Với sự phát triển công nghệ, kỹ thuật như hiện nay cùng với sự ra đời của nhiều nhà máy, khu công nghiệp chuyên sản xuất thực phẩm cũng trở nên khá phổ biến. Tuy nhiên, nguy cơ có thể xảy ra với cơ thể và sức khỏe của con người có thể kể đến là việc thực phẩm có thể bị nhiễm các kim loại nặng do việc sử dụng các nguyên liệu, chất phụ gia, sử dụng nguồn nước có nhiễm kim loại nặng để tiến hành sản xuất, chế biến khiến cho hàm lượng kim loại nặng trong thực phẩm vượt mức cho phép gây nên những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người và có nguy cơ gây nên những bệnh lý nghiêm trọng, hiểm nghèo.
Chính vì vậy mà Nhà nước quy định cần phải kiểm tra, đánh giá, kiểm nghiệm kim loại nặng trong thực phẩm nhằm đánh giá chất lượng sản phẩm, cũng như đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng khi sử dụng những thực phẩm trên thị trường. Theo đó, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thực phẩm khi muốn đưa sản phẩm của mình ra thị trường cần phải đưa sản phẩm của mình đi kiểm nghiệm kim loại nặng trong thực phẩm và chỉ khi sản phẩm đáp ứng được các chỉ tiêu về kiểm nghiệm kim loại nặng trong thực phẩm được nhà nước quy định. Bài viết sau đây xin làm rõ những chỉ tiêu về kiểm nghiệm kim loại nặng trong thực phẩm theo quy chuẩn quốc gia mà nhà nước quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm.
1. Giới hạn ô nhiễm arsen ( As) trong thực phẩm
Khi thực hiện kiểm nghiệm kim loại nặng trong thực phẩm cần phải lưu ý về giới hạn ô nhiễm As không được vượt quá các chỉ tiêu đối với từng loại thực phẩm mà cụ thể như sau:
- Các sản phẩm sữa dạng bột; Các sản phẩm sữa dạng lỏng; Các sản phẩm phomat; Các sản phẩm chất béo từ sữa; Các sản phẩm sữa lên men; Muối ăn: As không được vượt quá 0,5 ML (mg/kg hoặc mg/l).
- Dầu và mỡ động vật; Bơ thực vật, dầu thực vật: As không được vượt quá 0,1 ML (mg/kg hoặc mg/l)
- Rau khô, quả khô; Chè và sản phẩm chè; Cà phê; Cacao và sản phẩm cacao; Bột cà ri; Đường; Mật ong; Nước chấm: As không được vượt quá 1,0 ML (mg/kg hoặc mg/l).
- Nước khoáng thiên nhiên; Nước uống đóng chai: As không được vượt quá 0,01 ML (mg/kg hoặc mg/l).
- Dấm: As không được vượt quá 0,2 ML (mg/kg hoặc mg/l)
- Gia vị: 5,0.
2. Giới hạn ô nhiễm cadmi ( Cd ) trong thực phẩm
Khi thực hiện kiểm nghiệm kim loại nặng trong thực phẩm cần phải lưu ý về giới hạn ô nhiễm Cadmi không được vượt quá các chỉ tiêu đối với từng loại thực phẩm mà cụ thể như sau:
- Các sản phẩm sữa dạng bột; Các sản phẩm sữa dạng lỏng; Các sản phẩm phomat; Các sản phẩm chất béo từ sữa; Các sản phẩm sữa lên men; Thận trâu, thận bò, thận lợn, thận cừu, thận gia cầm, thận ngựa; Chè và sản phẩm chè; Cà phê; Cacao và sản phẩm cacao; Đường; Mật ong; Nước chấm; Dấm: Cd không được vượt quá 1,0 ML (mg/kg hoặc mg/l).
- Thit trâu, thịt bò, thận lợn, thịt cừu, thịt gia cầm; Rau họ thập tự (Cải); Hành; Rau ăn quả; Thủy sản và sản phẩm thủy sản khác: Cd không được vượt quá 0,05 ML (mg/kg hoặc mg/l).
- Thịt ngựa; Rau ăn lá; Nấm; Lúa mì: Cd không được vượt quá 0,2 ML (mg/kg hoặc mg/l).
- Muối ăn; Gan trâu, gan bò, gan cừu, gan lợn, gan cừu,....: Cd không được vượt quá 0,5 ML (mg/kg hoặc mg/l).
- Gạo trắng: Cd không được vượt quá 0,4 ML (mg/kg hoặc mg/l).
- Nhuyễn thể hai mảnh vỏ; Nhuyễn thể chân đầu: Cd không được vượt quá 2,0 ML (mg/kg hoặc mg/l).
3. Giới hạn ô nhiễm chì ( Pb ) trong thực phẩm.
Khi thực hiện kiểm nghiệm kim loại nặng trong thực phẩm cần phải lưu ý về giới hạn ô nhiễm Chì không được vượt quá các chỉ tiêu đối với từng loại thực phẩm mà cụ thể như sau:
- Các sản phẩm sữa dạng bột; Các sản phẩm sữa dạng lỏng; Các sản phẩm phomat; Các sản phẩm chất béo từ sữa; Các sản phẩm sữa lên men; Sữa cô đặc: Pb không được vượt quá 0,02 ML (mg/kg hoặc mg/l).
- Thit trâu, thịt bò, thận lợn, thịt cừu, thịt gia cầm; Dầu và mỡ động vật; Bơ thực vật, dầu thực vật; Hành; Rau ăn quả; Các loại quả nhiệt đới; Các loại quả có múi; Các loại quả có hạt: Pb không được vượt quá 0,1 ML (mg/kg hoặc mg/l).
- Rau họ đậu; Ngũ cốc; Các loại quả mọng; Rượu vang: Pb không được vượt quá 0,2 ML (mg/kg hoặc mg/l).
- Rau khô, quả khô; Chè và sản phẩm chè; Cà phê; Cacao và sản phẩm cacao; Mật ong; Nước chấm: Pb không được vượt quá 2,0 ML (mg/kg hoặc mg/l).
- Đường tinh luyện; Dấm; Giáp xác: Pb không được vượt quá 0,5 ML (mg/kg hoặc mg/l).
4. Giới hạn ô nhiễm thủy ngân ( Hg ) trong thực phẩm
Khi thực hiện kiểm nghiệm kim loại nặng trong thực phẩm cần phải lưu ý về giới hạn ô nhiễm Thủy ngân không được vượt quá các chỉ tiêu đối với từng loại thực phẩm mà cụ thể như sau:
- Các sản phẩm sữa dạng bột; Các sản phẩm sữa dạng lỏng; Các sản phẩm phomat; Các sản phẩm chất béo từ sữa; Các sản phẩm sữa lên men; Chè và sản phẩm chè; Cà phê; Cacao và sản phẩm cacao; Gia vị: Hg không được vượt quá 0,05 ML (mg/kg hoặc mg/l).
- Muối ăn; Thực phẩm bổ sung:Hg không được vượt quá 0,1 ML (mg/kg hoặc mg/l).
- Nước khoáng thiên nhiên: Hg không được vượt quá 0,001 ML (mg/kg hoặc mg/l).
- Giáp xác; Thủy sản và sản phẩm thủy sản khác: Hg không được vượt quá 0,5 ML (mg/kg hoặc mg/l).
5. Dịch vụ tư vấn kiểm nghiệm kim loại nặng trong thực phẩm của công ty Luật ACC.
Với đội ngũ luật sư và chuyên viên tư vấn có nhiều năm kinh nghiệm và chuyên nghiệp mà công ty Luật ACC xin gửi tới quý khách hàng dịch vụ tư vấn kiểm nghiệm kim loại nặng trong thực phẩm cho chủ thể, khách hàng có yêu cầu. Đến với chúng tôi bạn sẽ được đảm bảo các lợi ích sau:
- Quý khách hàng sẽ nhận được sự tư vấn nhiệt tình và đầy đủ về các chỉ tiêu khi kiểm nghiệm kim loại nặng trong thực phẩm.
- Sau khi nhận được sự đồng ý và hợp tác từ quý khách, công ty Luật ACC sẽ tiến hành đại diện cho quý khách hàng để hoàn tất các thủ tục liên quan đến kiểm nghiệm và công bố chất lượng sản phẩm trọn gói: từ việc nhận mẫu tận nơi, soạn thảo hồ sơ, tiếp xác và làm việc với cơ sở kiểm nghiệm kim loại nặng trong thực phẩm cũng như với cơ quan có thẩm quyền;
- Thay mặt khách hàng theo dõi và nhận kết quả xử lý, gửi tận tay khách hàng.
- Tư vấn các vấn đề liên quan đến kiểm nghiệm và công bố chất lượng sản phẩm.
Trên đây là những thông tin liên quan đến chỉ tiêu, giới hạn mà pháp luật quy định khi thực hiện việc kiểm nghiệm kim loại nặng trong thực phẩm mà chúng tôi đã gửi đến quý khách hàng. Nếu bạn đang có nhu cầu muốn thực hiện việc kiểm nghiệm kim loại nặng trong thực phẩm nhưng vẫn còn đang phân vân và gặp các vướng mắc về quy trình kiểm nghiệm và các chỉ tiêu kiểm nghiệm mà pháp luật quy định và cần nhận sự tư vấn thì hãy liên hệ ngay với Công ty Luật ACC để có thể nhận được sự tư vấn nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất.
Để biết thêm thông tin về giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm, xin mời quý khách tham khảo bài viết dưới đây: xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu
Công ty Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn
Liên hệ với chúng tôi:
- Tư vấn pháp lý: 1900.3330
- Zalo: 084.696.7979
- Khiếu nại: 1800.0006
- Văn phòng: (028) 777.00.888
- Mail: [email protected]
Nội dung bài viết:
Bình luận