Lời nhận xét môn tiếng anh theo thông tư 27/2020/TT-BGDĐT
1. Nhận xét môn học là gì?
Nhận xét môn học được thực hiện vào cuối kỳ hoặc tổng kết năm học. Qua đó, việc giáo viên đưa ra những ghi nhận, đánh giá đối với học sinh. Thông qua quá trình quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, rèn luyện của học sinh trong các môn học. Từ đó phản ánh chất lượng tiếp thu, rèn luyện và phấn đấu của học sinh trong suốt thời gian học. Cũng như xác định hiệu quả ở mức độ học tập nào trong mục tiêu học tập.
Các nhận xét được đưa ra cụ thể, phản ánh hiệu quả từng môn học như toán, tiếng việt, thể dục, âm nhạc, mỹ thuật,… Mẫu nhận xét của Thông tư cũng thực hiện trên các môn học khác nhau. Nhằm hướng dẫn giáo viên ở các môn học đều có thể sử dụng đánh giá mẫu này.
Nhận xét học sinh tiểu học nhằm cung cấp những thông tin chính xác, kịp thời, phản ánh hiệu quả học tập. Xác định được thành tích học tập, rèn luyện theo mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục tiểu học cũng như nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Qua đó giúp phụ huynh nắm bắt, theo dõi cũng như ôn luyện cho học sinh tại nhà. Đặc biệt là luyện tập các môn còn yếu, và phát huy thế mạnh trong khả năng của học sinh.
2. Nhận xét, đánh giá các môn học tiếng Anh là gì?
Nhận xét, đánh giá các môn học tiếng Anh là Review and evaluate the subjects.
3. Mẫu nhận xét môn học theo Thông tư 27
Trong Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học có hiệu lực từ ngày 20 tháng 10 năm 2020 không có mẫu nhận xét môn học theo Thông tư 27. Ở văn bản này chỉ hướng dẫn giáo viên cách nhận xét các môn học của học sinh tiểu học. Qua đó giúp giáo viên hình dung mức độ, tính chất khái quát của nhận xét. Từ đó mà xác định được khía cạnh tiếp cận và phản ánh hiệu quả học tập của học sinh.
Dưới đây, chúng tôi sẽ đưa ra một số mẫu nhận xét với một số môn học cho cấp tiểu học. Giúp các giáo viên xác định, hình dung được nhận xét có thể sử dụng cho từng môn học.
Tiếng Việt:
Học sinh tiểu học cần rèn luyện chủ yếu trong các kỹ năng đọc, viết, đánh vần, sử dụng từ ngữ và viết văn. Do đó các nhận xét cần xoay quanh điểm mạnh, điểm yếu của học sinh trên các phương diện tiếp cận này. Như:
– Đọc viết tốt.
– Nghe, đọc, viết tốt.
– Kĩ năng nghe viết tốt.
– Đọc to, rõ ràng lưu loát. Câu văn ngắn gọn, dễ hiểu.
– Biết tìm từ và đặt câu đúng, biết sử dụng vốn từ phong phú để viết thành câu, đoạn văn ngắn.
– Chữ viết đều, đẹp. Hiểu nội dung bài nhanh.
– Trả lời tốt các câu hỏi bài tập đọc.
– Nắm vững vốn từ và đặt câu đúng. Viết văn lưu loát.
Toán:
– Tính toán nhanh, giải toán đúng.
– Thực hành thành thạo các bài tập.
– Thuộc các bảng cộng, trừ, nhân, chia. Vận dụng giải toán tốt.
– Nắm chắc kiến thức đã học.
– Tính toán nhanh, chính xác trong giải toán có lời văn.
– Biết xác định đề toán. Tính toán nhanh.
Tự nhiên và Xã hội:
– Nắm được nội dung bài học và vận dụng làm bài tập tốt.
– Biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
– Nhận biết được các loài vật dưới nước và trên bờ.
– Vận dụng kiến thức đã học và thực hiện tốt.
Đạo đức:
– Biết xử lí tình huống trong bài tốt.
– Biết nêu tình huống và giải quyết tình huống theo nội dung bài học.
– Biết vận dụng nội dung bài học vào thực tiễn tốt.
– Thực hiện tốt hành vi đạo đức đã học vào cuộc sống.
– Ngoan ngoãn, lễ phép. Ứng xử đúng hành vi đạo đức trong thực tiễn.
– Nắm được hành vi đạo đức đã học và làm bài tập tốt
Thủ công:
– Nắm chắc các quy trình gấp, cắt, dán các sản phẩm.
– Có năng khiếu gấp, cắt dán biển báo giao thông.
– Có năng khiếu về gấp, cắt dán theo mẫu.
– Có năng khiếu làm dây đeo đồng hồ, làm vòng đeo tay,…
– Biết gấp, cắt, dán theo quy trình.
– Khéo tay khi làm các sản phẩm thủ công.
Âm nhạc:
– Thuộc lời ca, giai điệu.
– Hát hay, biểu diễn tự nhiên.
-Có năng khiếu hát và biểu diễn.
– Giọng hát khỏe, trong. Biểu diễn tự tin.
Mỹ thuật:
– Vẽ đẹp.
– Có năng khiếu vẽ.
– Có năng khiếu nặn các con vật.
– Vẽ theo mẫu đúng.
– Biết phối hợp màu sắc khi vẽ.
– Biết trang trí đường diềm, tô màu tự nhiên.
– Biết vẽ dáng người, con vật, cốc theo mẫu.
– Có năng khiếu vẽ theo chủ đề.
– Biết vẽ, nặn các con vật.
– Có tính sáng tạo khi vẽ, trang trí.
Thể dục:
– Tập hợp được theo hàng dọc và biết cách dàn hàng.
– Thực hiện được các tư thế của tay khi tập Rèn luyện tư thế cơ bản.
– Thực hiện được các tư thế của chân và thân người khi tập, rèn luyện tư thế cơ bản.
– Biết cách chơi và tham gia được các Trò chơi.
– Tập hợp đúng hàng dọc và điểm số đúng.
– Biết cách chơi, tham gia được các Trò chơi và chơi đúng luật.
– Thực hiện được bài Thể dục phát triển chung.
– Hoàn thiện bài Thể dục phát triển chung.
– Thực hiện đứng nghiêm, nghỉ và quay phải, quay trái đúng hướng.
– Giữ được thăng bằng khi làm động tác kiễng gót và đưa 1 chân sang ngang.
– Tham gia được vào các trò chơi. Chơi đúng luật của trò chơi.
– Biết hợp tác với bạn trong khi chơi.
– Sáng tạo, linh hoạt trong khi chơi.
– Thực hiện các động tác theo đúng nhịp hô.
– Thuộc bài Thể dục phát triển chung.
– Thực hiện bài Thể dục phát triển chung nhịp nhàng và đúng nhịp hô.
– Tích cực tập luyện, đoàn kết, kỷ luật, trật tự.
– Xếp hàng và tư thế đứng nghiêm, nghỉ đúng.
– Thực hiện được những động tác Đội hình đội ngũ.
– Biết chào, báo cáo và xin phép khi ra vào lớp.
– Thực hiện được đi thường theo nhịp.
– Biết cách chơi và tham gia được Trò chơi.
– Biết cách đi thường theo hàng dọc.
– Thực hiện được các động tác Thể dục rèn luyện tư thế cơ bản.
– Tích cực tham gia tập luyện.
– Thực hiện được các bài tập rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản.
– Thực hiện được những bài tập phối hợp và khéo léo.
– Tham gia được các trò chơi đúng luật.
– Tích cực, sáng tạo trong khi chơi.
– Tập hợp đúng hàng dọc, điểm số chính xác và biết cách dàn hàng, dồn hàng theo hàng dọc.
– Biết cách tập hợp hàng ngang, cách dóng hàng và điểm số theo hàng ngang.
– Đứng nghiêm, nghỉ đúng. Thực hiện quay phải, trái đúng.
– Thực hiện được đi chuyển hướng phải, trái.
– Thực hiện được các bài Rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản.
– Linh hoạt, sáng tạo trong học tập.
– Thực hiện đầy đủ các bài tập trên lớp.
– Tích cực và siêng năng tập luyện.
– Thực hiện đúng các động tác cả bài Thể dục phát triển chung với hoa hoặc cờ.
– Hợp tác, đoàn kết với bạn trong khi chơi.
– Linh hoạt, sáng tạo trong khi chơi các Trò chơi.
– Thực hiện các động tác của Bài thể dục đúng phương hướng và biên độ.
– Phối hợp nhịp nhàng các bộ phận cơ thể khi tập luyện.
4. Lời nhận xét môn tiếng anh theo thông tư 27/2020/TT-BGDĐT
1. Phẩm chất đạo đức:
- Tham gia tích cực các hoạt động văn nghệ của trường, địa phương bằng tiếng Anh.
- Luôn trung thực trong học tập và thi cử tiếng Anh.
- Tham gia các hoạt động tập thể với tinh thần hăng hái, nhiệt tình.
- Có ý thức học tập, lao động, hay tìm tòi ý tưởng mới trong các bài tập tiếng Anh.
- Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, ý thức bảo vệ môi trường.
- Biết ơn thầy cô giáo, cha mẹ, gia đình, những người có công với bản thân và xã hội.
- Thường xuyên giúp đỡ bạn bè trong học tập tiếng Anh và các hoạt động khác.
2. Năng lực:
- Có khả năng tiếp thu kiến thức tiếng Anh nhanh chóng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn tốt.
- Có khả năng phân tích tình huống, xác định vấn đề tiếng Anh, đưa ra giải pháp và thực hiện giải pháp.
- Biết cách diễn đạt suy nghĩ, trình bày ý kiến bằng tiếng Anh rõ ràng, dễ hiểu.
- Có ý thức tự giác học tập tiếng Anh, tự nghiên cứu, tự đánh giá kết quả học tập.
- Có tư duy sáng tạo, thường xuyên tìm ra ý tưởng mới trong các bài tập tiếng Anh.
3. Kiến thức và kỹ năng:
- Nắm vững kiến thức về các chủ đề, nội dung học tập tiếng Anh theo chương trình.
- Có khả năng thực hiện tốt các kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết tiếng Anh.
4. Đề xuất:
- Về phía học sinh: Cần tiếp tục rèn luyện kỹ năng phát âm tiếng Anh.
- Về phía gia đình: Tạo điều kiện cho học sinh giao tiếp bằng tiếng Anh hàng ngày.
- Về phía nhà trường: Tổ chức các hoạt động ngoại khóa tiếng Anh để học sinh có cơ hội giao lưu, học hỏi.
5. Cách ghi nhận xét chung môn Tiếng Anh theo Thông tư 27 năm học 2023-2024
- Em đã nắm vững kiến thức cơ bản về ngữ pháp, từ vựng, và có khả năng sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt trong giao tiếp.
- Em có khả năng nghe hiểu các thông tin cơ bản và có thể phản hồi một cách chính xác.
- Em thể hiện sự tự tin khi giao tiếp, có khả năng diễn đạt ý kiến của mình một cách rõ ràng và mạch lạc.
- Em đọc hiểu được các văn bản tiếng Anh với nội dung phù hợp với trình độ, và có thể tóm tắt được thông tin chính.
- Em viết được các đoạn văn ngắn, sử dụng đúng ngữ pháp và từ vựng, thể hiện được ý kiến cá nhân một cách có tổ chức.
- Em có thái độ tích cực trong học tập, chuẩn bị bài đầy đủ và tham gia hoạt động lớp học một cách nhiệt tình.
5. Mục đích nhận xét môn học
Các nhận xét được giáo viên giảng dạy chính thực hiện. Đây là các phản ánh sau quá trình quan sát, giảng dạy cho học sinh để đưa ra kết luận. Do đó các nhận xét này rất có ý nghĩa, được phụ huynh quan tâm trong chất lượng học tập của con em mình. Đây là căn cứ để điều chỉnh cũng như định hướng ôn tập cho học sinh trong nhu cầu định hướng của phụ huynh.
Các mục đích mà nhận xét môn học hướng đến như sau:
– Nhận xét môn học giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp dạy học. Qua việc phản ánh chất lượng học tập chung và riêng của lớp học để điều chỉnh phương pháp giảng dạy. Làm sao để học sinh có thể tiếp cận, tích lũy kiến thức nhanh chóng và hiệu quả nhất. Các kỹ năng, sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo của giáo viên là một yếu tố vô cùng quan trọng.
Kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh. Cũng như dành thời gian nhiều hơn cho các học sinh yếu kém chưa có phương pháp học tập hiệu quả. Nhằm động viên, khích lệ học sinh cũng như phát hiện những khó khăn của học sinh trong quá trình học tập để hướng dẫn, giúp đỡ nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Cũng như khẳng định chất lượng giảng dạy của chính mình trong phương pháp và kỹ năng chuyên môn.
– Giúp học sinh tự học, tự điều chỉnh cách học. Hướng học sinh được tiếp cận với đam mê, sở thích của các em. Cũng như hỗ trợ hiệu quả giao tiếp, có hứng thú với việc học tập và rèn luyện để tiến bộ.
– Giúp cha mẹ học sinh tham gia vào nhận xét, đánh giá học sinh. Xác định được năng lực, khả năng cũng như các hạn chế của con em mình. Tích cực cùng nhà trường trong các hoạt động giáo dục, rèn luyện học sinh. Có sự phối hợp tổ chức dạy và học để học sinh tiếp cận kiến thức tốt hơn.
– Giúp các cán bộ quản lý giáo dục kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, nhận xét nhằm đạt hiệu quả giáo dục. Cũng như đưa ra các phương pháp, chiến lược giảng dạy theo giai đoạn, theo chất lượng chung của cơ sở.
Nội dung bài viết:
Bình luận