Tư vấn ly hôn sau khi sinh đối với phụ nữ đang nuôi con nhỏ?

Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề ly hôn sau khi sinh con đối với phụ nữ khi đứa con còn quá nhỏ? Những vấn đề liên quan đến ly hôn sau khi sinh.

Ly hôn là sự kiện pháp lý nhằm chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ, chồng. Nếu kết hôn là bước ngoặt của cuộc đời thì ly hôn là dấu mốc lớn, sự lựa chọn cuối cùng không ai mong muốn. Hiện nay, ly hôn không còn là chuyện xưa nay hiếm gặp, hệ lụy đem lại không chỉ là gia đình tan vỡ mà còn ảnh hưởng đến tâm sinh lí của vợ chồng. Đặc biệt là người phụ nữ sau khi sinh con. Vậy pháp luật quy định như thế nào về vấn đề ly hôn sau khi sinh con đối với phụ nữ đang nuôi con nhỏ ?

 

ly hôn sau khi sinh con

 

 Ly hôn sau khi sinh con

1. Ly hôn sau khi sinh con là gì?

Ly hôn (hay ly dị) là sự kiện pháp lý nhằm chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án (Khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân & gia đình năm 2014)

Ly hôn sau khi sinh con được hiểu là một bên (vợ hoặc chồng) hay cả hai đều thuận tình muốn chấm dứt quyền, nghĩa vụ vợ chồng sau thời điểm người vợ sinh nở, vượt cạn.

2. Pháp luật quy định về vấn đề ly hôn sau khi sinh ?

2.1. Điều kiện ly hôn sau khi sinh con

-  Theo quy định tại Khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân & gia đình năm 2014 về Quyền được yêu cầu giải quyết ly hôn như sau:

“Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”

Do đó, đối với trường hợp người mẹ đang mang thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì quyền yêu cầu ly hôn của người chồng bị hạn chế. Nói cách khác, người chồng không được quyền ly hôn trong những trường hợp đó. Luật quy định như vậy nhằm bảo đảm quyền lợi cũng như đảm bảo về mặt tâm sinh lý của người mẹ và sự phát triển đầy đủ khi đứa con còn quá nhỏ. Như vậy, theo quy định hiện hành thì người chồng không được phép ly hôn sau khi sinh hoặc đang nuôi con nhỏ (dưới 12 tháng tuổi)

Mặt khác, luật chỉ quy định cấm trường hợp người chồng ly hôn trong những trường hợp trên mà không hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người mẹ. Điều này có nghĩa là, nếu trong trường hợp người mẹ muốn đơn phương ly hôn sau khi sinh hoặc đang nuôi con nhỏ (dưới 12 tháng tuổi) hay cả hai đều thỏa thuận ly hôn và yêu cầu Tòa án giải quyết thì vẫn được Tòa chấp nhận. 

Tóm lại, theo quy định của pháp luật thì người chồng không được quyền ly hôn trong trường hợp sau khi người vợ sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Và chỉ khi người vợ muốn đơn phương ly hôn hoặc cả hai vợ chồng cùng thỏa thuận, yêu cầu Tòa án giải quyết (thuận tình ly hôn) hoặc khi đứa con trên 12 tháng tuổi thì người chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

2.2. Quy định về thủ tục ly hôn sau khi sinh con 

Về Thủ tục ly hôn được thực hiện theo hai hình thức: thủ tục thuận tình ly hôn (cả hai vợ chồng đều thỏa thuận và yêu cầu Tòa án giải quyết) và thủ tục đơn phương ly hôn (khi con trên 12 tháng tuổi theo quy định)

Thủ tục ly hôn sau khi sinh con, được thực hiện như sau:

-  Đơn ly hôn  (đơn yêu cầu ly hôn thuận tình hoặc đơn khởi kiện yêu cầu ly hôn đơn phương);

- Giấy chứng nhận đăng kí kết hôn (bản chính);

- Sổ hồ khẩu, CMND (bản sao chứng thực)  hoặc CCCD (nếu có);

- Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực);

- Các giấy tờ khác theo quy định liên quan đến quyền sở hữu tài chung của hai vợ chồng (bản sao chứng thực);

Quy trình giải quyết ly hôn như sau:

- Đối với thủ tục thuận tình ly hôn: theo quy định khoản 2 Điều Điều 29 BLTTDS năm 2015, được thực hiện như sau:

Bước 1: Vợ/chồng lập văn bản thuận tình ly hôn.

Bước 2: Nộp đơn khởi kiện lên Tòa án có thẩm quyền để công nhận về thuận tình ly hôn (mẫu đơn yêu cầu thuận tình ly hôn).

Bước 3: Tòa án sẽ xem xét hồ sơ cũng như kiểm tra điều kiện cần thiết khác. Nếu nhận thấy, việc công nhận thuận tình ly hôn hoàn toàn tự nguyện, phù hợp với lợi ích của vợ chồng và con thì Tòa án sẽ ra quyết định chấp nhận theo yêu cầu của vợ chồng.

-  Đối với thủ tục đơn phương ly hôn khi con trên 12 tháng tuổi theo quy định thì thời hạn giải quyết là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án (Điều 203 BLTTDS năm 2015). Như vậy, Tòa án sẽ giải quyết theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 BLTTDS năm 2015, như sau:

Bước 1: Một trong các bên nộp Đơn ly hôn (mẫu đơn đơn phương ly hôn) đến Tòa án có thẩm quyền

Bước 2: Tòa án xem xét hồ sơ. Nếu đơn hợp lệ, Tòa án sẽ tiến hành thụ lý và thông báo về việc thụ lý vụ án để người nộp đơn ly hôn nộp tiền tạm ứng án phí.

Bước 3: Người nộp đơn ly hôn nộp biên lại tạm ứng án phí cho Tòa án đang giải quyết

Bước 4: Tòa án xác minh hồ sơ, chứng cứ và tiến hành hòa giải

Bước 5: Mở phiên Tòa xét xử sơ thẩm theo thủ tục tố tụng dân sự. Nếu một trong các bên không chấp nhận bản án của Tòa thì có quyền kháng cáo trong thời gian luật định.

3. Pháp luật quy định quyền của người mẹ đối với con sau khi ly hôn là gì ?

 

cap-duong_0806112806

 

Ly hôn sau khi sinh con

Theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Từ Điều luật trên có thể thấy rằng, theo nguyên tắc nuôi con sau khi ly hôn, trước tiên phải dựa trên sự thỏa thuận của hai bên. Nếu không thỏa thuận được thì một trong các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

Để đảm bảo quyền lợi mọi mặt cho con cũng như quyền nuôi dưỡng con của bố và mẹ được công bằng thì pháp luật quy định như sau:

+  Đối với con dưới 36 tháng tuổi được ưu tiên giao cho người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Trừ trường hợp người mẹ không có đủ điều kiện về vật chất cũng như điều kiện về tinh thần thì lúc này người cha có quyền yêu cầu Tòa án giành quyền nuôi con. Điều kiện về vật chất ở đây được hiểu là mức thu nhập cá nhân, công việc ổn định, nhà ở hợp pháp...Điều kiện về tinh thần như môi trường giáo dục con như thế nào, thời gian chăm sóc, dạy dỗ, chơi đùa với con…

+ Đối với con đủ 07 tuổi trở lên, bên cạnh xem xét về điều kiên nuôi dưỡng thì còn phải xét đến khía cạnh nguyện vọng của con muốn sống với ai.

Xem thêm: Mẫu đơn đề nghị xét xử ly hôn vắng mặt

Trên đây là toàn bộ thông tin tư vấn của ACC liên quan đến ly hôn sau khi sinh con đối với người phụ nữ đang nuôi con nhỏ, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan đến ly hôn. Còn bất cứ thắc mắc gì quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua tổng đài tư vấn hoặc gửi thư về các thông tin dưới đây. Chúng tôi hy vọng nhận được nhiều ý kiến đóng góp của quý khách hàng trên cả nước để chúng tôi ngày một chuyên nghiệp hơn:

  • Tư vấn pháp lý: 1900.3330
  • Zalo: 084.696.7979

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1032 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo