Quy trình xử phạt cơ sở không có giấy phép bán lẻ rượu

Nếu Không Có Giấy Phép Kinh Doanh Rượu Có Bị Xử Phạt Hay Không? Nếu Có Thì Mức Phạt Như Thế Nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu nhé !

Việc kinh doanh bán rượu lẻ là một ngành công nghiệp đòi hỏi sự chặt chẽ trong quản lý và tuân thủ quy định pháp luật. Để bắt đầu hoạt động kinh doanh này, cơ sở cần có giấy phép kinh doanh bán rượu lẻ. Hãy cùng tìm hiểu về quy trình cấp giấy phép mới nhất.

Quy trình xử phạt cơ sở không có giấy phép bán lẻ rượu

Quy trình xử phạt cơ sở không có giấy phép bán lẻ rượu

1. Giấy phép bán lẻ rượu là gì? 

Giấy phép bán lẻ rượu là một loại giấy phép được cấp cho các cơ sở kinh doanh bán lẻ rượu nhằm cho phép bán rượu trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng. Đây là một yêu cầu pháp lý quan trọng để đảm bảo tính hợp pháp và an toàn trong việc kinh doanh rượu. Giấy phép này xác nhận rằng cơ sở kinh doanh đã đáp ứng đủ các yêu cầu về quy định, vị trí, vệ sinh an toàn và tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến việc bán lẻ rượu. Qua quy trình cấp giấy phép, cơ sở kinh doanh có thể chứng minh khả năng và đủ điều kiện để tiến hành hoạt động bán lẻ rượu một cách hợp pháp và có trách nhiệm.

2. Quy trình các bước xử phạt không có giấy phép bán lẻ rượu kể từ ngày 15/06/2023

Bước 1: Kiểm tra

Bước 2: Lập biên bản

Bước 3: Xử lý hành chính

Bước 4: Thực hiện hình phạt

Quy Trình Các Bước Xử Phạt Không Có Giấy Phép Bán Lẻ Rượu

Quy trình các bước xử phạt không có giấy phép bán lẻ rượu

Bước 1: 

Cơ quan chức năng thực hiện kiểm tra đột xuất để xác minh việc kinh doanh rượu lẻ và kiểm tra giấy phép kinh doanh của cơ sở.

Bước 2: 

Nếu phát hiện cơ sở không có giấy phép kinh doanh, cơ quan chức năng sẽ lập biên bản ghi lại vi phạm và thu thập chứng cứ liên quan.

Bước 3: 

Cơ quan chức năng sẽ tiến hành xử lý hành chính theo quy định của pháp luật. Điều này có thể bao gồm việc xử phạt tiền, thu hồi giấy phép kinh doanh hoặc đình chỉ hoạt động kinh doanh.

Bước 4: 

Cơ sở kinh doanh sẽ phải tuân thủ hình phạt đã được quy định, bao gồm thanh toán tiền phạt và thực hiện các biện pháp khắc phục vi phạm.

3. Mức xử phạt doanh nghiệp không có giấy phép kinh doanh rượu

Các đối tượng chưa có giấy phép hoặc vi phạm quy định pháp luật về việc sử dụng giấy phép sẽ có những chế tài nhất định. Căn cứ Điều 6 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định:

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các cơ sở sản xuất có hành vi tiến hành kinh doanh không đúng phạm vi, đối tượng, quy mô, thời hạn, cũng như địa bàn, địa điểm hoặc mặt hàng đã đăng ký trước đó và được ghi trong giấy phép kinh doanh được cấp.

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh theo quy định pháp luật có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh theo quy định;
  • Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, nhưng sử dụng giấy phép kinh doanh được cấp đã hết hiệu lực;

Như vậy căn cứ vào Khoản 2 Điều 6 có thể thấy đối với trường hợp nếu cơ sở của bạn không có giấy phép kinh doanh rượu sẽ bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng, tùy vào hình thức tăng nặng hoặc giảm nhẹ mà sẽ có mức phạt khác nhau. Ngoài mức xử phạt tiền, bạn còn không được tiến hành sản xuất kinh doanh nữa do chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, ảnh hưởng đến việc phát triển của doanh nghiệp.

Với kinh nghiệm tư vấn của ACC, chúng tôi cũng lưu ý bạn rằng, ngoài việc bổ sung giấy phép kinh doanh rượu thì doanh nghiệp còn cần phải chú ý thực hiện đăng ký thành lập, tiến hành kê khai đúng mã ngành liên quan đến việc kinh doanh mặt hàng này. Việc vi phạm pháp luật khi kinh doanh rượu trong khi giấy phép kinh doanh không đăng ký cũng bị xử phạt đến 10.000.000 đồng.

4. Thẩm quyền xử phạt doanh nghiệp không có giấy phép kinh doanh rượu

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp hoặc đội trưởng đội quản lý thị trường thực hiện.

LƯU Ý: Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bán lẻ rượu mà không có giấy phép đăng ký kinh doanh bán lẻ rượu là vi phạm pháp luật, do đó, để tránh những hậu quả không mong muốn như trên, ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế của mình sau này, doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện để cấp phép bán lẻ rượu và tiến hành các thủ tục đăng ký bán lẻ rượu.

5. Các hành vi vi phạm về kinh doanh rượu, bia khác

Các cơ sở kinh doanh ngoài bị xử phạt đối với hành vi không có giấy phép kinh doanh rượu, thì tại Nghị định còn có nhiều hành vi phổ biến khác ACC xin gửi đến quý khách hàng, tránh các trường hợp không may vi phạm về sau. Theo đó, tại Mục 5 – Chương II của Nghị định này quy định hành vi của các cơ sở sản xuất kinh doanh vi phạm về kinh doanh rượu, bia, bao gồm các vấn đề sau:

- Đối với hành vi vi phạm về đăng ký bán rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên tiêu dùng tại chỗ, kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5,5 độ và tiến hành sản xuất rượu thủ công có độ cồn từ 5,5 độ trở lên bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại: Sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tiến hành sản xuất rượu thủ công có độ cồn từ 5,5 độ trở lên bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại mà không đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt cơ sở sản xuất. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với các cơ sở sản xuất có hành vi bán rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên tiêu dùng tại chỗ hoặc kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5,5 độ mà không tiến hành thủ tục đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện theo quy định.   

- Đối với hành vi vi phạm về nhập khẩu rượu: Sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: Nhập khẩu trực tiếp hoặc tiến hành ủy thác nhập khẩu rượu bán thành phẩm để sản xuất rượu thành phẩm có độ cồn từ 5,5 độ trở lên mà không có giấy phép kinh doanh rượu; Bán rượu bán thành phẩm nhập khẩu liên quan đến rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên cho đối tượng không có giấy phép sản xuất rượu công nghiệp. 

- Đối với hành vi vi phạm về cung cấp thông tin về ảnh hưởng của rượu, bia đối với sức khỏe: Sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với các thương nhân kinh doanh mặt hàng rượu có độ cồn dưới 5,5 độ có hành vi cung cấp thông tin không chính xác, sai sự thật về ảnh hưởng của rượu, bia đối với sức khỏe của con người. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên có hành vi cung cấp thông tin không chính xác, sai sự thật về ảnh hưởng của rượu, bia đối với sức khỏe.

- Đối với hành vi vi phạm khác về kinh doanh rượu, bia: Sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tiến hành bán, cung cấp rượu, bia cho người dưới 18 tuổi. 

6. Một số câu hỏi thường gặp đối với cơ sở không có giấy phép kinh doanh rượu?

6.1 Kinh doanh rượu có bắt buộc phải có giấy phép không?

Căn cứ Nghị định 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu và phụ lục tại Luật đầu tư 2020, do kinh doanh rượu là một ngành nghề có điều kiện, do đó việc tiến hành sản xuất và kinh doanh đều bắt buộc phải có giấy phép.

6.2 Sử dụng giấy phép kinh doanh rượu hết hiệu lực có được không?

Căn cứ điểm b Khoản 2 Điều 6 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định trường hợp sử dụng giấy phép hết hiệu lực sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đến 15.000.000 đồng, trường hợp tái phạm có thể bị tước giấy phép kinh doanh. Như vậy có thể thấy việc sử dụng giấy phép kinh doanh rượu hết hiệu lực là vi phạm pháp luật, bạn cần phải làm thủ tục gia hạn giấy phép của mình nếu muốn tiếp tục kinh doanh.

6.3 Ai là người có thẩm quyền xử phạt khi không có giấy phép kinh doanh rượu?

Căn cứ Nghị định 98/2020/NĐ-CP thì tùy vào mức độ vi phạm và chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp hoặc đội quản lý thị trường sẽ có thẩm quyền tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức kinh doanh khi không có giấy phép kinh doanh rượu.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn đối với vấn đề xử phạt cơ sở không có giấy phép kinh doanh rượu năm 2021. Từ khi Nghị định 98/2020/NĐ-CP ra đời, thì mức xử phạt đối với hành vi này đã tăng lên. Do đó để tránh ảnh hưởng đến việc kinh doanh, làm mất uy tín của công ty mình, ACC khuyên bạn nên tiến hành xin giấy phép kinh doanh ngay sau khi thành lập công ty theo quy định. Mọi vấn đề thắc mắc cũng như quan tâm sử dụng dịch vụ tại ACC, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

✅ Dịch vụ:

⭕Xử phát không có giấy phép bán lẻ rượu

✅ Kinh nghiệm:

⭐ Hơn 20 năm kinh nghiệm

✅ Năng lực:

⭐ Chuyên viên trình độ cao

✅ Cam kết::

⭕ Thủ tục nhanh gọn

✅ Hỗ trợ:

⭐ Toàn quốc

✅ Hotline:

⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (512 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo