Kinh nghiệm mở xưởng nhôm kính vốn ít lời nhiều năm 2024

Để mở xưởng kinh doanh nhôm kính là điều không dễ dàng. Không phải đơn giản biết làm, có tiền mở xưởng, thuê thợ nhiều là thành công. Mà còn đòi hỏi kiến thức về quản lý, quản trị chất lượng, tài chính, điều hành doanh nghiệp, đặc biệt khi các kiến thức này hoàn toàn có thể bổ sung được thông qua bài viết sau đây.

THIẾU HÌNH 

1. Kinh nghiệm mở xưởng nhôm kính

1.1 Chuẩn bị vốn: số vốn dự tính bước đầu rơi vào khoảng từ 200 đến 300 triệu đồng

Chi phí trên sẽ được dùng cho các hạng mục sau:

  • Chi phí thuê mặt bằng mở xưởng: Việc xác định xưởng rộng bao nhiêu mét vuông với số tiền có thể bỏ ra là như thế nào để tìm vị trí cần thuê xưởng phù hợp.
  • Chi phí mua máy móc sản xuất: Cần những máy cắt tiên tiến hay là máy thủ công để hạch toán ra số tiền cần phải chuẩn bị.
  • Chi phí chung cho nhà xưởng với những đồ dùng vật tư phục vụ quá trình sản xuất như: đường dây điện, quạt làm mát, kệ để nhôm, tủ để đồ, biển hiệu, đồng phục, đồ bảo hộ lao động…
  • Chi phí nhập vật tư làm nhôm kính để về sản xuất và những phụ kiện nhôm kính đi kèm ban đầu
  • Kho lưu trữ phụ kiện cửa nhôm kính, cửa kính cường lực
  • Kho lưu trữ phụ kiện, cửa kính cường lực, cửa nhôm kính

1.2 Máy móc kỹ thuật và vật tư đầu vào

Đầu tư cho máy móc kỹ thuật và vật tư đầu vào là việc vô cùng quan trọng và nên được quan tâm hàng đầu khi mở xưởng nhôm kính. Tùy vào nhu cầu sản xuất, nhu cầu của khách hàng và đặc biệt là điều kiện tài chính mà Quý khách có thể lựa chọn đầu tư hệ thống máy móc có trong đại lý nhôm kính hợp lý. Đó có thể là một hệ thống dàn máy chuyên nghiệp hay chỉ mà một và loại máy móc nhỏ lẻ để phục vụ nhu cầu của bản thân. Có thể phân loại như sau:

  • Một dàn máy nhôm kính chuẩn sẽ bao gồm các loại máy máy cắt nhôm, máy ép góc, máy đột dập, máy đục lỗ khóa, máy phay đầu đố, máy nén khí… Chi phí đầu tư sẽ cao hơn những đổi lại Quý khách lại có thể giữ chân khách hàng do những sản phẩm làm ra có chất lượng và độ chính xác cao.
  • Nếu đầu tư từng loại máy sản xuất nhôm kính khác thì Quý khách nên mua theo giai đoạn phát triển của cửa hàng với tiêu chí làm tăng hiệu sản sản xuất, giảm chi phí thuê nhân công lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm mà mình làm ra để giữ chân và mở rộng khách hàng.

Lưu ý rằng, mỗi loại máy đến từ các thương hiệu khác nhau cũng sẽ có giá khác nhau. Chính vì thế, đây chính là một lý do khiến Quý khách khó lòng nhận biết chính xác muốn mở đại lý nhôm kính cần bao nhiêu vốn tất cả. Và dĩ nhiên là máy móc càng chất lượng thì đi đôi với đó là giá thành sẽ càng cao nhưng nó sẽ sử dụng lâu dài hơn.

Các máy móc cần có phục vụ việc lắp đặt cửa nhôm kính gồm: máy ép góc, máy cắt nhôm… Vật tư đầu vào bao gồm:

  • Kính cường lực, bán cường lực 5ly, 8ly, 10ly, 12ly, 15ly
  • Nhôm: nhôm hệ 700, hệ 1000, nhôm Xingfa, Việt Nhật, Việt Pháp…
  • Thao tác máy ép góc cửa nhôm Xingfa tem đỏ
  • Thao tác máy ép góc cửa nhôm Xingfa tem đỏ

Tất cả gom lại thành chi phí đầu vào cho nhà xưởng. Khi lựa chọn các đơn vị cung cấp máy móc, vật tư Quý khách cần tìm kiếm và khéo léo lựa chọn nhà cung cấp uy tín có chất lượng đảm bảo, giá cả hợp lý.

2. Phát triển năng lực nhân sự

Điều bắt buộc khi mở xưởng làm nhôm kính là phải có đội ngũ thợ lành nghề và tâm huyết. Ngoài thợ cứng đứng máy thi công chính thì phải có những người thợ phụ hỗ trợ, tạo hiệu quả công việc. Khi việc kinh doanh đi vào hoạt động ổn định, việc đào tạo các thợ học việc là điều cần thiết để đảm bảo không thiếu hụt thợ trong tương lai.

Phân bố nhân sự chuyên môn làm việc tại xưởng. Đồng thời phân bổ nhân sự chuyên môn thao tác, lắp đặt trực tiếp trên công trình

Nhưng quan trọng nhất, người chủ phải là người vừa có tay nghề vừa biết cách quản lý, tư vấn và giám sát mọi hoạt động cả hoạt động kinh doanh, lắp đặt & hoạt động ở nhà xưởng để đảm bảo hiệu quả trên mỗi đồng chi phí đầu tư.

3. Tìm kiếm khách hàng

Song song với việc mở xưởng, Quý khách cần đầu tư chi phí, nhân lực cũng như thời gian cho việc tìm kiếm khách hàng. Một mặt đảm bảo doanh thu duy trì hoạt động, duy trì cơ sở vật chất. Mặt khác ổn định hoạt động và phát triển mở rộng quy mô.

Một số kênh tìm kiếm khách hàng hiện tại cho ngành nhôm kính như: Tìm nguồn khách hàng qua các kênh như chào bán truyền thống, các mối quan hệ thân quen giới thiệu, khách vãng lai, marketing quảng cáo…

Tìm kiếm khách hàng để tạo doanh thu, duy trì bộ máy và các khoản chi phí bắt buộc ngắn hạn. Đồng thời mở rộng chiến lược kinh doanh dài hạn.

4. Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp mở xưởng nhôm kính.

4.1 Chuẩn bị các thông tin để soạn thảo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

4.1.1 Lựa chọn loại hình cho doanh nghiệp:

  • Hiện nay ở Việt Nam có 4 loại hình doanh nghiệp chính gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty TNHH 1 thành viên, công ty trách nhiệm 2 thành viên trở lên.
  • Quý khách có thể căn cứ vào tình hình thực tế và nhu cầu sản xuất kinh doanh trong tương lai để lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp.
  • Đặt tên công ty
  • Tên công ty gồm tên tiếng việt, tên nước ngoài, tên viết tắt. Tên công ty không được trùng lặp với các công ty khác đã có trước đó..
  • Vốn điều lệ của công ty.
  • Ngành nghề để mở xưởng sản xuất nhôm kính không thuộc nhóm ngành nghề có điều kiện về vốn pháp định nên khi đăng ký kinh doanh Quý khách không cần phải chứng minh vốn. Khi đăng kinh doanh Quý khách chỉ đăng ký vốn điều lệ và ghi vào điều lệ công ty mà không cần phải chứng minh vốn.
  • Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.

4.1.2 Vốn điều lệ ảnh hưởng tới mức thuế môn bài doanh nghiệp phải đóng hàng năm như sau:

  • Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng mức thuế môn bài: 3 triệu đồng /1 năm
  • Vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống mức thuế môn bài: 2 triệu đồng/ 1 năm
  • Ngành nghề đăng ký kinh doanh Quý khách có thể tham khảo.
  • Mã ngành 7410: Hoạt động thiết kế chuyên dụng. 

Chi tiết: Hoạt động trang trí nội ngoại thất

  • Mã ngành 1622:Sản xuất đồ gỗ xây dựng. ( Không hoạt động tại trụ sở)
  • Mã ngành 2220:Sản xuất sản phẩm từ plastic

(không gia công cơ khí, tái chế phế thải, xi, mạ điện tại trụ sở)

  • Mã ngành 2511:Sản xuất các cấu kiện kim loại. ( Không hoạt động tại trụ sở)
  • Mã ngành 2599: Sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại chưa được phân vào đâu

Chi tiết: Sản xuất nhôm kính các loại, các loại cửa cuốn, cửa sắt, cửa inox, cửa kéo (không gia công cơ khí, tái chế phế thải, xi, mạ điện tại trụ sở)

  • Mã ngành 3290:Sản xuất khác chưa được phân vào đâu

Chi tiết: Sản xuất cửa nhựa các loại (không gia công cơ khí, tái chế phế thải, xi, mạ điện tại trụ sở)

  • Mã ngành 4322: Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hoà không khí -(trừ lắp đặt các thiết bị điện lạnh (thiết bị cấp đông, kho lạnh, máy đá, điều hòa không khí, làm lạnh nước) sử dụng ga lạnh r22 trong lĩnh vực chế biến thủy hải sản và gia công cơ khí, tái chế phế thải, xị mạ điện tại trụ sở)
  • Mã ngành 4662: Bán buôn kim loại và quặng kim loại; Chi tiết: Bán buôn sắt, thép, inox các loại
  • Mã ngành 4663: Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
  • Mã ngành 4669: Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu

Chi tiết: Bán buôn cửa các loại

  • Mã ngành 4329: Lắp đặt hệ thống xây dựng khác

Chi tiết: Lắp đặt nhôm kính các loại, các loại cửa cuốn, cửa sắt, cửa inox, cửa kéo, cửa nhựa...

  • Mã ngành 4390: Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác

Ngoài các ngành nghề trên Quý khách có thể đăng ký thêm các ngành nghề mà công ty kinh doanh hoặc dự kiến kinh doanh trong tương lai.

4.1.3 Địa chỉ trụ sở chính của công ty.

Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Chung cư có chức năng để ở thì không được phép đặt địa chỉ trụ sở công ty để thực hiện chức năng kinh doanh ở đó, tuy nhiên ở một số trung tâm thương mại/chung cư thì chủ đầu tư có xin chức năng kinh doanh cho những khu xác định và cụ thể như lầu trệt, tầng 1, tầng 2… Còn đối với những địa chỉ khác có xác định địa chỉ rõ ràng thì các Quý khách hoàn toàn có thể đặt địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp để kinh doanh.

4.2 Soạn thảo hồ sơ mở doanh nghiệp xưởng sản xuất nhôm kính nộp lên sở KHĐT.

Hồ sơ thành lập công ty nộp lên sở kế hoạch đầu tư gồm các giấy tờ sau:

  • Đơn đăng ký kinh doanh
  • Điều lệ công ty
  • Danh sách thành viên ( đối với công ty tnhh 2 thành viên trở lên, danh sách cổ đông ( đối với công ty cổ phần)
  • Bản sao hợp lệ CMND hoặc hộ chiếu của người đại diện pháp luật và các thành viên ( công ty tnhh 2 thành viên), các cổ đông ( công ty cổ phần)

Số lượng: 1 bộ nộp lên sở KHĐT sau 3-5 ngày làm việc nếu hồ sơ hợp lệ sở KHĐT sẽ ra giấy phép đăng ký kinh doanh + Mã số thuế

4.3 Thủ tục sau khi có giấy phép đăng ký kinh doanh + Mã số thuế.

  • Treo bảng hiệu tại trụ sở công ty.
  • Tiến hành khai thuế ban đầu cho doanh nghiệp tại chi cục thuế quận/ huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
  • Mở tài khoản ngân hàng và thông báo tài khoản ngân hàng lên sở Kế Hoạch Và Đầu Tư
  • Mua chữ ký số và tiến hành kích hoạt nộp thuế điện tử.
  • Nộp thuế môn bài cho năm nay.
  • Làm thủ tục xin đặt in hóa đơn, đặt in hóa đơn + Thông báo phát hành hóa đơn GTGT

5. Các thắc mắc thường gặp về mở xưởng nhôm kính.

Cần bao nhiêu vốn để mở xưởng

  • Vốn không phải là vấn đề lớn nhất. Hoàn toàn có thể giải quyết vấn đề này bằng nhiều cách. Khi mới mở xưởng có những người dựa vào các công trình mình nhận khi ký hợp đồng đàm phán để lấy trước được một khoản tiền công để mua nguyên vật liệu khi hoàn thành thì thanh toán hợp đồng.

Tìm nguồn cung nguyên vật liệu ở đâu?

  • Nên chọn nguồn cung chất lượng có thỏa thuận hợp đồng mua bán, giá cả rõ ràng, số phần trăm chiết khấu cho mỗi đợt nhập vật liệu. Thường thì các xưởng hay thỏa thuận với đơn vị cung cấp dưới hình thức là đại lí bán lẻ để được giá thành ưu đãi.

Tìm kiếm khách hàng qua những kênh nào?

  • Tìm nguồn khách hàng qua các kênh như chào bán truyền thống, các mối quan hệ thân quen giới thiệu, khách vãng lai, marketing quảng cáo…
  • Tìm kiếm khách hàng để tạo doanh thu, duy trì bộ máy & các khoản chi phí bắt buộc trong ngắn hạn & mở rộng chiến lược kinh doanh trong dài hạn.

Mở xưởng nhôm kính mang lại hiệu quả gì?

Đối với ngành nhôm kính, việc đầu tư nhà xưởng, mở cửa hàng nhôm kính sẽ tốn chi phí trong giai đoạn đầu nhưng sẽ đem lại nhiều hiệu quả nổi bật khác. Cụ thể gồm:

  • Giảm chi phí đầu ra từ đó giảm giá thành dịch vụ
  • Gia tăng năng lực cạnh tranh
  • Giảm sự phụ thuộc vào đối tác, tăng tính chủ động, tạo ra lợi thế cạnh tranh
  • Mở rộng danh mục sản phẩm, tối ưu doanh thu và tối ưu lợi nhuận

6. Kết luận

Với chia sẻ kinh nghiệm mở xưởng nhôm kính của chúng tôi. Có 4 vấn đề Quý khách cần lưu ý khi tiến hành mở xưởng sản xuất kinh doanh nhôm kính:

  • Sở hữu chuyên môn về kỹ thuật, thao tác, vật liệu ngành nhôm kính
  • Hiểu biết về thị trường để xác định chiến lược kinh doanh
  • Ổn định cơ sở vật chất: nhà xưởng, máy móc, văn phòng, vật tư, nhân sự…
  • Nắm rõ các thủ tục pháp lý trước và sau khi thành lập doanh nghiệp

✅ Kinh nghiệm: ⭕ Mở xưởng nhôm kính
✅ Cập nhật: ⭐ 2022
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1172 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo