Là một chế định quan trọng của bộ luật dân sự hiện hành, trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng ưu tiên cơ chế thỏa thuận để bảo vệ quyền lợi của chủ thể. Vậy trong trường hợp không thỏa thuận bồi thường thiệt hại phải làm thế nào? Sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây!
Chế định bồi thường thiệt hại là một trong những chế định được đặt ra để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ pháp luật, kể cả hành chính, dân sự, hình sự. Song mức bồi thường bao giờ cũng được thỏa thuận mà không ấn định cụ thể, trừ trường hợp không thống nhất được mức quy định. Do vậy, nếu không thỏa thuận bồi thường thiệt hại được thì phải làm như thế nào, sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây.
Bồi thường thiệt hại có thể thỏa thuận
1. Quy định về thỏa thuận trong bồi thường thiệt hại
Thỏa thuận là một trong những nguyên tắc cơ bản của bộ luật dân sự hiện hành. Tại Điều 3, quy định:
- Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
Như vậy, tự do thỏa thuận trong bồi thường thiệt hại bị giới hạn khi không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Luật bao gồm Hiến pháp, và các Luật do Quốc hội ban hành. Các văn bản quy phạm pháp luật khác là các văn bản dưới luật và điều cấm trong các văn bản này không hạn chế quyền tự do thỏa thuận của các bên trong bồi thường thiệt hại.
Ở những quy định của Bộ luật dân sự hiện hành tại Mục 2 thì các thiệt hại cụ thể đều nói rõ về tính thỏa thuận trong bồi thường thiệt hại ở trên.
2. Không thỏa thuận bồi thường thiệt hại phải làm thế nào?
Điều 13, Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về bồi thường thiệt hại như sau:
Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Như vậy, nếu không có thỏa thuận thì sẽ áp dụng theo pháp luật quy định hoặc các văn bản pháp lý có hiệu lực khác. Cụ thể:
- Trong hợp đồng: Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
- Ngoài hợp đồng:
- Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra: Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.
- Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm: Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
- Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm: Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Ngoài ra trong từng lĩnh vực cụ thể khác nhau thì việc quy định bồi thường thiệt hại nếu không có thỏa thuận khác nhau. Tuy nhiên, để được bồi thường thiệt hại thì phải đủ cấu thành của hành vi này, là có thiệt hại xảy ra, có lỗi, có hành vi trái pháp luật, có mối quan hệ nhân quả những hành vi trái pháp luật và hậu quả xảy ra
Như vậy, toàn bộ những nội dung trên đây của chúng tôi đã trả lời cho câu hỏi Không thỏa thuận bồi thường thiệt hại phải làm thế nào? Để bảo vệ quyền lợi của mình một cách tốt nhất trong đòi bồi thường thiệt hại, quý khách hàng có thể liên lạc để nhận thông tin tư vấn từ chúng tôi bên dưới. Đội ngũ chuyên viên, luật sự có kinh nghiệm sẽ giải đáp bằng kinh nghiệm của mình trên thực tế, đảm bảo hài lòng quý khách hàng. Liên lạc với chúng tôi qua:
- Hotline tư vấn pháp lý: 1900.3330
- Zalo: 084.696.7979
- Mail: [email protected]
Nội dung bài viết:
Bình luận