Mã ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp đăng ký theo Hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam ghi nhận tại phụ lục I quyết định số 27/2018/QĐ-TTg. Đây là văn bản có giá trị độc lập không chịu tác động của việc luật doanh nghiệp năm 2020 bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/2021 nên đồng thời là mã ngành kinh doanh năm 2022. Vậy mã ngành nghề kinh doanh là gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!
1. Khái niệm mã ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh trước đây được ghi đầy đủ trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng từ khi luật doanh nghiệp mới được sửa đổi (2015) thì đã bỏ ghi ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Thay vào đó, các thông tin đăng ký của doanh nghiệp được công bố công khai trên trang web của Bộ kế hoạch và đầu tư, bất kỳ ai cũng có thể tra cứu.
Việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp khi thành lập công ty là việc làm bắt buộc bởi doanh nghiệp chỉ được phép kinh doanh trong phạm vi những ngành nghề đã đăng ký. Chủ doanh nghiệp có quyền tùy ý lựa chọn ngành nghề mình muốn (hoặc dự định trong tương lai sẽ) kinh doanh.
Tuy nhiên nếu bạn mới khởi nghiệp thì không cần đăng ký quá nhiều ngành nghề vì bạn sẽ không kiểm soát được những lĩnh vực công ty được phép hoạt động nên dễ sai phạm trong việc xuất hóa đơn hoặc dù doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh ngành nghề đó nhưng chưa đủ điều kiện để kinh doanh… thì cũng bị coi là sai phạm.
Sau này, khi doanh nghiệp phát triển tốt mà muốn mở rộng kinh doanh thêm các lĩnh vực khác thì bạn có thể làm thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh sau. Việc này rất đơn giản, không tốn quá nhiều thời gian và công sức.
Để hiểu rõ về đặc tính của từng ngành nghề cụ thể, bạn nên nhờ đến các luật sư, chuyên viên có kinh nghiệm tư vấn. Là chủ doanh nghiệp, bạn cần hiểu rõ những ngành nghề mình sẽ đăng ký. Vì không phải cứ có giấy phép đăng ký kinh doanh là bạn được quyền làm mọi thứ.
Có rất nhiều ngành nghề kinh doanh yêu cầu điều kiện bắt buộc, chẳng hạn như về mặt nhân sự phải đảm bảo trình độ chuyên môn như thế nào, quy mô nhà xưởng phải ra sao, các điều kiện liên quan đến vấn đề vệ sinh, an toàn lao động, xử lý chất thải,…
2. Tra cứu mã ngành nghề kinh doanh ở đâu?
Thông thường có 2 phương thức tra cứu mã ngành nghề kinh doanh được nhiều người áp dụng đó là: tra cứu trực tiếp và tra cứu trên Cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp.
Khi tra cứu mã ngành nghề kinh doanh theo mã số thuế trên Cổng thông tin quốc gia cần phải thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Trước tiên, bạn cần truy cập vào website https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx. Sau đó, bạn nhập mã số doanh nghiệp vào ô tra cứu. Trong trường hợp bạn không biết mã số doanh nghiệp thì có thể điền tên đầy đủ của công ty vào ô này.
- Bước 2: Khi đã tìm được đúng tên doanh nghiệp cần tra cứu, bạn hãy nhấp chuột vào đó để xem những thông tin về doanh nghiệp, gồm có:
+ Tên đầy đủ của công ty, doanh nghiệp
+ Tên công ty, doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài
+ Tên viết tắt của doanh nghiệp
+ Tình trạng hoạt động
+ Mã số của doanh nghiệp
+ Loại hình pháp lý
+ Ngày bắt đầu làm thủ tục thành lập công ty
+ Tên người đại diện theo pháp luật
+ Địa chỉ đặt trụ sở chính
+ Mã và ngành nghề kinh doanh, trong đó những mã ngành được bôi đậm là ngành nghề kinh doanh chính của công ty.
Như vậy, bạn không chỉ tra cứu thành công mã ngành nghề kinh doanh mà bạn còn biết được tất cả những thông tin cần thiết của một công ty.
Trên đây là các thông tin về Mã ngành nghề kinh doanh là gì? [Cập nhật 2023] mà ACC cung cấp tới quý bạn đọc Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ về vấn đề trên vui lòng liên hệ với Công ty Luật ACC của chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn cam kết sẽ đưa ra nhưng hỗ trợ tư vấn về pháp lý nhanh chóng và có hiệu quả nhất. Xin chân thành cảm ơn quý bạn đọc.
Nội dung bài viết:
Bình luận