Hiện nay, vấn đề khai thác nguồn lợi thủy sản đang được khá nhiều người quan tâm và chú ý đến. Vậy, luật khai thác thủy sản quy định như thế nào về việc khai thác nguồn lợi thủy sản. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Luật khai thác thủy sản
1. Luật Thủy sản mới nhất theo quy định pháp luật hiện hành
Cũng giống như đất đai, nguồn lợi thủy sản cũng thuộc sở hữu toàn dân và do Nhà nước đại diện chủ sở hữu, thống nhất quản lý. Do đó, các tổ chức, cá nhân có quyền khai thác nguồn lợi thủy sản theo quy định của pháp luật. Và để quản lý việc khai thác nguồn lợi thủy sản của tổ chức, cá nhân, Nhà nước đã ban hành Luật Thủy sản.
Hiện nay, văn bản quy phạm pháp luật mới nhất dùng để điều chỉnh các mối quan hệ trong lĩnh vực thủy sản được quy định trong Luật Thủy sản năm 2017.
2. Quản lý vùng khai thác thủy sản
- Chính phủ quy định vùng biển khai thác thủy sản bao gồm vùng ven bờ, vùng lộng và vùng khơi; hoạt động của tàu cá trên các vùng biển.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý khai thác thủy sản tại vùng khơi.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý khai thác thủy sản tại vùng ven bờ, vùng lộng và khai thác thủy sản nội địa trên địa bàn.
3. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản
- Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản có quyền sau đây:
+ Khai thác thủy sản theo đúng nội dung ghi trong giấy phép;
+ Được thông tin về nguồn lợi thủy sản, hoạt động thủy sản, thị trường thủy sản và hướng dẫn về công nghệ, kỹ thuật khai thác thủy sản;
+ Được Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong khai thác thủy sản.
- Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản có nghĩa vụ sau đây:
+ Thực hiện các quy định ghi trong Giấy phép khai thác thủy sản, duy trì điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 50 của Luật này;
+ Thực hiện quy định về bảo đảm an toàn cho người, tàu cá và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm khai thác; chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống thiên tai; phải cứu nạn khi gặp người, tàu bị nạn;
+ Phải treo Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên tàu cá khi hoạt động; đánh dấu tàu cá theo vùng biển, đánh dấu ngư cụ đang sử dụng tại ngư trường theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ Tuân thủ việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
+ Tham gia cứu hộ, bảo vệ chủ quyền, an ninh, trật tự trên vùng khai thác; tố giác hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản;
+ Tuân thủ các quy định quản lý vùng, nghề, kích cỡ loài, ngư cụ khai thác thủy sản; chấp hành việc điều chỉnh nội dung ghi trong giấy phép khi có thông báo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về điều chỉnh sản lượng khai thác theo loài;
+ Trong quá trình hoạt động khai thác thủy sản phải mang theo bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy phép khai thác thủy sản đối với trường hợp phải có giấy phép, Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đối với tàu cá phải đăng kiểm, Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, sổ danh bạ thuyền viên, văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác theo quy định đối với thuyền viên và người làm việc trên tàu cá;
+ Ghi, nộp báo cáo, nhật ký khai thác thủy sản theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4. Hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản trên biển
- Căn cứ xác định hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản trên biển bao gồm:
+ Kết quả điều tra, đánh giá trữ lượng nguồn lợi thủy sản;
+ Xu hướng biến động nguồn lợi thủy sản;
+ Tổng sản lượng thủy sản tối đa cho phép khai thác bền vững;
+ Cơ cấu nghề, đối tượng khai thác, vùng biển khai thác;
+ Trường hợp khai thác loài thủy sản di cư xa hoặc loài thủy sản có tập tính theo đàn phải căn cứ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này và sản lượng cho phép khai thác theo loài. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định loài được quy định tại điểm này.
- Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định, giao hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản, sản lượng cho phép khai thác theo loài tại vùng khơi cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản, sản lượng cho phép khai thác theo loài tại vùng ven bờ và vùng lộng thuộc phạm vi quản lý.
- Hạn ngạch giấy phép được công bố, điều chỉnh 60 tháng một lần. Trong trường hợp có biến động về nguồn lợi thủy sản trên cơ sở kết quả điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản theo chuyên đề, điều tra, đánh giá nghề cá thương phẩm hằng năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh điều chỉnh sản lượng cho phép khai thác theo loài.
Trên đây là một số thông tin về vấn đề luật khai thác thủy sản, nếu các bạn có thắc mắc hoặc muốn tìm hiểu thêm về Luật Thủy sản, hãy liên hệ với ACC để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp.
Nội dung bài viết:
Bình luận