Thủ tục xin giấy phép đăng ký kinh doanh thịt đầy đủ chi tiết (2023)

Thịt rất giàu chất đạm, do đó nó là một nguồn thực phẩm cần thiết cho con người, giúp xây dựng cơ thể, tạo cho cơ thể được rắn chắc. Thị trường thực phẩm có thể giao động do các yếu tố thời tiết hay nguồn hàng, vì vậy kinh doanh thịt vẫn là một lựa chọn kinh doanh trong ngành hàng thực phẩm được quan tâm. Kinh doanh thịt lợn là một hình thức kinh doanh mang lợi nhuận ổn đinh. Bài viết sau đây chia sẻ về kinh nghiệm kinh doanh thịt heo, cách kinh doanh thịt heo, cũng như cung cấp dịch vụ, thông tin về xin giấy phép kinh doanh thịt  (cập nhật 2023)

1. Điều kiện xin giấy phép kinh doanh thịt heo

  • Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh; dư lượng thuốc bảo vệ thực vật; dư lượng thuốc thú y; kim loại nặng; tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe; tính mạng con người.
  • Thực phẩm thịt phải đáp ứng một hoặc một số quy định sau đây:
    • Quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
    • Quy định kinh doanh thịt heo về bao gói và ghi nhãn thực phẩm;
    • Quy định về bảo quản thực phẩm.
  • Bảo đảm truy xuất được nguồn gốc theo quy định tại Điều 54 của Luật an toàn thực phẩm 2010.
  • Có chứng nhận vệ sinh thú y của cơ quan thú y có thẩm quyền đối với thực phẩm tươi sống có nguồn gốc từ động vật theo quy định của pháp luật về thú y.
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

2. Điều kiện về an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thịt heo

2.1. Yêu cầu đối với cơ sở hạ tầng

  • Có địa điểm cố định.
  • Địa điểm phải cách biệt với các nguồn gây ô nhiễm, khu bán thực phẩm chín hoặc khu bán thực phẩm ăn liền.
  • Có đủ nước và xà phòng để rửa tay.
  • Nước dùng trong kinh doanh thịt phải đạt tiêu chuẩn nước ăn uống theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ăn uống QCVN 01:2009/BYT của Bộ Y tế

2.2. Đối với trang thiết bị, làm sạch và khử trùng tiêu độc

  • Mặt bàn và móc treo bày bán thịt được làm bằng vật liệu bền; không thấm nước; không gỉ và dễ làm vệ sinh và khử trùng tiêu độc;
  • Mặt bàn và móc treo bày bán thịt cao ít nhất 80 cm so với mặt đất;
  • Vật dụng dùng pha lọc và chứa đựng thịt được làm bằng vật liệu bền; không gỉ và dễ làm vệ sinh và khử trùng tiêu độc.
  • Các trang thiết bị, dụng cụ để bày bán; pha lọc; chứa đựng thịt phải riêng biệt; không được dùng chung cho đối tượng hoặc công việc khác;
  • Làm sạch và khử trùng tiêu độc trang thiết bị, dụng cụ bày bán; pha lọc và chứa đựng thịt trước và sau khi bán hàng;
  • Sử dụng hóa chất hoặc thuốc khử trùng tiêu độc theo hướng dẫn của nhà sản xuất; đúng nồng độ, liều lượng và thời gian tiếp xúc.
  • Phương tiện vận chuyển thịt phải đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y theo quy định.
  • Nếu có thiết bị lạnh bảo quản cần có những điều kiện sau:
    • Có thiết bị duy trì nhiệt độ từ 0 – 5oC để bảo quản thịt và phụ phẩm tại quầy bán hàng
    • Có nhiệt kế và bộ phận điều chỉnh nhiệt độ gắn trực tiếp; hoặc điều khiển từ xa cho thiết bị lạnh.
    • Có sổ sách ghi chép nhiệt độ bảo quản mỗi ngày hai lần.

2.3. Quy định về kinh doanh thịt heo đối với yêu cầu về vệ sinh cá nhân

  • Chủ cơ sở và người làm việc phải có giấy xác nhận đủ sức khỏe do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (ít nhất một lần trong một năm).
  • Chủ cơ sở và người làm việc phải có giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm.
  • Những người mắc bệnh truyền nhiễm; bệnh ngoài da theo danh mục quy định tại Quyết định số 21/2007/QĐ-BYT không được pha lọc; bán hàng và bốc dỡ thịt.
  • Đảm bảo vệ sinh cá nhân khi làm việc:
    • Những người có vết thương hở phải băng bó bằng vật liệu chống thấm;
    • Không được ăn uống, hút thuốc, khạc nhổ trong khi pha lọc, bán hàng và bốc dỡ thịt.
    • Rửa tay bằng xà phòng trước khi pha lọc; sau khi đi vệ sinh; hoặc tiếp xúc với những vật liệu bị ô nhiễm;
    • Người bán hàng không được ngồi trên bàn/quầy bán thịt.

2.4. Yêu cầu về quản lí chất thải

  • Có dụng cụ chứa đựng và thu gom chất thải rắn vào nơi quy định.
  • Có đường thoát chất thải lỏng từ quầy bán thịt và phụ phẩm đến đường cống.

3. Thủ tục thành lập cơ sở kinh doanh thịt heo sạch

3.1. Chuẩn bị các thông tin để lập hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh thịt

Lựa chọn loại hình kinh doanh

  • Doanh nghiệp tư nhân.
  • Công ty hợp danh.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn (gồm công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH 2 thành viên trở lên).
  • Công ty cổ phần.
  • Hộ Kinh doanh

Lựa chọn đặt tên cơ sở kinh doanh thịt

Không được đặt tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của cơ sở khác đã đăng ký trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; trừ những đơn vị đã giải thể hoặc tòa án tuyên bố phá sản (cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2014).

Xác định địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của cơ sở: Địa chỉ của trụ sở phải trên lãnh thổ của Việt Nam, có thông tin được xác định gồm số nhà, ngõ, ngách, hẻm (nếu có), phố, quận, thành phố,...

  • Lựa chọn vốn điều lệ để đưa ra kinh doanh.
  • Lựa chọn chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty (nên là Giám đốc hoặc Tổng giám đốc).
  • Lựa chọn ngành nghề kinh doanh chuẩn hóa theo quy định của pháp luật về các thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh.

3.2. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh thịt

Đối với doanh nghiệp

Tùy theo các loại hình công ty, sẽ có các thành phần tài liệu hồ sơ khác nhau, nhưng về cơ bản những tài liệu dưới đây cần có:

  • Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ của công ty;
  • Danh sách cổ đông/ thành viên sáng lập/ người đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn góp;
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ sau:
    • Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên là cá nhân;
    • Quyết định thành lập; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
    • Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
    • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.
  • Giấy ủy quyền cho người đại diện nộp hồ sơ (nếu có). Giấy tờ tùy thân của người đại diện nộp hồ sơ.

Đối với hộ kinh doanh

  • Đơn xin đăng ký kinh doanh (Theo mẫu quy định tại thông tư Số: 02/2019/TT-BKHĐT)
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện đăng ký kinh doanh (theo mẫu quy định tại thông tư Số: 02/2019/TT-BKHĐT) đối với ngành nghề có điều kiện.
  • Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà (nơi đặt địa điểm kinh doanh) hoặc hợp đồng thuê mướn mặt bằng (Có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan công chứng nhà nước)

3.3. Nộp hồ sơ

  • Hộ kinh doanh: nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh tại quận/huyện đặt địa điểm kinh doanh.
  • Doanh nghiệp: nộp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.
  • Nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc qua Cổng thông tin quốc gia.

3.4. Nhận kết quả

Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thịt hoặc kinh doanh thịt heo đông lạnh, chủ kinh doanh cần phải thực hiện thêm một số thủ tục khác mới có thể tiến hành kinh doanh thịt.

4. Xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm

4.1. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Đây là loại giấy tờ quan trọng và cần thiết trong suốt quá trình kinh doanh. Chủ kinh doanh cần chuẩn bị hồ sơ:

  • Mẫu giấy đề nghị cấp phép an toàn thực phẩm
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành thực phẩm bản sao
  • Bản vẽ sơ đồ địa điểm kinh doanh
  • Quy trình sản xuất bảo quán tại đơn vị kinh doanh
  • Giấy chứng nhận sức khỏe của chủ kinh doanh và các nhân viên làm việc chế biến tại cơ sở
  • Giấy chứng nhận về nguồn gốc xuất xứ nguồn nước sử dụng
  • Bản cam kết thực hiện đầy đủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm

4.2. Giá dịch vụ xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm trọn gói

ACC cung cấp dịch vụ trọn gói xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là từ 10.000.000 đồng – 15.000.000 đồng.

Lưu ý:

Giá trên đã bao gồm: Lệ phí thẩm định hồ sơ, lệ phí thẩm định địa bàn, chi phí tập huấn kiến thức, chi phí tiếp đoàn thẩm định. Chưa bao gồm thuế VAT và chi phí khám sức khỏe.

4.3. Quy trình thực hiện xin giấy phép an toàn thực phẩm

  • Khách hàng thanh toán 50% giá trị hợp đồng sau khi ký hợp đồng
  • Khách hàng cung cấp những thông tin và giấy tờ cơ bản theo quy định với sự hướng dẫn của ACC (giấy chứng nhận kinh doanh photo công chứng, giấy tập huấn kiến thức (nếu có), giấy khám sức khỏe theo thông tư 14)
  • ACC tiến hành tư vấn, soạn thảo, nộp hồ sơ và tiếp đoàn thẩm định.
  • Khách hàng chỉ thanh toán phần còn lại 50% khi đã nhận được giấy chứng nhận an toàn thực phẩm do ACC bàn giao.

Mời bạn tham khảo dịch vụ chi tiết: https://accgroup.vn/giay-phep-an-toan-thuc-pham/

5. Hồ sơ giấy tờ cần chuẩn bị khi sử dụng dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh thịt

  • Bản sao Chứng minh nhân dân (CMND) hoặc Căn cước công dân (CCCD) hoặc Hộ Chiếu passport của các thành viên sáng lập.
  • Đối với một số ngành nghề có điều kiện, ACC sẽ hướng dẫn quý khách chuẩn bị thêm giấy tờ.

6. Dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh thịt của ACC có lợi ích gì?

  • Tự hào là đơn vị hàng đầu về giấy chứng nhận kinh doanh thịt; tỷ lệ ra được giấy phép rất cao.
  • Luôn báo giá trọn gói và không phát sinh
  • Không phải đi lại nhiều (từ khâu tư vấn, báo giá, ký hợp đồng, nhận hồ sơ, ký hồ sơ).
  • Cung cấp hồ sơ rất đơn giản. ACC thay mặt quý khách soạn thảo
  • Luôn hướng dẫn set up đúng quy định với chi phí hợp lý; tiết kiệm cho cơ sở kinh doanh.

7. Những câu hỏi thường gặp khi xin giấy phép kinh doanh thịt

Chi phí trọn gói khi đăng ký giấy phép kinh doanh thịt là bao nhiêu?

  • ACC cung cấp dịch vụ trọn gói:
    • Đối với thành lập loại hình công ty: 5.000.000 đồng.
    • Đối với hộ kinh doanh: 2.000.000 đồng.

Chi phí xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là bao nhiêu?

ACC cung cấp dịch vụ xin giấy phép an toàn thực phẩm là 10.000.000 đồng – 15.000.000 đồng (phụ thuộc vào diện tích, độ sạch sẽ, ngành nghề kinh doanh,…); ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo ra giấy chứng nhận cho khách hàng; cam kết hoàn tiền nếu không ra giấy. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.

Có xuống cơ sở khảo sát không?

Để đảm bảo việc được cấp phép, thì khảo sát cơ sở là điều bắt buộc ACC phải thực hiện. ACC sẽ xuống tận cơ sở lấy hồ sơ; tư vấn; khảo sát và ký hợp đồng để thuận tiện cho quý khách.

✅ Giấy phép kinh doanh: ⭕ Thịt
✅ Cập nhật: ⭐ 2022
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo