Khen thưởng học sinh tiểu học theo thông tư 30

Vào ngày 28/8/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT quy định đánh giá học sinh tiểu học. Thông tư này chú trọng đánh giá sự phát triển toàn diện của học sinh trong cả quá trình. Để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề khen thưởng học sinh tiểu học theo thông tư 30 này, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây:

Khen Thuong Hoc Sinh Tieu Hoc Theo Thong Tu 30

1. Nội dung đánh giá khen thưởng học sinh tiểu học

Thứ nhất, Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng từng môn học và hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
Thứ hai, Đánh giá sự hình thành và phát triển một số năng lực của học sinh:
a) Tự phục vụ, tự quản;

b) Giao tiếp, hợp tác;

c) Tự học và giải quyết vấn đề.

Thứ ba, Đánh giá sự hình thành và phát triển một số phẩm chất của học sinh:

a) Chăm học, chăm làm; tích cực tham gia hoạt động giáo dục;

b) Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm;

c) Trung thực, kỉ luật, đoàn kết;

d) Yêu gia đình, bạn và những người khác; yêu trường, lớp, quê hương, đất nước.

2. Đánh giá định kì kết quả học tập

Hiệu trưởng chỉ đạo việc đánh giá định kì kết quả học tập, mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học vào cuối học kì I và cuối năm học đối với các môn học: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc bằng bài kiểm tra định kì.

Đề bài kiểm tra định kì phù hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức độ nhận thức của học sinh:

  • Mức 1: học sinh nhận biết hoặc nhớ, nhắc lại đúng kiến thức đã học; diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã học bằng ngôn ngữ theo cách của riêng mình và áp dụng trực tiếp kiến thức, kĩ năng đã biết để giải quyết các tình huống, vấn đề trong học tập;
  • Mức 2: học sinh kết nối, sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết tình huống, vấn đề mới, tương tự tình huống, vấn đề đã học;
  • Mức 3: học sinh vận dụng các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống, vấn đề mới, không giống với những tình huống, vấn đề đã được hướng dẫn hay đưa ra những phản hồi hợp lí trước một tình huống, vấn đề mới trong học tập hoặc trong cuộc sống.

Bài kiểm tra định kì được giáo viên sửa lỗi, nhận xét những ưu điểm và góp ý những hạn chế, cho điểm theo thang điểm 10 (mười), không cho điểm 0 (không) và điểm thập phân.

3. Tổng hợp đánh giá

Vào cuối học kì I và cuối năm học, hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm họp với các giáo viên dạy cùng lớp, thông qua nhận xét quá trình và kết quả học tập, hoạt động giáo dục khác để tổng hợp đánh giá mức độ hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của từng học sinh về:

a) Quá trình học tập từng môn học, hoạt động giáo dục khác, những đặc điểm nổi bật, sự tiến bộ, hạn chế, mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng; năng khiếu, hứng thú về từng môn học, hoạt động giáo dục, xếp loại từng học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục thuộc một trong hai mức: Hoàn thành hoặc Chưa hoàn thành;

b) Mức độ hình thành và phát triển năng lực: những biểu hiện nổi bật của năng lực, sự tiến bộ, mức độ hình thành và phát triển theo từng nhóm năng lực của học sinh; góp ý với học sinh, khuyến nghị với nhà trường, cha mẹ học sinh; xếp loại từng học sinh thuộc một trong hai mức: Đạt hoặc Chưa đạt;

c) Mức độ hình thành và phát triển phẩm chất: những biểu hiện nổi bật của phẩm chất, sự tiến bộ, mức độ hình thành và phát triển theo từng nhóm phẩm chất của học sinh; góp ý với học sinh, khuyến nghị với nhà trường, cha mẹ học sinh; xếp loại từng học sinh thuộc một trong hai mức: Đạt hoặc Chưa đạt;

d) Các thành tích khác của học sinh được khen thưởng trong học kì, năm học.

Giáo viên chủ nhiệm ghi nhận xét, kết quả tổng hợp đánh giá vào học bạ. Học bạ là hồ sơ chứng nhận mức độ hoàn thành chương trình và xác định những nhiệm vụ, những điều cần khắc phục, giúp đỡ đối với từng học sinh khi bắt đầu vào học kì II hoặc năm học mới.

4. Câu hỏi thường gặp

1. Hồ sơ đánh giá từng năm học của mỗi học sinh bao gồm những gì?

Học bạ;

Sổ theo dõi chất lượng giáo dục;

Bài kiểm tra định kì cuối năm học;

Phiếu hoặc sổ liên lạc trao đổi ý kiến của cha mẹ học sinh (nếu có);

Giấy chứng nhận, giấy khen, xác nhận thành tích của học sinh trong năm học (nếu có).

2. Trách nhiệm của giáo viên trong quá trình thực hiện khen thưởng học sinh tiểu học là gì?

Chịu trách nhiệm chính trong việc đánh giá học sinh, chất lượng giáo dục học sinh trong lớp; hoàn thành hồ sơ đánh giá học sinh theo quy định; thực hiện nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh;

Lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện hàng tháng;

Cuối học kì I, cuối năm học hoặc khi được yêu cầu, có trách nhiệm thông báo đánh giá quá trình học tập, rèn luyện và kết quả học tập của học sinh cho cha mẹ học sinh. Không thông báo trước lớp và trong cuộc họp cha mẹ học sinh những điểm chưa tốt của học sinh. Duy trì mối liên hệ với cha mẹ học sinh để phối hợp giáo dục học sinh.

3. Trách nhiệm và quyền của học sinh là gì?

Thực hiện tốt các nhiệm vụ quy định trong Điều lệ trường tiểu học; tiếp nhận sự giáo dục để luôn tiến bộ, có quyền nêu ý kiến và được nhận sự hướng dẫn, giải thích của giáo viên, hiệu trưởng về kết quả đánh giá.

 

>> Xem thêm: Văn bản hợp nhất thông tư 22 và 30 về đánh giá học sinh

Trên đây là toàn bộ nội dung về "Khen thưởng học sinh tiểu học theo thông tư 30” mà chúng tôi muốn mang đến cho bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu, nếu bạn có bất kỳ vấn đề gì thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi, hãy liên hệ ngay với Công ty Luật ACC, chúng tôi sẽ hỗ trợ và giải đáp một cách tốt nhất.

 

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo