Xử phạt không có Giấy chứng nhận Phòng cháy chữa cháy 2024

Theo quy định của pháp luật hiện hành, để đảm bảo an toàn  cho người dân thì nhà nước đưa ra yêu cầu một số đối tượng có nguy cơ cháy nổ cao phải tiến hành xin giấy phép PCCC, trường hợp không có giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy theo quy định sẽ bị xử phạt. Để hiểu rõ hơn về các trường hợp phải xin giấy phép cũng như mức xử phạt đối với hành vi này hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC.

1. Đối tượng phải xin giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy

Căn cứ theo quy định tại Điều 13 nghị định 136/2020/NĐ-CP các trường hợp phải xin giấy phép phòng cháy chữa cháy bao gồm những đối tượng sau:

- Đồ án quy hoạch xây dựng hoặc điều chỉnh quy hoạch xây dựng đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các khu chức năng khác theo Luật Quy hoạch;

- Các dự án, công trình quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng ảnh hưởng đến một trong các yêu cầu an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại điểm b khoản 5 Điều này;

- Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại mục 21 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này khi chế tạo mới hoặc hoán cải ảnh hưởng đến một trong các yêu cầu an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại điểm c khoản 5 Điều này.

Như vậy theo quy định của pháp luật, các đối tượng trên bắt buộc phải có giấy phép phòng cháy chữa cháy, trường hợp không có giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy hợp lệ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật, cũng như không đủ điều kiện để đi vào kinh doanh hợp pháp.

Giấy phép phòng cháy chữa cháy có phải là loại giấy tờ bắt buộc đối với doanh nghiệp, mời quý độc giả theo dõi bài viết Giấy phép phòng cháy chữa cháy

2. Mức xử phạt khi không có giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy

Như đã phân tích ở trên, các đối tượng thuộc trường hợp phải xin giấy phép mà không có giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Hiện nay vấn đề này được quy định cụ thể tại Điều 28 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:

- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không xuất trình hồ sơ, tài liệu phục vụ cho kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy.

- Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

  • Thực hiện không đầy đủ hoặc không đúng thời hạn các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản;
  • Không cử người có trách nhiệm tham gia đoàn kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy;
  • Không tự tổ chức kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định.

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

  • Không tổ chức thực hiện văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền;
  • Không thực hiện các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản.

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sau khi cơ sở được thẩm duyệt và nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy, trước khi đưa cơ sở vào hoạt động người đứng đầu cơ sở không có văn bản thông báo và ký cam kết cơ sở đã đáp ứng đủ các yêu cầu và duy trì các điều kiện về đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình sử dụng nhà, công trình và hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định.

- Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 2, 3 và Khoản 4 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Như vậy đối các doanh nghiệp đi vào sản xuất kinh doanh và thuộc các đối tượng theo Mục 1 mà ACC đã đưa ra, đối chiều với Phụ lục V của Nghị định 136/2020/NĐ-CP để xác định mức độ xử phạt theo các hành vi vi phạm như trên. Theo đó nếu không có giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy, cơ sở sản xuất kinh doanh có thể bị phạt cao nhất lên đến 15.000.000 đồng.

Ngoài ra đối tượng phải xin giấy phép phòng cháy chữa cháy theo như ACC đã cung cấp còn cả bao gồm các công trình xây dựng, dự án xây dựng. Theo đó căn cứ Điều 36 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, những đối tượng này nếu không có giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy sẽ bị xử phạt như sau:

- Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Không trình hồ sơ để thẩm duyệt lại khi cải tạo, mở rộng, thay đổi tính chất sử dụng nhà, công trình trong quá trình thi công, sử dụng theo quy định.

- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

- Tổ chức thi công, xây dựng công trình thuộc diện phải thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy khi chưa có giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy;

- Chế tạo mới hoặc hoán cải phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy mà chưa được cơ quan có thẩm quyền thẩm duyệt.

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi đưa nhà, công trình vào hoạt động, sử dụng khi chưa tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.

Như vậy có thể thấy mức xử phạt đối với trường hợp không có giấy phép phòng cháy chữa cháy của các công trình dự án xây dựng thường cao hơn, bởi vì trên thực tế khi đưa vào hoạt động, đây là nơi tập trung đông người, việc không đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy tốt có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe tính mạng của nhiều người.

3. Các câu hỏi thường gặp đối với trường hợp không có giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy

3.1 Có bắt buộc phải có giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy không?

Như đã phân tích ở mục 1, hiện nay pháp luật không bắt buộc tất cả các đối tượng phải có giấy phép PCCC, tuy nhiên những trường hợp nhà nước quy định thì phải tiến hành xin giấy phép mới có thể hoạt động hợp pháp.

3.2 Không có giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy bị xử lý thế nào?

Theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì tùy thuộc vào đối tượng, ngành nghề mà sẽ bị xử lý vi phạm hành chính là khác nhau, trong một số trường hợp người vi phạm còn có thể bị trục xuất tại Việt Nam.

3.3 Thời gian làm giấy phép PCCC có nhanh không?

Đây là một thủ tục tương đối phức tạp nên thời gian thường lâu hơn một số thủ tục khác, kéo dài từ 15 - 20 ngày, tùy vào giấy tờ mà khách hàng cung cấp.

3.4 Nên làm giấy phép PCCC ở đâu?

Để có thể tiết kiệm thời gian và chi phí thì ACC khuyên bạn nên lựa chọn một công ty có kinh nghiệm, uy tín để sử dụng dịch vụ ở đây. Theo đó nếu như có nhu cầu bạn có thể liên hệ trực tiếp tới chuyên viên của chúng tôi.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề xử phạt khi không có giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy. Theo quy định hiện hành thì những đối tượng bắt buộc theo quy định phải xin giấy phép này, nếu như không có sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Trong quá trình tìm hiểu nếu như có vấn đề gì thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp tới các chuyên viên của ACC.

✅ Cách xử lý: Không có giấy PCCC
✅ Dịch vụ: ⭐ Trọn Gói - Tận Tâm
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (210 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo