Thủ tục xin cấp Giấy phép vận tải xăng dầu (Cập nhật 2024)

 

Xăng dầu là một mặt hàng chiến lược của mỗi quốc gia, thiết yếu đối với hoạt động sống, kinh doanh, sinh hoạt đối với người dân. Tại Việt Nam, mặt hàng này được sử dụng rất nhiều, đặc biệt do người dân chủ yếu dùng các phương tiện cá nhân thay vì phương tiện công cộng. Do đó, việc kinh doanh các dịch vụ về xăng dầu tại nước ta tương đối phát triển, trong đó việc xin giấy phép vận tải xăng dầu là cực kì quan trọng.

Xăng dầu là tên chung để chỉ các sản phẩm của quá trình lọc dầu thô, dùng làm nhiên liệu, bao gồm: Xăng động cơ, dầu điêzen, dầu hỏa, dầu madút, nhiên liệu bay; nhiên liệu sinh học và các sản phẩm khác dùng làm nhiên liệu động cơ, không bao gồm các loại khí hóa lỏng và khí nén thiên nhiên.

Kinh doanh xăng dầu bao gồm các hoạt động: Xuất khẩu (xăng dầu, nguyên liệu sản xuất trong nước và xăng dầu, nguyên liệu có nguồn gốc nhập khẩu), nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia công xuất khẩu xăng dầu, nguyên liệu; sản xuất và pha chế xăng dầu; phân phối xăng dầu tại thị trường trong nước; dịch vụ cho thuê kho, cảng, tiếp nhận, bảo quản và vận chuyển xăng dầu.

Cơ sở kinh doanh xăng dầu bao gồm: Cảng chuyên dụng, nhà máy sản xuất, xưởng pha chế, kho, phương tiện vận chuyển và cửa hàng bán lẻ xăng dầu.

Doanh nghiệp, thương nhân kinh doanh dịch vụ vận tải xăng dầu thuộc nhóm thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu.

Thủ tục xin cấp Giấy phép vận tải xăng dầu (Cập nhật 2021)

1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải xăng dầu

  • Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu.
  • Có phương tiện vận tải xăng dầu chuyên dụng thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu; bảo đảm các yêu cầu và quy định về vận chuyển xăng dầu, được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, cho phép lưu hành theo quy định của pháp luật.
  • Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp sử dụng phương tiện vận tải phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.

2. Thủ tục xin cấp các loại giấy phép kinh doanh xăng dầu?

  • Bước 1: Soạn thảo một bộ hồ sơ đầy đủ các thành phần theo quy định nêu trên. 
  • Bước 2: Chủ doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh xăng dầu tới Sở Công Thương. 
  • Bước 3: Nếu hồ sơ sai sót, cơ quan tiếp nhận sẽ gửi văn bản yêu cầu bạn bổ sung, sửa chữa. Sau đó, Sở công thương sẽ xem xét, thẩm định và tiến hành cấp Giấy phép kinh doanh xăng dầu nếu cơ sở đủ điều kiện. Nếu từ chối cấp giấy phép kinh doanh xăng dầu, cơ quan này sẽ có văn bản phúc đáp và nêu rõ lý do.

3. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải xăng dầu

3.1 Thành lập doanh nghiệp

  • Theo trình tự thủ tục của Luật Doanh nghiệp năm 2014, có thể lựa chọn một số loại hình như: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, …
  • Lưu ý: Đăng ký mã ngành nghề về kinh doanh vận tải xăng dầu

3.2 Có phương tiện vận tải xăng dầu đạt tiêu chuẩn

Điều kiện đối với phương tiện vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ

Phương tiện vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ phải là phương tiện chạy bằng động cơ đốt trong hoặc động cơ phòng nổ và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Động cơ của phương tiện phải được cách ly với khoang chứa hàng bằng vật liệu không cháy hoặc buồng (khoang) đệm theo quy định;
  • Ống xả của động cơ phải được đặt ở vị trí kín hoặc được che chắn, bảo đảm an toàn về cháy, nổ;
  • Hệ thống điện (kể cả bình ắc quy) phải bảo đảm không phát sinh tia lửa; dây dẫn điện bằng lõi đồng phải bảo đảm cách điện và có tiết diện theo thiết kế;
  • Sàn, kết cấu của khoang chứa hàng và các khu vực khác của phương tiện nằm trong vùng nguy hiểm cháy, nổ phải làm bằng vật liệu không cháy hoặc khó cháy và không phát sinh tia lửa do ma sát;
  • Phương tiện có mái che chống mưa, nắng;
  • Phương tiện chở chất lỏng nguy hiểm về cháy, nổ có dây tiếp đất.
  • Xe bồn vận chuyển: Yêu cầu an toàn về thiết kế, chế tạo và sử dụng;
  • Có đủ trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo quy định;
  • Bảo đảm điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định;
  • Phương tiện vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ bằng đường bộ, đường sắt phải có biểu trưng chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ ở kính phía trước và hai bên thành phương tiện trong suốt quá trình vận chuyển;
  • Phương tiện vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ bằng đường thủy, ban ngày phải cắm cờ báo hiệu chữ “B”, ban đêm phải có đèn báo hiệu phát sáng màu đỏ trong suốt quá trình vận chuyển. Quy cách, tiêu chuẩn cờ, đèn báo hiệu theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

Điều kiện đối với người điều khiển phương tiện, người làm việc, người phục vụ trên phương tiện vận chuyển

  • Người điều khiển phương tiện phải có giấy phép điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy;
  • Người làm việc, người phục vụ trên phương tiện phải có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.

Giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ

Có hiệu lực trên toàn quốc và có giá trị một lần đối với phương tiện có hợp đồng vận chuyển theo chuyến; có giá trị không quá 12 tháng đối với phương tiện vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo kế hoạch hoặc hợp đồng vận chuyển.

3.3 Các loại giấy phép cần có để phương tiện vận tải xăng dầu hoạt động

  • Giấy Đăng ký xe ô tô.
  • Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuậtvà bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ (Sổ kiểm định).
  • Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
  • Giấy chứng nhận kiểm định dung tích xitéc.
  • Giấy phép đảm bảo điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm về cháy, nổ.
  • Giấy phép lưu hành xe quá tải, quá khổ (nếu có).
  • Giấy phép vào phố cấm (nếu có).
  • Lệnh vận chuyển đã ghi đầy đủ thông tin và tên lái xe theo đúng chức trách.
  • Hợp đồng vận chuyển
  • Hóa đơn vận chuyển, ...

4. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ vận tải xăng dầu

  • Được kinh doanh dịch vụ vận tải xăng dầu theo hợp đồng đã ký.

Tổng dung tích kho ký tại các hợp đồng cho thuê kho không được vượt quá tổng dung tích thực tế của kho.

  • Chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng xăng dầu trong quá trình tiếp nhận, bảo quản, vận chuyển theo hợp đồng đã ký kết với thương nhân thuê tiếp nhận, bảo quản, vận chuyển xăng dầu.
  • Chịu sự giám sát, quản lý của thương nhân thuê dịch vụ. Phải trang bị các thiết bị để kiểm tra, giám sát phương tiện vận tải xăng dầu.
  • Nếu có hoạt động kinh doanh khác về xăng dầu (thương nhân phân phối xăng dầu, tổng đại lý, đại lý, thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu) phải thực hiện đúng quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh đó.
  • Tuân thủ các quy định của pháp luật về việc xin giấy phép phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động kinh doanh.
  • Phải xây dựng, áp dụng và duy trì có hiệu lực hệ thống quản lý chất lượng.

5. Câu hỏi thường gặp

 Câu 1: Điều kiện được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu?

Thương nhân có đủ các điều kiện dưới đây được Sở Công Thương cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu (sau đây gọi tắt là đại lý):

- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu.

- Có cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu hoặc thuê với thời hạn thuê từ năm (05) năm trở lên được cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu theo quy định tại Điều 25 Nghị định 83/2014/NĐ-CP.

- Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.

Câu 2: Có bắt buộc xin cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu?

Theo quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 20  Nghị định 83/2014/NĐ-CP quy định thực hiện việc cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu như sau:

- Trường hợp thương nhân có hệ thống từ hai cửa hàng bán lẻ xăng dầu trở lên thì thương nhân phải thực hiện việc cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu;

- Trường hợp thương nhân chỉ có một cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc thuê không phải thực hiện việc cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu.

 Câu 3: Hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu?

- Đơn đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu theo mẫu quy định

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

- Bản sao giấy tờ chứng minh đào tạo nghiệp vụ của cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh theo quy định tại Khoản 3 Điều 19  Nghị định 83/2014/NĐ-CP;

- Bản kê cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ kinh doanh xăng dầu theo quy định tại Khoản 2 Điều 19 Nghị định này, kèm theo các tài liệu chứng minh;

- Bản gốc văn bản xác nhận của thương nhân cung cấp xăng dầu cho đại lý có thời hạn tối thiểu một (01) năm, trong đó ghi rõ chủng loại xăng dầu.

Câu 4: Nơi nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu?

Thương nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu tại Sở công thương nơi thương nhân đặt trụ sở chính.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (859 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo