Luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Với sự mở rộng kinh tế thị trường như hiện nay thì việc giao thương, mua bán hàng hóa diễn ra ngày càng phổ biến. Để việc mua bán hàng hóa được diễn ra thuận lợi thì các bên mua/ bán cần có sự đồng thuận cũng như ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Như vậy, trong quan hệ mua bán hàng hóa thì pháp luật và thực tiễn đều chấp nhận việc các bên lựa chọn luật áp dụng. Nó có thể là Điều ước quốc tế, Luật Quốc gia,...Vậy thì việc xác định trong mua bán hàng hóa quốc tế áp dụng Luật gì để phù hợp và áp dụng như thế nào? Bài viết dưới đây ACC xin chia sẻ một số thông tin cần thiết về vấn đề trên.
Paper 3261159 1280 Op9y3rxse1pm2jfv8cn0k25h2l72fdg271b7zx7q88
Luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

1. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là gì?

Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế chính là sự thoả thuận ý chí giữa các thương nhân có trụ sở kinh doanh đặt ở các quốc gia khác nhau, theo đó Bên xuất khẩu có nghĩa vụ giao hàng và chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho Bên nhập khẩu và có nghĩa vụ thanh toán cho Bên xuất khẩu, nhận hàng và có quyền sở hữu hàng hóa như thỏa thuận của hợp đồng.

2. Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế

  • Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế gồm: Bên xuất khẩu và Bên nhập khẩu. Đó là các thương nhân có trụ sở kinh doanh đặt tại các quốc gia khác nhau.
  • Bản chất của hợp đồng mua bán chính là sự thoả thuận ý chí giữa các bên.
  • Đối tượng của hợp đồng là hàng hoá di chuyển qua biên giới hải quan của một nước.
  • Đồng tiền tính giá hoặc thanh toán không còn là đồng nội tệ của một quốc gia mà là ngoại tệ đối với ít nhất một bên ký kết. Phương thức thanh toán thông qua hệ thống ngân hàng.
  • Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng do các bên thỏa thuận, đó có thể là luật quốc gia ,điều ước quốc tế  hoặc tập quán thương mại quốc tế.
  • Cơ quan giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng là toà án hay trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại là cơ quan nước ngoài đối với ít nhất một trong các chủ thể.

3. Luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế áp dụng Luật mang tính chất đa dạng và phức tạp. Điều này đồng nghĩa với việc hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải chịu sự điều chỉnh không phải chỉ của luật pháp nước đó mà cả của luật nước ngoài (luật nước người bán, luật nước người mua hoặc luật của bất kỳ một nước thứ ba nào). Ngoài ra, còn phải chịu sự điều chỉnh của điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế hoặc cả án lệ (tiền lệ pháp) để điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.

Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế được giao kết hoàn chỉnh đến đâu thì bản thân nó cũng không thể chứa đựng tất cả những vấn đề, những tình huống có thể phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng. Do vậy, cần phải bổ sung cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế một cơ sở pháp lý cụ thể bằng cách lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng đó. Vì hợp đồng mua bán có tính chất quốc tế nên luật điều chỉnh hợp đồng này cũng có thể là luật người người bán, cũng có khi là luật nước người mua... Nếu luật áp dụng là luật nước người mua thì luật này là luật nước ngoài đối với người bán. Người bán phải có sự hiểu biết về nó, trong đó ít ra người bán phải hiểu rõ được luật này có bảo vệ quyền lợi cho người bán hay không. Và ngược lại, đối với người mua cũng vậy. Như vậy, không chỉ người bán và người mua cần có sự hiểu biết để lựa chọn, để tuân thủ luật áp dụng mà ngay cả cơ quan giải quyết tranh chấp (tòa án hoặc trọng tài) cũng phải nghiên cứu vấn đề luật áp dụng cho hợp đồng đó thì mới có thể làm tốt được chức năng, nhiệm vụ của mình.

Theo nguyên tắc chung của tư pháp quốc tế, trong mua bán hàng hóa quốc tế, các bên có quyền tự do thoả thuận chọn nguồn luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng của mình. Nguồn luật đó có thể là luật quốc gia, điều ước quốc tế về thương mại hoặc tập quán thương mại quốc tế và thậm chí cả các án lệ (tiền lệ xét xử). Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây là nên chọn nguồn luật nào, làm thế nào để chọn được nguồn luật thích hợp nhất để có thể bảo vệ được quyền lợi của mình.

3.1. Lựa chọn luật quốc gia khi hợp đồng quy định

Trọng tài thương mại Việt Nam sẽ có quyền chọn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế khi phát sinh tranh chấp nếu như các bên không thoả thuận được luật áp dụng.

3.2. Lựa chọn tập quán quốc tế về thương mại

Tập quán quốc tế về thương mại sẽ được áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế khi:

  • Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế quy định.
  • Các điều ước quốc tế liên quan quy định.
  • Luật thực chất (luật quốc gia) do các bên lựa chọn không có hoặc có nhưng không đầy đủ.

Những gì mà hợp đồng đã quy định thì tập quán quốc tế không có giá trị pháp lý, hay có thể hiểu là hợp đồng mua bán hàng hóa có giá trị pháp lý cao hơn so với tập quán quốc tế về thương mại. Khi áp dụng, cần chú ý vì tập quán quốc tế về thương mại có nhiều loại nên do đó để tránh sự nhầm lẫn hoặc không thống nhất về một tập quán nào đó, các bên tham gia ký kết hợp đồng cần phải quy định cụ thể tập quán đó trong hợp đồng.

Để đảm bảo về quyền và lợi ích của Doanh nghiệp trong việc giao kết hợp đồng thương mại quốc tế thì việc sử dụng hợp đồng bằng văn bản sẽ có giá trị pháp lý hơn bởi các nội dung đầy đủ và chi tiết, điều khoản hợp đồng,... Ngoài ra, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế áp dụng Luật để điều chỉnh vì như vậy hợp đồng sẽ có tính pháp lý cao, cũng như lựa chọn Luật áp dụng khác để tránh những trường hợp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng giữa các bên. Bài viết trên đây Luật ACC đã giải đáp những thắc mắc về mua bán hàng hóa quốc tế, hy vọng rằng bài viết trên đây sẽ hữu ích với bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo