Một trong những vấn đề quan tâm khi ly hôn đó là con sẽ ở với ai. Trong những trường hợp nhất định thì cần phải làm rõ ly hôn con dưới 6 tháng tuổi ở với ai. Vấn đề này sẽ được ACC giải đáp trong bài viết bên dưới!
Ly hôn là một trong những sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ hôn nhân và từ đó, đây được xem là căn cứ chấm dứt quan hệ nhân thân của hai vợ chồng, còn nghĩa vụ nuôi dưỡng con vẫn thuộc về cả hai vợ chồng; bên nào không trực tiếp nuôi dưỡng thì sẽ có trách nhiệm cấp dưỡng để đảm bảo khả năng phát triển của cháu. Vậy, khi ly hôn con dưới 6 tháng tuổi ở với ai?
Ly hôn con dưới 6 tháng tuổi ai nuôi?
1. Quy định của pháp luật về con chung sau khi ly hôn
Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi, có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con; Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
- Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
- Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được pháp luật quy định Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
- Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con
- Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
- Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
- Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
2. Khi ly hôn con dưới 6 tháng tuổi ở với ai?
Căn cứ vào Khoản 3, Điều 82, Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:
- Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con
Theo quy định trên thì người mẹ được pháp luật trao cho quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Về nguyên tắc, con dưới 36 tháng tuổi sẽ được mẹ là người trực tiếp nuôi con, và cha có nghĩa vụ cấp dưỡng.
Như vậy, con dưới 36 tháng tuổi do mẹ trực tiếp chăm sóc, trông nom, nuôi dưỡng. Chỉ trong trường hợp mẹ bị mất năng lực hành vi dân sự, hay mắc các tệ nạn xã hội, ... ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của cháu thì mới là căn cứ để cha có quyền trực tiếp nuôi con.
Điều kiện trực tiếp nuôi con bao gồm các điều kiện về kinh tế như: Có thu nhập ổn định đảm bảo việc nuôi dưỡng, cho con đi học,…có chỗ ở ổn định. Điều kiện về nhân thân như có lối sống trong sạch, gương mẫu,…đảm bảo cho trẻ sống trong môi trường lành mạnh và một số điều kiện như: Thời gian chăm sóc,…đảm bảo tốt nhất lợi ích cho trẻ nhỏ.
Hồ sơ ly hôn gồm những giấy tờ gì? Các bước thực hiện thủ tục ly hôn là gì? Mời quý bạn đọc tham khảo bài viết: Hướng dẫn thủ tục ly hôn mới nhất năm 2022 để biết thêm chi tiết
3. Câu hỏi thường gặp
Ly hôn đơn phương mất bao nhiêu tiền?
Theo quy định tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 một vụ ly hôn không có giá ngạch thì mức án phí là 300.000 đồng. Ngược lại, nếu vụ án ly hôn có giá ngạch thì căn cứ vào giá trị của tài sản được phân chia, án phí ly hôn sẽ từ 300.000 đồng trở lên.
Thời gian giải quyết một vụ án đơn phương ly hôn là bao lâu?
Trong trường hợp thông thường, thời gian giải quyết một vụ án ly hôn đơn phương thường là ít nhất 04 tháng. Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều trường hợp phức tạp, vì nhiều lý do bất khả kháng có thể kéo dài hơn.
Tại khoản 1 Điều 35 BLTTDS, những tranh chấp về hôn nhân và gia đình sẽ do Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm.
Ai có quyền nuôi con khi ly hôn con dưới 6 tháng tuổi?
Căn cứ vào Khoản 3, Điều 82, Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:
- Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con
Theo quy định trên thì người mẹ được pháp luật trao cho quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Về nguyên tắc, con dưới 36 tháng tuổi sẽ được mẹ là người trực tiếp nuôi con, và cha có nghĩa vụ cấp dưỡng.
Luật ACC có cung cấp dịch vụ ly hôn bao gồm cả dịch vụ trọn gói hoặc theo từng nhu cầu của khách hàng dựa trên các trường hợp ly hôn nhất định. Để hạn chế thời gian đi lại của khách hàng và tránh những rủi ro khi tự tìm hiểu, khi quý khách hàng có nhu cầu hãy liên hệ với chúng tôi để nhận dịch vụ tốt nhất
Nội dung bài viết:
Bình luận