Làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm tại Daklak cập nhật quy định 2024

Khi bất kỳ doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân có ý định kinh doanh dịch vụ ăn uống và sản xuất thực phẩm cần phải đáp ứng được các điều kiện và phải làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại Daklak theo quy định pháp luật hiện hành.

làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm tại daklak

Làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm tại daklak

1. Tại sao ở cần phải làm giấy chứng nhận an toàn
vệ sinh thực phẩm tại Daklak?

Với vai trò là giấy chứng nhận được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền để quản lý các cơ sở kinh doanh, sản xuất dịch vụ ăn uống và đảm bảo tính hiệu quả khi quản lý xã hội bằng quyền lực của mình thì pháp luật Việt Nam đặt ra quy định phải làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm tại Daklak với những cơ sở này để:

- Bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng trong cuộc sống hàng ngày

- Giúp nhà nước quản lý chặt chẽ các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và có biện pháp can thiệp, phòng ngừa, phòng tránh trong hoạt động an toàn thực phẩm

- Tăng sự tín nhiệm của người tiêu dùng đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cũng như chứng nhận pháp lý để họ chịu trách nhiệm và bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng đối với những thực phẩm do mình kinh doanh và sản xuất trên thị trường.

Daklak là một trong những tỉnh thành của Việt Nam, với nền kinh tế chủ đạo chủ yếu dựa vào sản xuất và xuất khẩu nông sản, lâm sản và có tiềm năng về du lịch sinh thái. Do đó, với những mặt đặc thù này thì các cơ sở chủ yếu ở đây sẽ phải làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm tại Daklak để bảo vệ dân cư ở đó và khách du lịch.

2. Những đối tượng phải làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm ở Daklak

Theo quy định của Luật An toàn thực phẩm 2010, đã là cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thì phải có giấy phép ATVSTP. Do đó, ở Daklak, những cơ sở nào kinh doanh, sản xuất, thực phẩm cũng bắt buộc phải có giấy phép. Tuy nhiên, những cơ sở được ngoại lệ không phải làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại Daklak bao gồm:

-        Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ

-        Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định

-        Sơ chế nhỏ lẻ

-        Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ

-        Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn

-        Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm

-        Nhà hàng trong khách sạn

-        Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm

-        Kinh doanh thức ăn đường phố

-        Các cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

3. Hồ sơ làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm tại Daklak

Khi làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm tại Daklak sẽ phải chuẩn bị những giấy tờ sau:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo mẫu quy định

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ghi đăng kí ngành, nghề kinh doanh sản phẩm liên quan đến an toàn thực phẩm

- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất trang thiết bị dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp

- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

Trong trường hợp, kinh doanh đồ ăn là thực phẩm bảo vệ sức khỏe thì làm hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe cần đảm bảo các giấy tờ sau:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe

- Sơ đồ các khu vực sản xuất và dây chuyền sản xuất (có xác nhận của tổ chức, cá nhân)

- Danh mục các thiết bị chính được sử dụng tại cơ sở (có xác nhận của tổ chức, cá nhân)

5. Quy trình làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm tại Daklak

  • Bước 1: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm chuẩn bị và nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Daklak
  • Bước 2: Khi hồ sơ đã hợp lệ, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Daklak cử đoàn kiểm tra (gồm phòng y tế, phòng chuyên trách về ATTP của tỉnh) tiến hành thẩm định cơ sở. Kết quả thẩm định cơ sở ghi vào Biên bản thẩm định cơ sở.
  • Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, chi cục ATTP Daklak khảo sát thực tế điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm. Nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho cơ sở có nhu cầu. Trong trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do không cấp.
  • Bước 4: Trường hợp kết quả thẩm định không đạt, trong biên bản thẩm định phải ghi rõ thời hạn thẩm định lại (tối đa là 03 tháng), nếu kết quả thẩm định lại vẫn không đạt thì đoàn thẩm định lập biên bản và đề xuất với chi cục ATTP đình chỉ hoạt động của cơ sở.

6. Xử lý vi phạm nếu không thực hiện làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm tại Daklak

Nếu cơ sở đã đi vào hoạt động mà không tiến hành xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì sẽ chịu mức phạt từ cảnh cáo đến đóng cửa và phạt hành chính, ngoài ra còn có quy định về hình phạt bổ sung, theo đó nếu mức xử phạt nếu các cơ sở kinh doanh ở Daklak không xin giấy ATVSTP là:

  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
  • Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật.
  • Thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả:
  • Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này;
  • Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này.

7. Quy trình làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm tại Daklak của ACC

Bước 1: ACC sẽ khảo sát sơ bộ về cơ sở vật chất, khảo sát sơ bộ về hồ sơ khách hàng hiện có.

Bước 2: Tư vấn miễn phí về các vấn đề liên quan tới việc xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, bao gồm:

  • Phân tích; đánh giá tính hợp pháp; sự phù hợp của các yêu cầu liên quan tới việc xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do khách hàng đề xuất.
  • Tư vấn các điều kiện cần đáp ứng để có thể được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
  • Tư vấn các thủ tục cần thiết khi thực hiện xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm.
  • Tư vấn việc chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, tài liệu hợp lệ; và cần thiết để làm hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm.
  • Tư vấn, hỗ trợ các vấn đề có liên quan khác cho khách hàng.

Bước 3: Ký hợp đồng với khách hàng theo thỏa thuận

Bước 4: Tư vấn về cơ sở vật chất thực tế và các giấy tờ hành chính và các vấn đề liên quan

  • Trên cơ sở khảo sát; công ty sẽ tư vấn cho khách hàng để khắc phục những tồn tại của cơ sở vật chất; trang thiết bị; dụng cụ sản xuất; kinh doanh thực phẩm như: quy trình chế biến, sản xuất thực phẩm; các điều kiện về hệ thống xử lý chất thải; kho chứa; điều kiện về trần, tường, nền,… đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật.
  • Tư vấn và hỗ trợ khách hàng hoàn thiện các giấy tờ hành chính như: sổ theo dõi nguyên liệu đầu vào; sổ theo dõi việc chế biến; sổ lưu mẫu,…
  • Tư vấn cho khách hàng về các lớp học tập huấn về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở; và người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  • Tư vấn cho khách hàng về thực hiện khám sức khỏe cho chủ cơ sở; và người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Bước 5: Xây dựng và hoàn thiện Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm cho khách hàng

  • Chuẩn bị Hồ sơ.
  • Đại diện khách hàng nộp Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm.
  • Hỗ trợ đón tiếp đoàn thẩm định tại cơ sở sản xuất, kinh doanh.
  • Theo dõi Hồ sơ và báo cáo tiến độ, kết quả thẩm định Hồ sơ cho khách hàng.
  • Đại diện khách hàng nhận Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm hoặc tư vấn khiếu nại về cấp giấy chứng nhận (nếu có).

8. Chi phí làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm ở Daklak là bao nhiêu?

ACC cung cấp dịch vụ xin giấy phép an toàn thực phẩm đổi với công ty là ….. ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo ra giấy chứng nhận cho khách hàng; cam kết hoàn tiền nếu không ra giấy. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.

Tổng thời gian cho ra giấy của ACC sẽ trong khoảng từ 25-35 ngày, có thể nhanh hơn dựa vào tình hình thực tế và các yếu tố khách quan khác.

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1131 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo