Thủ tục làm giấy khai sinh cho con riêng khi chưa ly hôn 2023

 

Quyền được đăng ký khai sinh, làm giấy khai sinh là quyền cơ bản nhất của mỗi công dân Việt Nam bởi nó xác nhận một cá nhân có thực sự tồn tại để được hưởng các quyền sẵn có trong tương lai hay không. Trong trường hợp đứa trẻ là con riêng được sinh ra khi cha, mẹ chưa ly hôn, rõ ràng, đứa trẻ vẫn có quyền được làm giấy khai sinh như bình thường, tuy nhiên thủ tục làm giấy khai sinh cho bé có gì khác biệt so với thủ tục khai sinh thông thường không là điều mà nhiều bậc phụ huynh băn khoăn. Bài viết dưới đây Công ty Luật ACC sẽ cung cấp và hướng dẫn cho quý khách hàng cách làm giấy khai sinh cho con riêng khi chưa ly hôn.

lam-giay-khai-sinh-cho-con-rieng-khi-chua-ly-hon

1. Có làm giấy khai sinh cho con riêng khi chưa ly hôn được hay không?

       Như đã đề cập tới ở trên, quyền được khai sinh là quyền cơ bản của mỗi công dân trên lãnh thổ Việt Nam. Do đó, câu trả lời cho việc “Có khai sinh cho con riêng khi chưa ly hôn được không?” là hoàn toàn có thể.

       Tuy nhiên, về mặt thủ tục pháp lý sẽ phức tạp hơn so với việc đăng ký khai sinh cho những bé sinh ra trong gia đình thông thường.

       Yếu tố gần như không thể thiếu trong mỗi giấy khai sinh là thông tin về người cha, người mẹ của đứa trẻ. Việc xác định cha, mẹ đối với con trong giấy khai sinh phải tuân theo các quy định của cả Bộ luật Dân sự và Luật Hôn nhân và gia đình.

     Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về việc xác định cha, mẹ như sau:

1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.

2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.”

      Như vậy, có thể thấy được, các nhà làm luật không đưa ra những hạn chế hay thậm chí là cấm làm giấy khai sinh cho con riêng khi chưa ly hôn. Tuy nhiên, sẽ gặp phải những trở ngại nhất định như thủ tục xác nhận cha, mẹ con.

2. Hướng dẫn làm giấy khai sinh cho con riêng khi cha, mẹ chưa ly hôn

       Theo quy định của pháp luật hiện nay, việc đăng ký, làm giấy khai sinh cho con riêng khi chưa ly hôn được thực hiện tuân theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 và Luật Hộ tịch năm 2014. Cụ thể, được chia ra làm 02 trường hợp như sau:     

2.1. Không có tranh chấp về xác định quan hệ cha, mẹ, con

       Đây là trường hợp được hiểu là đối phương vợ hoặc chồng đã biết rằng bên kia sinh con riêng trong thời kỳ hôn nhân của hai người họ và đồng thời, hai bên đã có thỏa thuận, đồng ý thống nhất rằng sẽ khai sinh cho đứa trẻ đó theo những thông tin của cha mẹ ruột bé.      

       Trong trường hợp này, việc đăng ký khai sinh sẽ làm kết hợp đồng thời với thủ tục nhận cha, mẹ, con. Theo đó, Điều 15 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định về kết hợp giải quyết việc đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ, con như sau:

1. Khi đăng ký khai sinh cho trẻ em mà có người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ kết hợp giải quyết thủ tục đăng ký khai sinh và thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con.

Trường hợp đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con mà một bên có yêu cầu là người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thẩm quyền thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam.

2. Hồ sơ đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con bao gồm:

a) Tờ khai đăng ký khai sinh, Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;

b) Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay thế Giấy chứng sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật hộ tịch;

c) Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 14 của Thông tư này.

3. Trình tự, thủ tục giải quyết việc đăng ký khai sinh kết hợp nhận cha, mẹ, con được thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 16 và Điều 25 Luật hộ tịch trong trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã; theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 36 và Điều 44 Luật hộ tịch trong trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Nội dung đăng ký khai sinh xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và Điều 6 Thông tư này. Giấy khai sinh và Trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con được cấp đồng thời cho người yêu cầu.”

Đối với trường hợp này, thủ tục làm giấy khai sinh cho con riêng khi chưa ly hôn được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Bên không có con riêng làm văn bản xác nhận con riêng không phải là con ruột của mình. Văn bản này cần phải được chứng thực hoặc có ít nhất hai người làm chứng. 

Bước 2: Bên không có con riêng cùng cha hoặc mẹ ruột của con riêng cùng đến Ủy ban nhân dân cấp xã để thực hiện việc khai sinh cho con. Khi đó, hai bên phải nộp các giấy tờ được quy định tại Khoản 2 Điều luật trên. 

Bước 3: Đợi công chức hộ tịch tư pháp tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và báo kết quả. Trình tự, thủ tục giải quyết việc đăng ký khai sinh kết hợp nhận cha, mẹ, con được cán bộ thực hiện theo quy định thông thường của việc đăng ký khai sinh và xác nhận cha, mẹ, con.

Bên cạnh đó, còn có những trường hợp mà người mẹ không muốn ghi rõ thông tin thì có thể bỏ trống nội dung thông tin về người cha trong phần đăng ký khai sinh cho con, khi đó tiến hành thủ tục khai sinh cho con như bình thường,

2.2. Có tranh chấp về xác định quan hệ cha, mẹ con

    Đây là trường hợp mà bên còn lại không hay biết rằng con không phải là con ruột của mình, hoặc có tranh chấp về quyền nuôi con hoặc trường hợp không được biết về việc khai sinh của con riêng.

Trong trường hợp này, căn cứ theo Khoản 2 Điều 101 và Khoản 2 Điều 102 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, khi muốn khai sinh cho con riêng khi chưa ly hôn sẽ được thực hiện như sau:

Bước 1: Vợ hoặc chồng khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vấn đề này, yêu cầu xác nhận quan hệ cha, mẹ, con. Khi đó bên có yêu cầu phải giao nộp các giấy tờ để chứng minh quan hệ cha, mẹ con. 

Theo quy định tại Điều 14 Thông tư 04/2020/TT-BTP, các giấy tờ có thể chứng minh quan hệ cha, mẹ con gồm có:

-   Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.

-   Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định và có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.

Bước 2: Đợi Tòa án thụ lý vụ việc. Khí đó, Tòa án sẽ dựa vào những chứng cứ do hai bên cung cấp mà đưa ra quyết định công nhận hay không công nhận quan hệ cha, mẹ con. 

Bước 3: Bên có con riêng mang quyết định có hiệu lực của Tòa án cùng với hồ sơ đăng ký khai sinh của đứa trẻ đến cơ quan hộ tịch tại Ủy ban nhân dân cấp xã để tiến hành thủ tục làm giấy khai sinh cho con.

3. Lệ phí làm giấy khai sinh cho con riêng khi chưa ly hôn

       Do việc làm giấy khai sinh cho con riêng khi chưa ly hôn hay cả vấn đề xác định quan hệ cha, mẹ con đều thuộc về lĩnh vực hộ tịch. Vậy nên, theo quy định tại khoản 3 Điều 3 -Thông tư số 85/2019/TT-BTC thì mức quy định về lệ phí trong lĩnh vực này thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

4. Những câu hỏi thường gặp

Chứng cứ chứng minh quan hệ cha con được quy định như thế nào?

Chứng cứ chứng minh quan hệ cha con được quy định tại Thông tư 15/2015/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP

 Nhập hộ khẩu cho con riêng như thế nào?

Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ. Nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống.

Hồ sơ đăng ký khai sinh và nhận cha con?

- Tờ khai đăng ký khai sinh và Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;

- Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay thế Giấy chứng sinh như: Văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; Nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cám đoan về việc sinh.

Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ?

– Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ. Theo đó, bạn đến UBND cấp xã để làm giấy khai sinh cho con bạn.

– Hồ sơ gồm (Căn cứ Điều 16 Luật Hộ tịch): Nộp tờ khai theo mẫu quy định. Giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Giấy tờ tùy thân của mẹ: Chứng minh nhân dân; …

Trong thực tế, vấn đề liên quan đến thủ tục làm giấy khai sinh cho con riêng khi chưa ly hôn không phải là việc làm hiếm gặp, tuy nhiên, một số công dân vẫn sẽ gặp vướng mắc khi bắt tay vào thực hiện do chưa hiểu rõ quy định pháp luật. Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn đã cung cấp một số thông tin về Thủ tục làm giấy khai sinh cho con riêng khi chưa ly hôn và những vấn đề pháp lý có liên quan. Đối với sự tin cậy của khách hàng, Luật ACC sẽ luôn cố gắng hơn nữa để khách hàng có được sự hài lòng nhất. Nếu có thắc mắc gì về việc làm giấy khai sinh cho con riêng khi chưa ly hôn, hay những vấn đề khác quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi. Những thắc mắc của quý khách hàng sẽ được các luật sư chuyên môn giỏi, uy tín, giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ để bạn có thể thực hiện thủ tục làm giấy khai sinh cho con riêng khi chưa ly hôn một cách nhanh chóng. Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng!

Email: [email protected]

Hotline: 1900 3330

Zalo: 084 696 7979

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (472 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo