Mục tiêu lớn nhất của Đảng và Nhà nước Việt Nam là xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa một cách vững mạnh nhất; trong đó, kinh tế tập thể cũng là một thành phần quan trọng của nền kinh tế vì nó rất phù hợp với định hướng cũng như bản chất chế độ XHCN của nước ta.
Để tìm hiểu Kinh tế tập thể là nền kinh tế gì; vai trò của nó ra sao và cơ chế vận hành của nền Kinh tế tập thể ở Việt Nam như thế nào..
Bài viết của Công ty Luật ACC sẽ giải đáp các thắc mắc trên.
1. Định nghĩa Kinh tế tập thể
- Là những cơ sở kinh tế do các thành viên trong đó
- Tự nguyện góp vốn, tài sản và tư liệu sản hoặc/ và góp sức;
- Cùng sản xuất và kinh doanh;
- Cùng quản lý theo nguyên tắc dân chủ, bình đẳng;
- Phân phối theo phần vốn góp, sức lao động hoặc mức độ tham gia.
- Là nền kinh tế có nhiều thành phần kinh tế
- Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
- Các thành phần kinh tế khác là bộ phận hợp thành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế.
2. Cơ chế vận hành
- Kết hợp giữa cơ chế thị trường với vai trò quản lý, điều hành của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội.Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của nhân dân trong phát triển kinh tế – xã hội.
- Nhà nước quản lý bằng chính sách, pháp luật, chiến lược, quy hoạch; sử dụng cơ chế thị trường để giải phóng sức sản xuất:
- Nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm định hướng và tạo môi trường pháp lý cho sự phát triển các thành phần kinh tế và các chủ thể kinh tế.
- Không phải thị trường điều tiết hoàn toàn mà còn có sự điều chỉnh, quản lý của Nhà nước để đạt các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ, gắn phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, khắc phục những bất cập, khuyết tật của cơ chế thị trường.
3. Đặc điểm của nền Kinh tế tập thể
- Lấy lợi ích kinh tế làm chính, bao gồm lợi ích của các thành viên, của tập thể, coi trọng lợi ích xã hội của các thành viên, góp phần xoá đói, giảm nghèo; tiến lên làm giàu và phát triển cộng đồng.
- Đánh giá hiệu quả dựa trên cơ sở quan điểm toàn diện, cả kinh tế – chính trị – xã hội, hiệu quả của tập thể và các thành viên.
- Phương châm phát triển: tích cực, vững chắc, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, đi từ thấp đến cao, đạt hiệu quả thiết thực, vì sự phát triển của sản xuất.
- Nhà nước giúp đỡ hợp tác xã đào tạo cán bộ, ứng dụng khoa học công nghệ, mở rộng thị trường, xây dựng quỹ hỗ trợ.
4. Vai trò của nền Kinh tế tập thể
- Góp phần nâng cao đời sống tinh thần và vật chất, rút ngắn sự phân hóa khoảng cách của các thành viên trong nền kinh tế tập thể.
- Thúc đẩy kinh tế phát triển thông qua việc thống nhất nhận thức về việc phát triển kinh tế tập thể cùng với kinh tế nhà nước để trở thành nền tảng của nền kinh tế nước ta hiện nay.
- Xây dựng và ban hành các chính sách hỗ trợ về nguồn vốn, nhân lực, công nghệ và thị trường để phát huy vai trò của kinh tế hộ.
5. Thành phần của nền Kinh tế tập thể
Kinh tế tập thể tồn tại dưới nhiều hình thức, phổ biến nhất là Hợp tác xã, Liên hiệp, Tổ hợp tác…
5.1 Hợp Tác Xã
- Là nòng cốt của nền kinh tế tập thể.
- Vừa là tổ chức kinh tế, vừa là tổ chức xã hội.
- Hoạt động theo các nguyên tắc:
- Tự nguyên gia nhập và rời HTX.
- Tự chịu trách nhiệm, các bên cùng có lợi.
- Dân chủ và bình đẳng.
- Phân phối đảm bảo lợi ích của thành viên và của toàn HTX.
- Hợp tác và phát triển cộng đồng.
- Tuy nhiên, đây là mô hình không được ưu chuộng tại Việt Nam.
- Tham khảo thêm tại Kinh tế hợp tác xã.
5.2 Liên Hiệp
- Được quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật Hợp tác xã năm 2012
- Là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 4 hợp tác xã tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng như cầu chung của các thành viên, hoạt động trên cơ sở tự chủ, tự nguyện, bình đẳng và tự chịu trách nhiệm.
- Tham khảo thêm tại Liên hiệp.
5.3 Tổ Hợp Tác
- Được hình thành từ một nhóm tối thiểu ba cá nhân có chung nhu cầu và phương hướng sản xuất, có điều kiện về sản xuất và kinh doanh tương đồng nhau, cùng thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh trên sự hợp tác thông qua chứng thực của cơ quan có thẩm quyền.
- Tham khảo thêm tại Tổ hợp tác.
- Thủ tục thành lập Tổ hợp tác: tham khảo thêm tại Thủ tục thành lập THT .
6. Một số câu hỏi thường gặp
6.1 Đăng ký thành lập Hợp tác xã ở cơ quan nào?
Việc đăng ký thành lập thuộc thẩm quyền của phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện.
6.2 Vì sao mô hình Hợp tác xã lại ít được ưa chuộng ?
Có 3 nguyên nhân chính:
- Các thành viên đều bình đẳng trong việc quyết định các vấn đề nên phần vốn góp nhiều hay ít đều không quan trọng, từ đó các thành viên có phần vốn góp lớn sẽ thấy quyền lợi của mình không xứng đáng với phần vốn bỏ ra.
- Số lượng thành viên đông dẫn đến quá trình điều hành quản lý phức tạp, nhiều khó khăn.
- Khả năng quy động vốn thấp.

Nội dung bài viết:
Bình luận