Trong khoản thời gian diễn ra đại dịch COVID - 19 vừa qua, các hành vi chống đối người thi hành công vụ trong công tác phòng chống dịch đã tăng mạnh và rất nhiều người đã bị xử lý vi phạm. Vậy khách thể của tội chống người thi hành công vụ theo quy định pháp luật năm 2022 được xác định như nào? Mời quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Công ty luật ACC để tìm câu trả lời nhé.
1. Tội chống người thi hành công vụ là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 330 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định: người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật thì bị xử lý về tội chống người thi hành công vụ theo quy định của pháp luật.
2. Khách thể của tội chống người thi hành công vụ theo quy định năm 2022
Khách thể là một trong các yếu tố cấu cơ bản thành tội danh chống người thi hành công vụ, bao gồm: Chủ thể, khách thể, mặt khách quan, mặt chủ quan.
Mời quý bạn đọc tham khảo thêm Bài viết Các yếu tố cấu cơ bản thành tội danh chống người thi hành công vụ để tìm hiểu 3 yếu tố còn lại.
Khách thể của tội chống người thi hành công vụ là việc xâm phạm đến việc thực hiện nhiệm vụ của những người đang thi hành công vụ và thông qua đó xâm phạm đến hoạt động của nhà nước về quản lý hành chính trong lĩnh vực thi hành nhiệm vụ công:
+ Đối tượng tác động của tội phạm này là người đang thi hành công vụ. Người thi hành công vụ là người được Nhà nước hoặc xã hội giao cho những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định trong quản lý lĩnh vực hành chính Nhà nước nhất định (cán bộ thuế vụ, cảnh sát giao thông, bộ đội biên phòng... ).
+ Người đang thi hành công vụ phải là người thi hành một công vụ hợp pháp, mọi thủ tục, trình tự thi hành phải bảo đảm đúng pháp luật. Nếu người thi hành công vụ lại là người làm trái pháp luật mà bị xâm phạm thì hành vi của người có hành vi xâm phạm không phải là hành vi chống người thi hành công vụ.
3. Các câu hỏi có liên quan
3.1 Tội chống người thi hành công vụ bị xử lý như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 330 Bộ Luật Hình sự hiện hành thì: Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng các thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
+ Có tổ chức;
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;
+ Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;
+ Tái phạm nguy hiểm.
Và khi hành vi chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử lý hành chính theo các quy định trên thì hành vi chống người thi hành công vụ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP từ 500.000 đến 5.000.000 đồng.
3.2 Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ đối với tội danh chống người thi hành công vụ
Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ được quy định tại Điều 51, 52 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Ngoài ra, những trường hợp khác được xem xét giảm nhẹ được hướng dẫn trong Công văn 212/TANDTC-PC 2019 và tham khảo Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP như: Bị cáo là thương binh hoặc người thân thích như vợ, chồng, cha mẹ, con, anh, chị, em ruột là liệt sỹ, Thiệt hại do lỗi của người thứ ba, Người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo trong trường hợp chỉ gây tổn hại về sức khỏe cho người bị hại, gây thiệt hại về tài sản, Người bị hại cũng có lỗi.
3.3 Dịch vụ tư vấn bào chữa tội chống người thi hành công vụ của Luật ACC
Khi đến với Luật ACC, quý khách hàng sẽ được:
• Tiếp nhận thông tin và hồ sơ vụ việc, có thể là quyết định khởi tố bị can, vụ án, giấy tờ liên quan khác từ bị can, bị cáo, người thân, người đại diện khác của bị can, bị cáo.
• Tiến hành xác định về điều kiện, thẩm quyền giải quyết, thời gian thực hiện và phân công luật sư tham gia tố tụng.
• Thực hiện công việc thu thập chứng cứ, tài liệu để phục vụ công tác tham gia tố tụng bào chữa cho bị can, bị cáo của luật sư.
• Hoàn thiện hồ sơ tham gia tố tụng gửi các cơ quan tiến hành tố tụng và triển khai nghiên cứu hồ sơ vụ án.
• Cử luật sư tham gia tố tụng tại cơ quan tiến hành tố tụng theo nhiệm vụ đã phân công nhằm bào chữa cho bị can, bị cáo trong vụ án về chống người thi hành công vụ
Trên đây là trình bày tổng quan của Công ty Luật ACC về Khách thể của tội chống người thi hành công vụ theo quy định năm 2022. Trong quá trình cần tìm hiểu và áp dụng các quy định của Luật có liên quan, nếu như quý khách hàng còn có thắc mắc hay quan tâm hãy liên hệ với chúng tôi để được cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận