Cha, mẹ ly hôn có ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của con cả về vật chất lẫn tinh thần, đặc biệt khi trẻ còn quá nhỏ hoặc chưa chào đời. Khi quan hệ nhân thân giữa cha và mẹ của trẻ chấm dứt, việc thực hiện thủ tục làm giấy khai sinh sau ly hôn cho con có phức tạp không? Làm giấy khai sinh sau ly hôn cho con cần những hồ sơ gì, thực hiện ra sao? Để trả lời câu hỏi này, các quý phụ huynh vui lòng theo dõi tất cả những thông tin trong bài viết dưới đây do công ty Luật ACC tổng hợp và giải đáp chi tiết.

Thủ tục làm giấy khai sinh sau ly hôn
1. Giấy khai sinh là gì?
Căn cứ khoản 6 Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định, giấy khai sinh được hiểu là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh, nội dung giấy khai sinh thể hiện thông tin cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này.
Như vậy, giấy khai sinh được coi là một trong những giấy tờ hộ tịch gốc được cấp đầu tiên dùng để ghi nhận sự ra đời và tồn tại của một cá nhân, quy định các thông tin cơ bản của công dân (như họ tên, quốc tịch, ....). Đây là cơ sở để xác lập các quyền, nghĩa vụ khác của công dân.
2. Đăng ký khai sinh là gì?

Đăng ký khai sinh là gì?
Đăng ký khai sinh là đăng kí sự kiện sinh cho đứa trẻ mới được sinh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày trẻ được sinh ra.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng kí khai sinh theo quy định là Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người mẹ có hộ khẩu thường trú, đăng ký tạm trú hoặc nơi đứa trẻ sinh ra.
3. Thủ tục làm giấy khai sinh sau ly hôn cho con
Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014, căn cứ vào thời điểm con được sinh ra, người làm giấy khai sinh sau ly hôn cho con sẽ thực hiện thủ tục theo một trong hai trường hợp sau đây:
Trường hợp 1: Con sinh ra trong khoảng thời gian 300 ngày kể từ ngày hôn nhân chấm dứt
Con sinh ra lúc này sẽ là con chung của vợ, chồng (khoản 1 Điều 88 Luật hôn nhân và gia đình 2014) . Khi người đăng ký khai sinh tiến hành đăng ký khai sinh cho con sẽ thực hiện thủ tục như đăng ký khai sinh trong trường hợp cha mẹ vẫn còn quan hệ hôn nhân theo quy định của Điều 16 Luật Hộ tịch 2014 gồm các bước như sau:
Bước 1: Cha, mẹ cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau để đăng ký khai sinh cho con:
- Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu (tại cơ quan đăng ký hộ tịch các bạn sẽ được hướng dẫn chi tiết những thông tin cần khai)
- Bản chính giấy chứng sinh nơi con được sinh ra của cơ sở y tế;
- Văn bản ủy quyền nếu trường hợp cha, mẹ không thể trực tiếp đi đăng ký, trường hợp ông, bà và người thân thích của cha, mẹ được ủy quyền thì không cần văn bản ủy quyền nhưng cần có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với cha, mẹ của con;
- Căn cứ xác nhận con được sinh ra trong khoảng thời gian 300 ngày kể từ khi hôn nhân chấm dứt được thể hiện trong: Bản án của Tòa thể hiện việc hai bên chấm dứt quan hệ hôn nhân của cha, mẹ.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký đã hoàn tất tại UBND xã/phường nơi thường trú của con
Cơ quan đăng ký hộ tịch tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra giấy tờ, thông tin trong hồ sơ nếu đầy đủ, hợp lệ sẽ trả giấy tiếp nhận và hẹn ngày trả hồ sơ. Và ngược lại sẽ trả giấy từ chối tiếp nhận với nội dung yêu cầu nêu rõ lý do và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ.
Bước 3: Công chức tư pháp ghi nội dung khai sinh vào sổ hộ tịch, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu điện tử sau đó trình lên Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã/phường để cấp giấy khai sinh cho con. Như vậy, người đăng ký khai sinh cho con sẽ nhận được giấy khai sinh ngay sau khi hoàn tất 3 bước trên.
Trường hợp 2: Con sinh ra trong thời điểm quá 300 ngày kể ngày hôn nhân chấm dứt.
Con sinh ra trong trường hợp này không được coi là con chung của vợ chồng. Khi tiến hành đăng ký khai sinh cho con khi bố mẹ ly hôn phải tiến hành thủ tục nhận cha cho con theo quy định tại Điều 44 Luật hộ tịch 2014. Các giấy tờ trong hồ sơ cần có bao gồm:
- Tờ khai theo mẫu quy định tại cơ quan đăng ký hộ tịch;
- Giấy tờ chứng minh quan hệ cha, con: giấy chứng nhận ADN được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền hoặc xuất trình thư từ, văn bản, video chứng minh quan hệ cha, con.
Người làm giấy khai sinh sau ly hôn cho con có thể tiến hành nhận cha cho con ngay khi đăng ký khai sinh sau khi hoàn thiện đầy đủ giấy tờ trên.
4. Câu hỏi thường gặp
Khai sinh cho con sau khi ly hôn có ảnh hưởng gì đến quyền lợi của con?
Khai sinh cho con sau khi ly hôn không ảnh hưởng gì đến quyền lợi của con. Con vẫn được hưởng đầy đủ các quyền lợi theo quy định của pháp luật, bao gồm quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, y tế, v.v.
Trường hợp nào cha/mẹ không được khai sinh cho con sau khi ly hôn?
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, cha/mẹ không được khai sinh cho con sau khi ly hôn trong những trường hợp sau:
- Bị tước quyền công dân.
- Bị hạn chế quyền năng hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
- Có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình.
- Có hành vi ngược đãi, bạo hành con.
Tôi có thể xin cấp lại giấy khai sinh cho con sau ly hôn nếu tôi là cha/mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng con không?
Có, bạn hoàn toàn có thể xin cấp lại giấy khai sinh cho con sau ly hôn dù bạn là cha/mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng con. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, cả cha và mẹ đều có quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc con cái, do đó, cả hai đều có quyền xin cấp lại giấy khai sinh cho con sau ly hôn
Trên đây là những vấn đề liên quan đến thủ tục làm giấy khai sinh sau ly hôn cho con? Nếu quý khách có bất kỳ thắc mắc hay gặp khó khăn và cần hỗ trợ vui lòng liên hệ tới công ty Luật ACC. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp mọi vấn đề pháp lý mà quý khách hàng yêu cầu!
Nội dung bài viết:
Bình luận