Khóa sổ kế toán là gì? Quy định mới nhất [Cập nhật 2024]

Khóa sổ kế toán là một công việc rất quan trọng mà kế toán phải thực hiện vào cuối kỳ kế toán. Vậy khóa sổ kế toán là gì? Trình tự khóa sổ kế toán như thế nào? Hãy cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu qua bài viết Khóa sổ kế toán là gì? (Cập nhật 2023)

Khoá sổ kế toán là gì?
Khóa sổ kế toán là gì?

1. Khóa sổ kế toán là gì?

Đầu tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem khóa sổ kế toán là gì nhé.

Khóa sổ kế toán là bước cuối cùng của quá trình ghi sổ kế toán. Là việc cộng số để tính ra tổng số phát sinh Nợ, phát sinh Có và số dư cuối kỳ của từng tài khoản kế toán.

Khóa sổ kế toán có thể được thực hiện theo kỳ tính thuế của doanh nghiệp: hàng tháng, hàng quý và cuối năm. Trong đó khi lên Báo cáo tài chính được xác định là bước khóa sổ cuối cùng của năm tài chính.

2. Kỳ khóa sổ kế toán

Kỳ khóa sổ kế toán được quy định tại Điểm a Khoản 7 Điều 5 Thông tư 107/2017/TT-BTC như sau:

- Sổ quỹ tiền mặt phải thực hiện khóa sổ vào cuối mỗi ngày. Sau khi khóa sổ phải thực hiện đối chiếu giữa sổ tiền mặt của kế toán với sổ quỹ của thủ quỹ và tiền mặt có trong két đảm bảo chính xác, khớp đúng. Riêng ngày cuối tháng phải lập Bảng kiểm kê quỹ tiền mặt, sau khi kiểm kê, Bảng kiểm kê quỹ tiền mặt được lưu cùng với sổ kế toán tiền mặt ngày cuối cùng của tháng.

- Sổ tiền gửi ngân hàng, kho bạc phải khóa sổ vào cuối tháng để đối chiếu số liệu với ngân hàng, kho bạc; Bảng đối chiếu số liệu với ngân hàng, kho bạc (có xác nhận của ngân hàng, kho bạc) được lưu cùng Sổ tiền gửi ngân hàng, kho bạc hàng tháng.

- Đơn vị kế toán phải khóa sổ kế toán tại thời điểm cuối kỳ kế toán năm, trước khi lập báo cáo tài chính.

- Ngoài ra, đơn vị kế toán phải khóa sổ kế toán trong các trường hợp kiểm kê đột xuất hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Các giai đoạn trong quy trình kiểm toán nội bộ là gì? Mời bạn đọc theo dõi bài viết Kiểm toán nội bộ

3. Trình tự khóa sổ kế toán

Trình tự khóa sổ kế toán được quy định tại Điểm b Khoản 7 Điều 5 Thông tư 107/2017/TT-BTC như sau:

3.1. Đối với ghi thủ công

Bước 1: Kiểm tra, đối chiếu trước khi khóa sổ kế toán.

- Cuối kỳ kế toán, sau khi đã phản ánh hết các chứng từ kế toán phát sinh trong kỳ vào sổ kế toán, tiến hành đối chiếu giữa số liệu trên chứng từ kế toán (nếu cần) với số liệu đã ghi sổ, giữa số liệu của các sổ kế toán có liên quan với nhau để đảm bảo sự khớp đúng giữa số liệu trên chứng từ kế toán với số liệu đã ghi sổ và giữa các sổ kế toán với nhau. Tiến hành cộng số phát sinh trên Sổ Cái và các sổ kế toán chi tiết.

- Từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết lập Bảng tổng hợp chi tiết cho những tài khoản phải ghi trên nhiều sổ hoặc nhiều trang sổ.

- Tiến hành cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái đảm bảo số liệu khớp đúng và bằng tổng số phát sinh. Sau đó tiến hành đối chiếu giữa số liệu trên Sổ Cái với số liệu trên sổ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết, giữa số liệu của kế toán với số liệu của thủ quỹ, thủ kho. Sau khi đảm bảo sự khớp đúng sẽ tiến hành khóa sổ kế toán. Trường hợp có chênh lệch phải xác định nguyên nhân và xử lý số chênh lệch cho đến khi khớp đúng.

Bước 2: Khóa sổ.

- Khi khóa sổ phải kẻ một đường ngang dưới dòng ghi nghiệp vụ cuối cùng của kỳ kế toán. Sau đó ghi “Cộng số phát sinh trong tháng” phía dưới dòng đã kẻ;

- Ghi tiếp dòng “Số dư cuối kỳ” (tháng, quý, năm);

- Ghi tiếp dòng “Cộng số phát sinh lũy kế các tháng trước” từ đầu quý;

- Ghi tiếp dòng “Tổng cộng số phát sinh lũy kế từ đầu năm”;

Dòng “Số dư cuối kỳ” tính như sau:

Số dư Nợ cuối kỳ = Số dư Nợ đầu kỳ + Số phát sinh Nợ trong kỳ - Số phát sinh Có trong kỳ

Số dư Có cuối kỳ = Số dư Có đầu kỳ + Số phát sinh Có trong kỳ - Số phát sinh Nợ trong kỳ

Sau khi tính được số dư của từng tài khoản, tài khoản nào dư Nợ thì ghi vào cột Nợ, tài khoản nào dư Có thì ghi vào cột Có.

- Cuối cùng kẻ 2 đường kẻ liền nhau kết thúc việc khóa sổ.

- Riêng một số sổ chi tiết có kết cấu các cột phát sinh Nợ, phát sinh Có và cột “Số dư” (hoặc nhập, xuất, “còn lại” hay thu, chi, “tồn quỹ”...) thì số liệu cột số dư (còn lại hay tồn) ghi vào dòng “Số dư cuối kỳ” của cột “Số dư” hoặc cột “Tồn quỹ”, hay cột “Còn lại”.

Sau khi khóa sổ kế toán, người ghi sổ phải ký dưới 2 đường kẻ, kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán kiểm tra đảm bảo sự chính xác, cân đối sẽ ký xác nhận. Sau đó trình Thủ trưởng đơn vị kiểm tra và ký duyệt để xác nhận tính pháp lý của số liệu khóa sổ kế toán.

3.2. Đối với ghi sổ trên máy tính

Việc thiết lập quy trình khóa sổ kế toán trên phần mềm kế toán cần đảm bảo và thể hiện các nguyên tắc khóa sổ đối với trường hợp ghi sổ kế toán thủ công.

5. Một số câu hỏi thường gặp

Khóa sổ kế toán là gì?

Khóa sổ kế toán là bước cuối cùng của quá trình ghi sổ kế toán. Là việc cộng số để tính ra tổng số phát sinh Nợ, phát sinh Có và số dư cuối kỳ của từng tài khoản kế toán.

Chi phí khi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý là bao nhiêu?

Tùy thuộc vào từng hồ sơ cụ thể mà mức phí dịch vụ sẽ khác nhau. Hãy liên hệ với chúng tôi để biết một cách cụ thể.

Thời gian giải quyết là bao lâu?

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà thời gian giải quyết sẽ khác nhau. Thông thường từ 01 đến 03 ngày làm việc, kể từ nhận được đầy đủ hồ sơ.

Khách hàng nên lựa chọn Công ty nào cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý uy tín chất lượng?

ACC chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý nhanh chóng, chất lượng với giá cả hợp lý.

6. Dịch vụ kế toán của Công ty Luật ACC

Đối với việc thực hiện khóa sổ kế toán hay bất kì công việc nào liên quan đến kế toán mà bạn đang gặp khó khăn, thì hãy liên hệ với Công ty Luật ACC. Chúng tôi là một trong những công ty chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý, kế toán, thuế và các dịch vụ khác, uy tín hàng đầu Việt Nam. Bạn sẽ không cần phải lo về chất lượng dịch vụ của Công ty Luật ACC. Chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho bạn dịch vụ tốt nhất, tiết kiệm thời gian, chi phí.

Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thêm những thông tin bổ ích về khóa sổ kế toán. Cảm ơn các bạn đã luôn quan tâm và yêu mến Công ty Luật ACC.

Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn

- Tư vấn: 1900.3330

- Mail: [email protected]

Trân trọng!

✅ Kiến thức: Khóa sổ kế toán
✅ Dịch vụ: ⭐ Trọn Gói - Tận Tâm
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo