Kiểm toán và dịch vụ đảm bảo là gì? (Cập nhật 2024)

Kiểm toán là hoạt động không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp. Vậy kiểm toán và dịch vụ đảm bảo là gì? Hãy cùng Luật ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Kiểm toán và dịch vụ đảm bảo là gì?
Kiểm toán và dịch vụ đảm bảo là gì?

1. Kiểm toán và dịch vụ đảm bảo là gì?

Dịch vụ đảm bảo là dịch vụ mà kiểm toán viên thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp để đưa ra kết luận nhằm tăng mức độ tin cậy của đối tượng sử dụng, không chỉ là bên chịu trách nhiệm, về kết quả đo lường hoặc đánh giá dựa trên các tiêu chí đối với đối tượng dịch vụ đảm bảo.

2. Chuẩn mực về dịch vụ bảo đảm

Ngày 08/5/2015, Bộ Tài chính ban hành kèm theo Thông tư 66/2015/TT-BTC ba (03) chuẩn mực Việt Nam về hợp đồng dịch vụ đảm bảo khác, bao gồm:– Chuẩn mực số 3000 – Hợp đồng dịch vụ đảm bảo ngoài dịch vụ kiểm toán và soát xét thông tin tài chính quá khứ.

– Chuẩn mực số 3400 – Kiểm tra thông tin tài chính tương lai.

– Chuẩn mực số 3420 – Hợp đồng dịch vụ đảm bảo về báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước trong bản cáo bạch.

Thông tư này áp dụng đối với doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam, kiểm toán viên hành nghề và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình cung cấp dịch vụ đảm bảo khác.

Thông tư 66/2015/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016.

Đối với các hợp đồng dịch vụ đảm bảo khác được thực hiện trước ngày 01/01/2016 mà đến ngày này trở đi mới phát hành báo cáo dịch vụ đảm bảo thì phải áp dụng các chuẩn mực Việt Nam về hợp đồng dịch vụ đảm bảo khác theo Thông tư này.

3. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán

Phần A của Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán quy định các nguyên tắc đạo đức cơ bản mà kiểm toán viên phải tuân thủ, gồm:

  • Tính chính trực;
  • Tính khách quan;
  • Năng lực chuyên môn và tính thận trọng;
  • Tính bảo mật;
  • Tư cách nghề nghiệp.

Phần A đồng thời cung cấp một khuôn khổ mà kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp phải áp dụng để xác định các nguy cơ ảnh hưởng tới việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản, đánh giá mức độ nghiêm trọng của các nguy cơ đó, và áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết, để loại trừ hoặc làm giảm các nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được.

Phần B của Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán hướng dẫn việc áp dụng khuôn khổ quy định trong Phần A vào một số tình huống cụ thể mà kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề gặp phải, bao gồm cả tính độc lập. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán định nghĩa tính độc lập bao gồm độc lập về tư tưởng và độc lập về hình thức. Tính độc lập đảm bảo khả năng kiểm toán viên đưa ra kết luận đảm bảo mà không bị tác động bởi những yếu tố có ảnh hưởng đến việc thay đổi các kết luận đó. Tính độc lập sẽ làm tăng khả năng một cá nhân hành động một cách chính trực, khách quan và duy trì thái độ hoài nghi nghề nghiệp.

4. Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1

Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1 quy định và hướng dẫn trách nhiệm của doanh nghiệp kiểm toán đối với việc xây dựng và duy trì hệ thống kiểm soát chất lượng đối với các hợp đồng dịch vụ đảm bảo. Việc tuân thủ Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1 yêu cầu doanh nghiệp kiểm toán phải xây dựng và duy trì hệ thống kiểm soát chất lượng, bao gồm các chính sách và thủ tục cho từng yếu tố của hệ thống kiểm soát chất lượng. Các chính sách, thủ tục đó phải được quy định bằng văn bản và phải phổ biến cho tất cả cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp kiểm toán. Các yếu tố của hệ thống kiểm soát chất lượng theo Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1 bao gồm:

  • Trách nhiệm của Ban Giám đốc về chất lượng trong doanh nghiệp;
  • Chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan;
  • Chấp nhận và duy trì quan hệ khách hàng và các hợp đồng dịch vụ cụ thể;
  • Nguồn nhân lực;
  • Thực hiện hợp đồng dịch vụ;
  • Giám sát.

5. Những câu hỏi thường gặp

Doanh cần cung cấp những gì khi sử dụng dịch vụ BCTC?

  • Hóa đơn mua vào, bán ra phát sinh trong năm.
  • Sao kê các tài khoản ngân hàng công ty.
  • Bảng lương nhân viên các tháng trong năm kèm theo thông tin tên nhân viên, số CMND/CCCD của từng nhân viên.

Tính bảo mật của kiểm toán nội bộ?

Kiểm toán nội bộ phải bảo mật thông tin có được khi thực hiện kiểm toán, không được để rò rỉ hay tiết lộ bất cứ thông tin nào cho bên khác.

Quy chế kiểm toán nội bộ?

Quy chế kiểm toán nội bộ, gồm: mục tiêu, phạm vi hoạt động, vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của bộ phận kiểm toán nội bộ trong đơn vị và mối quan hệ với các bộ phận khác; trong đó có các yêu cầu về tính độc lập, khách quan, các nguyên tắc cơ bản, yêu cầu về trình độ chuyên môn, việc đảm bảo chất lượng của kiểm toán nội bộ và các nội dung có liên quan khác.

Phương pháp thực hiện kiểm toán nội bộ?

Phương pháp thực hiện kiểm toán nội bộ là phương pháp kiểm toán “định hướng theo rủi ro”, ưu tiên tập trung nguồn lực để kiểm toán các đơn vị, bộ phận, quy trình được đánh giá có mức độ rủi ro cao.

 

>>> Để tìm hiểu thêm về dịch vụ kiểm toán, mời các bạn tham khảo tiếp thông tin dưới đây: Dịch vụ kiểm toán

Trên đây là toàn bộ nội dung giải đáp của Luật ACC về Kiểm toán và dịch vụ đảm bảo là gì? Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc còn có thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website hoặc Hotline để được hỗ trợ giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (847 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo