Vợ chồng có được ly hôn khi vừa sinh con không?

Ly hôn là sự kiện pháp lý nhằm chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ, chồng. Hiện nay, ly hôn không còn là chuyện xưa nay hiếm gặp, hệ lụy đem lại không chỉ là gia đình tan vỡ mà còn ảnh hưởng đến tâm sinh lí của vợ chồng. Đặc biệt là người phụ nữ sau khi sinh con. Vậy pháp luật quy định như thế nào về vấn đề ly hôn sau khi sinh con đối với phụ nữ đang nuôi con nhỏ? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của bạn.

vo-chong-co-duoc-ly-hon-khi-vua-sinh-con-khong

 

1. Ai có quyền được yêu cầu ly hôn?

Những người sau đây có quyền yêu cầu ly hôn, cụ thể: 

– Vợ hoặc chồng, hoặc cả hai vợ chồng có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn. 

– Trường hợp một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, thì cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. 

Dựa vào các quy định trên, có thể thấy đối tượng được quyền yêu cầu ly hôn là

– Một bên vợ hoặc chồng khi có yêu cầu đơn phương ly hôn. 

– Cả vợ và chồng khi có nhu cầu đồng thuận ly hôn với nhau. 

– Cha, mẹ, người thân thích khác nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo trường hợp quy định trên.

2. Vợ mới sinh con, chồng có được ly hôn không?

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân & gia đình năm 2014 thì Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Do đó, đối với trường hợp người mẹ đang mang thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người chồng không có quyền yêu cầu ly hôn. Quy định này nhằm bảo đảm quyền lợi cũng như đảm bảo về mặt tâm sinh lý của người mẹ và sự phát triển đầy đủ khi đứa con còn quá nhỏ. 

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì người chồng không được quyền ly hôn trong trường hợp sau khi người vợ vừa mới sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Và chỉ khi người vợ muốn đơn phương ly hôn hoặc cả hai vợ chồng cùng thỏa thuận, yêu cầu Tòa án giải quyết (thuận tình ly hôn) hoặc khi đứa con trên 12 tháng tuổi thì người chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

3. Làm sao để ly hôn khi vợ mới sinh

Như đã phân tích ở trên, khi vợ vừa mới sinh và đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi thì chồng không thể ly hôn đơn phương được. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp ly hôn khi vợ đang mang thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Cụ thể:

Thứ nhất, vợ chồng thỏa thuận để cả hai đồng thuận ly hôn, nếu như thực sự cả hai cảm thấy không thể tiếp tục được cuộc hôn nhân, việc ly hôn giải thoát cho cả hai là điều nên làm.

Thứ hai, người vợ đề xuất ly hôn đơn phương với chồng. Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình chỉ giới hạn quyền đơn phương ly hôn của người chồng khi vợ mới sinh con, đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi chứ không giới hạn quyền đơn phương ly hôn của người vợ. Do vậy, vợ có thể hoàn toàn làm đơn yêu cầu ly hôn đơn phương. 

4. Vợ yêu cầu ly hôn khi vừa mới sinh con

Theo khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định “Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”.

Xét thấy, luật chỉ quy định cấm trường hợp người chồng ly hôn trong những trường hợp vợ đang mang thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi chứ không hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người vợ. Điều này có nghĩa là, nếu trong trường hợp người mẹ yêu cầu giải quyết đơn phương ly hôn hoặc ly hôn thuận tình với chồng sau khi sinh hoặc đang nuôi con nhỏ (dưới 12 tháng tuổi) thì vẫn được Tòa chấp nhận. 

Trong trường hợp, người vợ khi vừa sinh con xong có quyền đơn phương ly hôn nếu có căn cứ chứng minh việc chồng có hành vi bạo lực gia đình; Chồng vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng khiến không thể tiếp tục duy trì mối quan hệ hôn nhân.

4. Giải đáp thắc mắc về chủ đề: Vợ chồng có được ly hôn khi sinh con xong không?

Sau khi vợ sinh con bao lâu, chồng được ly hôn?

Trả lời: nếu muốn ly hôn thì người chồng cần phải chờ khi con từ đủ 12 tháng tuổi trở lên thì được yêu cầu ly hôn. Tuy nhiên, để được giải quyết yêu cầu ly hôn thì cũng cần phải có các chứng cứ để chứng minh cuộc sống hôn nhân không thể kéo dài, càng ngày càng trở lên trầm trọng

Phát hiện con vừa sinh không phải con mình, người chồng có quyền ly hôn không?

Trả lời: Nếu hai vợ chồng không có thỏa thuận tự nguyện ly hôn và người vợ cũng không yêu cầu ly hôn thì người chồng không được phép ly hôn khi vợ đang mang thai, nuôi con dưới 12 tháng tuổi dù phát hiện ra người con đó không phải con ruột của mình.

Người chồng có thể đơn phương ly hôn không?

Trả lời: Người chồng chỉ có thể thực hiện việc yêu cầu Tòa án xem xét cho đơn phương ly hôn khi đủ các điều kiện sau đây:

- Có bằng chứng đầy đủ về việc đứa trẻ không phải con đẻ, bằng chứng ngoại tình khiến hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung vợ chồng không thể kéo dài; vợ, chồng không thể ở cùng với nhau được nữa.

- Vợ không thuộc trường hợp mang thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Như vậy, nếu vợ thuộc trường hợp vừa sinh xong thì chồng không có quyền ly hôn đơn phương.

Phát hiện con chung không phải con ruột, có phải cấp dưỡng sau ly hôn không?

Trả lời: Dù đã chứng minh được không phải con ruột của mình, nhưng đứa con được người vợ mang thai và sinh ra trong thời kỳ hôn nhân đều là con chung của vợ chồng.

Cho nên khi giải quyết việc ly hôn, dù thuận tình ly hôn hay đơn phương ly hôn thì vợ và chồng có thể sẽ giành được quyền nuôi con và người không ở với con sẽ có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho con.

Khi nào thì chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng?

Trả lời: Nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ chấm dứt khi: Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình; Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi; Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng; Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết; Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn.

Con dưới bao nhiêu tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu ly hôn?

Trả lời: chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi có được ly hôn không?

Trả lời: Người vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi vẫn có quyền yêu cầu ly hôn. Pháp luật hôn nhân gia đình quy định như vậy nhằm bảo vệ lợi ích của phụ nữ và trẻ em, người chồng phải có trách nhiệm chăm sóc vợ trong thời kỳ vợ đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ.

Con sinh ra sau khi bố mẹ ly hôn sẽ mang họ ai?

Trả lời: Con sinh ra sẽ lấy họ theo thỏa thuận của bố mẹ, trường hợp bố mẹ không thỏa thuận được thì sẽ đặt theo tập quán ở địa phương là lấy theo họ cha hoặc họ mẹ.

Câu hỏi thường gặp

Vợ có được yêu cầu ly hôn khi con chưa đủ 12 tháng tuổi?

Trả lời: Có, người vợ có thể yêu cầu ly hôn khi con chưa đủ 12 tháng tuổi

Pháp luật quy định quyền của người mẹ đối với con sau khi ly hôn là gì?

Trả lời: Đối với con dưới 36 tháng tuổi được ưu tiên giao cho người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Trừ trường hợp người mẹ không có đủ điều kiện về vật chất cũng như điều kiện về tinh thần thì lúc này người cha có quyền yêu cầu Tòa án giành quyền nuôi con.

Chồng có được ly hôn khi vợ vừa sinh con không?

Trả lời: Đối với trường hợp người mẹ đang mang thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì quyền yêu cầu ly hôn của người chồng bị hạn chế. Nói cách khác, người chồng không được quyền ly hôn trong những trường hợp đó.

Trên đây là toàn bộ thông tin tư vấn của ACC liên quan đến ly hôn sau khi sinh con đối với người phụ nữ đang nuôi con nhỏ, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan đến ly hôn. Còn bất cứ thắc mắc gì quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua tổng đài tư vấn hoặc gửi thư về các thông tin dưới đây. Chúng tôi hy vọng nhận được nhiều ý kiến đóng góp của quý khách hàng trên cả nước để chúng tôi ngày một chuyên nghiệp hơn:

  • Tư vấn pháp lý: 1900.3330
  • Zalo: 084.696.7979

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (536 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo