"Nước mắm” được xem là phụ gia chính trong chế biến món ăn, nhiều cơ sở sản xuất nước mắm được thành lập, thế nhưng doanh nghiệp sản xuất họ đã nắm rõ các quy định, thủ tục về giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm hay chưa?
Xin giấy phép kinh doanh nước mắm là thủ tục không thể thiếu để một doanh nghiệp kinh doanh nước mắm đi vào hoạt động. Bài viết sẽ cung cấp thủ tục xin giấy phép kinh doanh nước mắm theo đúng quy định của pháp luật về giấy phép kinh doanh nước mắm.
Giấy phép kinh doanh nước mắm
1. Căn cứ pháp lý
- Luật doanh nghiệp 2014 được Quốc hội thông qua ngày 26-11-2014
- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12: Thi hành luật vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP: Quy định chi tiết về một số điều luật an toàn thực phẩm
2. Thẩm quyền, cơ quan cấp giấy chứng nhận kinh doanh nước mắm
- Sở kế hoạch đầu tư Tỉnh thành phố hoặc Phòng tài chính nơi cơ sở đặt trụ sở kinh doanh
- Ban an toàn thực phẩm hoặc chi cục an toàn thực phẩm tỉnh thành phố
3. Điều kiện và thủ tục để làm giấy phép kinh doanh nước mắm
Trước khi được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, chủ cơ sở, người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải được khám sức khỏe, được tập huấn kiến thức về VSATTP, được cơ quan y tế thẩm định điều kiện VSATTP.
- Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề nước mắm
- Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định.
4. Thủ tục cấp phép VSATTP
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ xin phép cấp giấy chứng nhận VSATTP
Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm nước mắm
- Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đăng ký hộ kinh doanh (có ngành nghề kinh doanh sản xuất)
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành
- Giấy khám sức khỏe của chủ cơ sở và nhân viên (khám theo quy định ban hành tại bệnh viện được Sở Y Tế công nhận)
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- Sơ đồ quy trình sản xuất và thuyết minh quy trình
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở
- Sơ đồ bố trí mặt bằng sản xuất nước mắm
Hồ sơ công bố chất lượng thực phẩm
Đối với sản phẩm nhập khẩu
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty nhập khẩu (2 bản công chứng).
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do sản phẩm
- Giấy phép CA (Certyficate Of Analysis) - Bản phân tích thành phần của nhà sản xuất hoặc phiếu kiểm nghiệm (về chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng và các chỉ tiêu liên quan) của nhà sản xuất hoặc của cơ quan kiểm định độc lập nước xuất xứ.
- Nhãn sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm và dự thảo nội dung ghi nhãn phụ (có đóng dấu của thương nhân).
- 03 mẫu nhãn sản phẩm.
Đối với sản phẩm sản xuất trong nước
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty đưa sản phẩm ra thị trường (2 bản công chứng).
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (2 bản sao y công chứng).
- Mẫu sản phẩm hoặc phiếu kết quả kiểm định sản phẩm
- Nhãn sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm và dự thảo nội dung ghi nhãn phụ (có đóng dấu của thương nhân).
- 03 mẫu nhãn sản phẩm.
Xác nhận công bố hợp quy nước mắm
bản tự công bố chất lượng nước mắm
Bước 2: Tiến hành nộp hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho doanh nghiệp
Bước 3: Theo dõi hồ sơ và thông báo đến khách hàng trong suốt quá trình cho đến khi hoàn tất hồ sơ và giao giấy chứng nhận.
5. Xử phạt khi không có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm là điều kiện bắt buộc phải có khi doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, nếu cơ sở đã đi vào hoạt động mà không có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm thì mức phạt được quy định theo Nghị định số 115/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm
6. Dịch vụ làm giấy phép kinh doanh nước mắm của ACC có lợi ích gì?
Cơ quan nào cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm? ACC với đội ngũ chuyên gia tư vấn pháp luật có kinh nghiệm dày dặn, kiến thức chuyên sâu, đảm bảo năng lực giải quyết triệt để các vướng mắc về pháp luật liên quan đến doanh nghiệp. Chúng tôi mong muốn đem đến cho khách hàng dịch vụ tư vấn một cách chuyên nghiệp và hiệu quả nhất
Luôn báo giá trọn gói và không phát sinh
Không phải đi lại nhiều (từ khâu tư vấn, báo giá, ký hợp đồng, nhận hồ sơ, ký hồ sơ). ACC có đội ngũ hỗ trợ nhiệt tình và tận nơi
Cung cấp hồ sơ rất đơn giản (hồ sơ khó như bản vẽ, bản thuyết minh quy trình sản xuất kinh doanh…). ACC thay mặt quý khách soạn thảo
7. Khách hàng cung cấp gì khi sử dụng dịch vụ của ACC
- Giấy phép đăng ký kinh doanh
- Danh sách khám sức khoẻ của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh
- Danh sách tập huấn kiến thức ATTP của nhân viên tham gia sản xuất kinh doanh thực phẩm trong cơ sở.
- Hồ sơ nguồn gốc nguyên liệu sản xuất
8. Quy trình xin giấy phép kinh doanh nước mắm của ACC
- ACC đại diện hoàn tất các thủ tục xin đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm nước mắm cho khách hàng như sau:
- Báo giá qua điện thoại để khách hàng dễ dàng đưa ra quyết định có hợp tác với ACC không
- Khảo sát thực tế cơ sở sản xuất kinh doanh và tư vấn để set up theo đúng quy định vệ sinh an toàn thực phẩm và quy trình một chiều về an toàn thực phẩm (Đây là một bước vô cùng quan trọng để doanh nghiệp có thể thuận lợi kinh doanh dù có bất kỳ đoàn thanh tra kiểm tra an toàn thực phẩm nào có kiểm tra cơ sở)
- Tư vấn các vấn đề liên quan đến việc Đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm .
- Ký kết hợp đồng và tiến hành soạn hồ sơ trong vòng 3 ngày nếu khách hàng cung cấp đủ hồ sơ chúng tôi yêu cầu.
- Hoàn tất hồ sơ xin cấp phép vệ sinh an toàn thực phẩm sản xuất nước mắm/ nước tương
- Tiến hành nộp hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho khách hàng
- Theo dõi hồ sơ và thông báo đến khách hàng trong suốt quá trình cho đến khi hoàn tất hồ sơ và giao giấy chứng nhận
- Tiếp đoàn thẩm định. Bên ACC sẽ cử người cùng tiếp đoàn với doanh nghiệp
- Nhận giấy phép kinh doanh và bàn giao cho khách hàng
- Hỗ trợ tư vấn miễn phí các vướng mắc sau khi đã được cấp giấy chứng nhận
9. Những câu hỏi thường gặp
9.1 Kinh doanh nước nắm cần phải xin giấy phép ATVSTP không?
Giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất nước mắm là cơ sở đầu tiên xác nhận cho cơ sở sản xuất nước mắm đảm bảo về quy trình sản xuất cũng như các nguồnn nguyên liệu đảm bảo an toàn, giúp người tiêu dùng an tâm sử dụng. Việc đăng ký xin giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất nước mắm không chỉ giúp doanh nghiệp củng cố niềm tin đối với khách hàng mà còn thể hiện mặt pháp lý đối với quy định của luật pháp Việt Nam. Do đó, khi kinh doanh nước nắm thì cần phải xin giấy phép ATVSTP
9.2 Giấy phép kinh doanh nước nắm có thời hạn mấy năm?
Thời hạn của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm với cơ sở kinh doanh nước nắm là 03 năm kể từ ngày cấp.
9.3 Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn về Thủ tục xin giấy phép kinh doanh Nước Mắm không?
Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty Luật ACC thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn về Thủ tục xin giấy phép kinh doanh Nước Mắm uy tín, trọn gói cho khách hàng.
9.4 Chi phí dịch vụ tư vấn về Thủ tục xin giấy phép kinh doanh Nước Mắm của công ty Luật ACC là bao nhiêu?
Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.
Nội dung bài viết:
Bình luận