóa để thể hiện một ngành nghề kinh doanh cụ thể.

Mã ngành nghề kinh doanh trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam sẽ được thể hiện bằng dãy gồm 6 ký tự thể hiện mã ngành từ cấp 1 đến cấp 5.

Mã ngành nghề cấp 1:

Được mã hóa bằng 01 chữ cái từ A đến U thể hiện lĩnh vực kinh doanh.

Mã ngành nghề cấp 2:

Được mã hóa bằng 02 chữ số thể hiện sau vị trí mã ngành nghề cấp 1.

Mã ngành nghề cấp 3:

Được mã hóa bằng 01 chữ số thể hiện sau vị trí mã ngành nghề cấp 2.

Mã ngành nghề cấp 4:

Được mã hóa bằng 01 chữ số thể hiện sau vị trí mã ngành  nghề cấp 3.

Mã ngành nghề cấp 5:

Được mã hóa bằng 01 chữ số thể hiện sau vị trí mã ngành nghề cấp 4.

Thông thường khi đăng ký kinh doanh, các chủ thể sẽ ghi mã ngành nghề đến mã ngành nghề cấp 4 trong tờ khai đăng ký kinh doanh. Sau đó, doanh nghiệp phải bổ sung mã ngành nghề cấp 5 hoặc diễn giải chi tiết sao cho phù hợp với quy định của pháp luật.

2. Quy định của pháp luật về mã ngành nghề kinh doanh. 

Hiện nay, pháp luật cho phép các doanh nghiệp có quyền kinh doanh các các ngành nghề mà pháp luật không cấm. Chính phủ có quy định cụ thể danh mục ngành nghề bị cấm kinh doanh.

Như vậy, doanh nghiệp có thể tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh để thành lập doanh nghiệp tuy nhiên ngành nghề đó phải không thuộc ngành nghề cấm kinh doanh.

Ví dụ: Kinh doanh ma túy thuộc trường hợp cấm kinh doanh nên các chủ thể không được kinh doanh, đăng ký kinh doanh cho ngành nghề ma túy. Ngoài ra, khi kinh doanh ngành nghề này, các chủ thể có thể xem xét xử lý hình sự hoặc hành chính.

Đối với một số ngành nghề kinh doanh, để được kinh doanh thì các chủ thể phải đáp ứng được một số điều kiện nhất định gọi là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Nếu không đáp ứng được các điều kiện đó thì chủ thể sẽ không được cấp đăng ký kinh doanh.

Mỗi một ngành nghề kinh doanh được mã hóa bằng một mã ngành nghề kinh doanh khác nhau, nên khi đăng ký theo mã ngành nào thì doanh nghiệp chỉ được hoạt động trong ngành nghề đó.

Tất cả các doanh nghiệp khi thành lập mới hoặc bổ sung ngành nghề kinh doanh hoặc thay đổi ngành nghề kinh doanh đều phải đăng ký theo mã ngành nghề cấp 4 thuộc hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

3. Quy định về kinh doanh quần áo

Quy định về kinh doanh quần áo

Quy định về kinh doanh quần áo

Pháp luật quy định về các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh bao gồm:

  • Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong). Bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này.
  • Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ; có hoặc không có địa điểm cố định.
  • Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước); có hoặc không có địa điểm cố định.
  • Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ.
  • Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định.
  • Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

Theo đó, việc kinh doanh shop (cửa hàng) quần áo không thuộc các trường hợp trên. Cho nên khi mở shop (cửa hàng) quần áo, dù là shop quần áo online đều phải đăng ký kinh doanh

4. Mã ngành nghề kinh doanh quần áo theo quy định của pháp luật. 

Căn cứ Phụ lục II (Ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg) có quy định như sau:

46413: Bán buôn hàng may mặc

Nhóm này gồm:

- Bán buôn quần áo, kể cả quần áo thể thao, cho đàn ông và trẻ em trai;

- Bán buôn quần áo, kể cả quần áo thể thao, cho phụ nữ và trẻ em gái;

- Bán buôn đồ phụ kiện may mặc như: Khăn quàng cổ, găng tay, tất, cravat...;

- Bán buôn hàng may mặc bằng da lông, da và giả da.

Loại trừ: Bán buôn hàng da và giả da khác được phân vào nhóm 46491 (Bán buôn vali, cặp, túi, ví, hàng da và giả da khác).”

46413 đây là ngành kinh tế cấp năm (5).

Bên cạnh đó Khoản 1 Điều 7 Nghị định 78/2015/NĐ-CP có quy định: Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

Như vậy thì khi bạn đăng ký kinh doanh thì bạn phải lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn (4) trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh. Ngành kinh tế cấp bốn (4) của bán buôn quần áo này là 4641: Bán buôn vải, hàng may mặc, giày dép.

Vậy nên khi đăng ký kinh doanh buôn bán quần áo có thể ghi như sau:

4641: Bán buôn vải, hàng may mặc, giày dép

5. Căn cứ pháp lý 

- Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2021

- Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg quy định danh mục mã ngành nghề kinh doanh

Trên đây là nội dung bài viết của Luật ACC về “Mã ngành nghề kinh doanh quần áo”. Bài viết trên là những thông tin cần thiết mà quý độc giả có thể áp dụng vào đời sống thực tiễn. Trong thời gian tham khảo nếu có những vướng mắc hay thông tin nào cần chia sẻ hãy chủ động liên hệ và trao đổi cùng luật sư để được hỗ trợ đưa ra phương án giải quyết cho những vướng mắc pháp lý mà khách hàng đang mắc phải. Ngoài  ra khách hàng có thể tham khảo nhiều mã ngành nghề kinh doanh khác tại đây

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo