Quy định về lý lịch tư pháp cho trẻ em (Quy định 2024)

Theo thông tư 16/2013/TT-BTP quy định tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp trường hợp cá nhân là cha, mẹ của người chưa thành niên yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2. Do đó, khi thực hiện các thủ tục lập lý lịch tư pháp cho trẻ em thì cha, mẹ cần lập Phiếu lý lịch tư pháp số 2. bài viết cung cấp thông tin quy định về lý lịch tư pháp cho trẻ em (Quy định 2023).

THIẾU HÌNH 

1. Khái niệm

  • Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
  • Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.

2. Lý lịch tư pháp cho trẻ em

2.1 Quy định về lý lịch tư pháp trẻ em

Thông tư 16/2013/TT-BTP lại có quy định về biểu mẫu số 04/2013/TT-LLTP: Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp trường hợp cá nhân là cha, mẹ của người chưa thành niên yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2.

Nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 2: Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, họ, tên cha, mẹ, vợ, chồng của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Thẩm quyền ký Phiếu lý lịch tư pháp và Phiếu cung cấp thông tin lý lịch tư pháp bổ sung: Giám đốc Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Giám đốc Sở Tư pháp hoặc người được ủy quyền có thẩm quyền ký Phiếu lý lịch tư pháp, Phiếu cung cấp thông tin lý lịch tư pháp bổ sung và chịu trách nhiệm về nội dung của Phiếu lý lịch tư pháp, Phiếu cung cấp thông tin lý lịch tư pháp bổ sung.

2.2 Thủ tục xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp

2.2.1. Hồ sơ xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp

  • Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp (Mẫu số 04/2013/TT-LLTP);
  • Bản chụp (khi nộp hồ sơ phải xuất trình bản chính để đối chiếu) hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu đang còn giá trị sử dụng của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp và giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được ủy quyền.
  • Bản chụp (khi nộp hồ sơ phải xuất trình bản chính để đối chiếu) hoặc bản sao có chứng thực sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú, giấy chứng nhận tạm trú, thẻ thường trú, thẻ tạm trú. Riêng giấy chứng nhận thường trú hoặc giấy chứng nhận tạm trú có thể nộp bản chính.
  • Văn bản ủy quyền làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp có công chứng.
  • Trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền nhưng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ cha, mẹ, vợ, chồng, con như: giấy chứng nhận kết hôn, giấy khai sinh hoặc sổ hộ khẩu.
  • Phiếu đăng ký nhận kết quả Phiếu lý lịch tư pháp qua dịch vụ bưu chính (Mẫu số 01/2014/LLTP).

2.2.2. Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp

  • Không quá 10 ngày làm việc kể từ thời điểm thụ lý hồ sơ;
  • Không quá 15 ngày đối với các trường hợp:

+ Người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài;

+ Người nước ngoài;

+ Trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích.

2.2.3. Một số lưu ý khi xin cấp lý lịch tư pháp cho trẻ em

  • Chứng thực tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc chứng thực tại Phòng Tư pháp cấp huyện của Việt Nam hoặc chứng thực tại cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài.
  • Trường hợp người dưới 14 tuổi có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì phải xuất trình giấy tờ chứng minh quan hệ như Giấy khai sinh, sổ hộ khẩu,...;
  • Công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng hợp pháp của Việt Nam ở trong nước hoặc cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.

Hiện nay bạn đọc có thể sẽ cần tìm hiểu về lý lịch tư pháp, như vậy quy định pháp luật về vấn đề này ra sao, thủ tục như thế nào? Để hiểu thêm về nó, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết Hướng dẫn cách làm lý lịch tư pháp đơn giản [Chi tiết 2022]

3. Các câu hỏi thường gặp.

Phiếu lý lịch tư pháp là gì?

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp 2009, phiếu lý lịch tư pháp là giấy tờ do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp (Sở Tư pháp hoặc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia) cấp, trong đó có nội dung chứng minh:

  • Cá nhân có hay không có án tích, bản án hoặc quyết định xử phạt của Tòa án trong thời gian cư trú tại Việt Nam
  • Cá nhân có đang bị cấm hay không đảm nhiệm các chức vụ trong doanh nghiệp hoặc thành lập, quản lý doanh nghiệp bị Tòa án tuyên bố phá sản

Lý lịch tư pháp để làm gì?

Mục đích yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp là để:

  • Chứng minh cá nhân có từng phạm tội hay không
  • Ghi nhận việc xoá án tích, tạo điều kiện cho người đã bị kết án có thể tái hoà nhập cộng đồng.
  • Hỗ trợ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã…
  • Hỗ trợ hoạt động tố tụng hình sự và hoạt động thống kê tư pháp hình sự

Mức thu phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp bao nhiêu?

  • Phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp: 200.000 đồng/lần/người.
  • Phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp của sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ (gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ (hoặc chồng), con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi dưỡng liệt sỹ): 100.000 đồng/lần/người.

Các đối tượng được miễn phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp là ai?

  • Trẻ em.
  • Người cao tuổi.
  • Người khuyết tật.
  • Người thuộc hộ nghèo theo quy định.
  • Người cư trú tại các xã đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu theo quy định của pháp luật.

Thay đổi chứng minh thư người đại diện pháp luật hay ngắn gọn là thay đổi chứng minh nhân dân của giám đốc trường hợp là người đại diện hợp pháp được điều lệ công ty hay Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định, Luật ACC mời bạn đọc xem chi tiết tại bài viết sau đây.

4. Quy trình dịch vụ làm lý lịch tư pháp cho trẻ em của ACC

ACC Group là công ty chuyên cung cấp dịch vụ làm lý lịch tư pháp cho trẻ em. Trình tự ACC thực hiện như sau:

  • Thu thập thông tin từ khách hàng để tiến hành tư vấn một cách chi tiết và cụ thể;
  • Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các hồ sơ, thông tin cơ bản để ACC có thể thực hiện các công việc liên quan;
  • ACC tiến hành các thủ tục, vấn đề liên quan khi đã nhận đủ hồ sơ khách hàng cung cấp;
  • Tư vấn cho khách hàng những điều cần lưu ý khi thực hiện thủ tục;
  • Bàn giao kết quả.
  • Hỗ trợ pháp lý về mọi mặt liên quan đến lý lịch tư pháp cho trẻ em.

Trên đây là một số thông tin về lý lịch tư pháp cho trẻ em. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính bản thân mình, các bên cần tìm hiểu kỹ các quy định pháp luật, trình tự thủ tục thực hiện thủ tục nêu trên.

✅ Quy định: ⭕ lý lịch tư pháp cho trẻ em
✅ Cập nhật: ⭐ 2022
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (495 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo